3.3. Kiến nghị đối với Trung ương:
3.3.1. Hoàn thiện quy trình lập dự toán chi thường xuyên:
Hiện nay, quy trình lập dự tốn chi thường xun còn phức tạp, rườm rà, qua nhiều khâu và mất nhiều thời gian và công sức. Việc xây dựng dự toán được tổng hợp qua nhiều cấp, cấp dưới “lồng ghép” vào cấp trên, từ đơn vị sử dụng ngân sách đến các cấp quản lý ngân sách từ xã lên huyện, từ huyện lên tỉnh, từ tỉnh lên Trung ương. Sự phức tạp phải trải qua nhiều khâu, nhiều bậc cùng một cấp, một trình tự như vậy có thể sẽ kéo theo sự chậm trễ về thời gian hoặc vì vội để kịp thời gian trong xem xét, cân nhắc, tính tốn chất lượng dự tốn.
Hơn nữa, tổng quỹ thời gian của quy trình ngân sách (cả cấp Trung ương và địa phương) là ngắn; cấp dưới chỉ quyết định dự toán khi nhận được quyết định của cấp trên; cho nên thời gian còn lại của cấp dưới càng ngắn hơn. Do đó,
khơng đủ thời lượng cần thiết để đảm bảo quyền dân chủ và chất lượng của dự
toán chi thường xuyên.
Vì vậy, giải pháp cho quy trình lập ngân sách chi thường xuyên là giảm
thủ tục hành chính, giảm số lượng các mẫu biểu, bãi bỏ quy định lập ngân sách từng nội dung mục lục ngân sách nhà nước đối với các khoản chi đã có định mức như định mức/biên chế mà tập trung vào giải trình, thuyết minh các nội dung khơng thường xun. Cần có sự tập trung về đầu mối lập, trình và bảo vệ dự toán chi thường xuyên các cấp.
Kiểm toán Nhà nước khi thực hiện kiểm toán các địa phương nên quan tâm kiểm tra, đánh giá công tác xây dựng dự toán ngân sách của các địa phương. Cần có quy định cụ thể hơn về sử dụng báo cáo kiểm tốn, Báo cáo kiểm tốn nên được trình bày hoặc ít nhất phải được lưu hành tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh. Báo cáo thực hiện kết luận kiểm toán của Ủy ban nhân dân phải được
trình bày tại kỳ họp Hội đồng nhân dân. Điều này rất quan trọng giúp cho Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện tốt hơn chức năng của mình trong việc quyết định dự tốn ngân sách địa phương.