Đặc điểm của Văn phòng Bộ Quốc phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng tiêu chí đánh giá tính chuyên nghiệp của cán bộ, nhân viên ở Văn phòng Bộ Quốc phòng (Trang 28 - 31)

1.3. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Bộ Quốc phòng

1.3.4. Đặc điểm của Văn phòng Bộ Quốc phòng

Do tính chất hoạt động đặc thù trong mơi trường qn đội, Văn phịng BQP có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, Văn phòng Bộ Quốc phòng đồng thời thực hiện chức năng,

nhiệm vụ của văn phòng cấp uỷ. Đây là đặc điểm rất đặc thù của Văn phòng Bộ Quốc phòng. Văn phòng cấp ủy là một cơ quan thuộc hệ thống các ban của Đảng, có chức năng tham mưu giúp cấp ủy, trực tiếp là Ban Thường vụ và thường trực cấp ủy điều hành công việc lãnh đạo của Đảng. Về cơ bản Văn phịng cấp ủy Đảng có 2 chức năng: Tham mưu giúp cấp ủy mà trực tiếp là Ban Thường vụ và thường trực tổ chức điều hành công việc lãnh đạo của cấp ủy; phối hợp điều hòa hoạt động của Đảng, đồng thời là một trung tâm tổng hợp phục vụ cấp ủy. Nội dung tham mưu gồm nhiều lĩnh vực và có tính chất tổng hợp nhưng trước hết là tham mưu về tổ chức điều hành công việc lãnh đạo và chỉ đạo của cấp ủy.

Là cơ quan phục vụ trực tiếp hoạt động hàng ngày của cấp ủy (Ban thường vụ). Do tổ chức Đảng trong quân đội có những quy định riêng trong Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam; các ủy viên Đảng ủy nhất là ủy viên Thường vụ thường là những đồng chí chỉ huy chủ chốt của đơn vị, trên Bộ Quốc phịng là một số đồng chí trong Bộ Chính trị, Bộ trưởng, một số Thứ trưởng, các Quân khu, Quân đoàn, Quân chủng, Binh chủng, Bộ đội biên phòng là Tư lệnh, Chính ủy, một số phó tư lệnh nên hoạt động lãnh đạo về Đảng luôn gắn với hoạt động quản lý, điều hành của người chỉ huy; mặt khác do nhiều nhiệm vụ của cơng tác đảng, cơng tác chính trị có cơ quan chuyên trách riêng thực hiện (Bộ Quốc phịng có Tổng cục Chính trị, Qn khu, Qn đồn... có Cục chính trị) nên việc giao trách nhiệm đồng thời thực hiện chức năng văn phòng cấp ủy cho Văn phòng Bộ Quốc phòng là phù hợp. Đây cũng là truyền thống của Văn

phòng Bộ Quốc phòng. Văn phòng Bộ Quốc phòng đã được thực hiện chức năng này liên tục từ năm 1949 cho đến nay (tháng 1-1949 hợp nhất Văn phịng Tổng chính ủy và Văn phịng Bộ Quốc phịng). Do đó khi nói về đặc điểm của văn phòng Bộ Quốc phòng Bộ trưởng Bộ Quốc phịng Phùng Quang Thanh đã nói “Ngồi việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ như các văn phòng khác, văn phịng trong Bộ Quốc phịng cịn có những đặc điểm riêng; điểm nổi bật là: Văn phòng Bộ Quốc phịng cùng với Văn phịng các Qn khu, Qn đồn, Quân chủng, Binh chủng, Bộ đội biên phòng và một số đầu mối khác phải đồng thời thực hiện hai chức năng, vừa phục vụ cho hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, vừa phục vụ cho hoạt động chỉ huy, quản lý điều hành của hệ thống chỉ huy, quản lý” (Trích phát biểu của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tại Hội thảo khoa học “Cơng tác văn phịng trong Bộ Quốc phòng - Lịch sử và kinh nghiệm”.2

Thứ hai, Về tổ chức, văn phòng trong Bộ Quốc phòng được tổ chức

thành hệ thống từ Bộ Quốc phòng, đến cơ quan, đơn vị cấp Sư đoàn, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; do đó hình thành ngành văn phịng trong qn đội; hệ thống tổ chức có văn phịng cấp trên, cấp dưới; do đó có sự chỉ đạo nghiệp vụ ngành từ cấp Bộ đến cơ quan, đơn vị.

Từ nhiều năm nay hệ thống Văn phòng đã được tổ chức từ cơ quan Bộ đến các cơ quan, đơn vị. Tuy hình thành hệ thống văn phịng như vậy, song từ khi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Quy định tổ chức hệ thống văn phòng các cấp trong quân đội kèm theo Quyết định số 1548/2000/QĐ-BQP ngày 02/8/2000 của Bộ trưởng Bộ Quốc phịng thì hệ thống văn phòng trong Bộ Quốc phòng mới được xác định: Hệ thống văn phòng được tổ chức từ Bộ đến cấp Sư đồn gồm: Văn phịng Bộ Quốc phòng đồng thời là Văn phòng Đảng ủy

2

Cơng tác văn phịng trong Bộ Quốc phịng lịch sử và kinh nghiệm. NXB QĐND, H 2006, trang 18, 19.

Quân sự Trung ương, là cơ quan đầu ngành nghiệp vụ của văn phòng các cấp trong Quân đội (Điều 3 của Quy định). Đến Quyết định số 68/2008/QĐ-BQP ngày 13/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức văn phòng các cấp trong quân đội (thay thế Quyết định số 1548/2000/QĐ-BQP) điều này vẫn được xác định (Điều 2 của Quy định). Nhưng do đặc điểm của từng cơ quan, đơn vị mà cơ quan văn phòng từng cấp tổ chức khơng giống nhau, ngồi chức năng, nhiệm vụ chung, một số chức năng, nhiệm vụ cụ thể cũng khác nhau, đây cũng là đặc điểm riêng của hệ thống văn phòng trong Bộ Quốc phòng.

Thứ ba, hoạt động quản lý điều hành của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong

quân đội đòi hỏi yêu cầu cao về mọi mặt để phục vụ nhiệm vụ chỉ huy, sẵn sàng chiến đấu, tính khẩn trương, đột xuất và bảo mật cao, nên hoạt động văn phòng cũng đòi hỏi phải đáp ứng các yêu cầu đó. Hoạt động qn sự, quốc phịng và quản lý điều hành quân đội vừa mang tính chất chính trị - xã hội vừa mang tính chất đặc thù quân sự. Cơ chế điều hành của quân đội là mệnh lệnh, chỉ huy và phục tùng; cơ chế bảo đảm cho quân đội là kế hoạch; hoạt động quân đội về góc độ kinh tế là hoạt động tiêu hao, tiêu thụ. Tính chất trên đây chi phối rất nhiều đến tổ chức và hoạt động của văn phòng; tổ chức văn phòng phải tinh gọn, cán bộ, nhân viên văn phịng khơng chỉ phải có năng lực về nghiệp vụ văn phịng mà cịn phải có kiến thức cần thiết về khoa học quân sự và các lĩnh vực khác liên quan đến quân sự, quốc phòng.

Nhận thức được đầy đủ những đặc điểm trên đây của văn phòng và cơng tác văn phịng sẽ giúp cho lãnh đạo, chỉ huy cơ quan, tổ chức có biện pháp tổ chức, xây dựng văn phịng, các tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ văn phòng (Phòng, Ban hành chính và các tổ chức kiêm nhiệm) đủ các điều kiện cần thiết để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng tiêu chí đánh giá tính chuyên nghiệp của cán bộ, nhân viên ở Văn phòng Bộ Quốc phòng (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)