3.1. Khảo sát, đánh giá tính chuyên nghiệp của cán bộ, nhân viên Văn
3.1.4. Về tiêu chí thứ tư: Cán bộ, nhân viên văn phịng có tinh thần trách
trách nhiệm và tuân thủ kỷ luật công vụ
Tuyệt đại đa số cán bộ, nhân viên có tính kỷ luật, tinh thần trách nhiệm cao, chuyên tâm với công việc đảm nhiệm
Kết quả khảo sát về những biểu hiện của tiêu chí này cho thấy rõ điều đó. Đại đa số ý kiến cho rằng, đội ngũ cán bộ, nhân viên luôn yên tâm, phấn khởi thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; có ý thức phấn đấu vươn lên khẳng định vị thế của cơ quan, bản thân; có tinh thần học hỏi, cầu tiến bộ; ln thể
hiện ý thức kỷ luật và sự tận tâm, tận lực đối với công việc, cụ thể:
Trong quá trình phỏng vấn, Các cuộc trao đổi, tọa đàm, với lãnh đao Văn phòng BQP và lãnh đạo các đơn vị, các cơ quan, đơn vị đều khẳng định: cán bộ, nhân viên văn phòng các cấp BQP đều có tinh thần, trách nhiệm cao. Theo kết quả điều tra, có tới 68,6% cán bộ, nhân viên và 62,25% cán bộ lãnh đạo, chỉ huy cơ quan, đơn vị được được hỏi đánh giá tốt; 17,4% cán bộ, nhân viên và 14,35% cán bộ lãnh đạo, chỉ huy cơ quan, đơn vị được hỏi đánh giá khá.
Thực tế trong những năm qua, cán bộ, nhân viên của văn phịng đã có nhiều nỗ lực cố gắng trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, đóng góp quan trọng vào kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị. Vị thế của văn phòng ngày càng được khẳng định rõ.
3.1.5. Về tiêu chí thứ năm: Cán bộ, nhân viên văn phòng có tinh thần độc lập, tự chủ, năng động sáng tạo và hợp tác trong công việc
Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết cán bộ, nhân viên văn phịng ln tận tâm, tận lực, trung thực; xử lý, giải quyết công việc chuyên môn một cách khoa học, đạt kết quả, đúng tiến độ, thời gian quy định. Trong cơng tác ln đồn kết, giúp đỡ lẫn nhau, thực hiện tốt trách nhiệm phối hợp trong công việc, thực hiện tốt việc nêu gương và điều hành quy định trong quan hệ công tác.
Đánh giá chung về tính độc lập, tự chủ và tinh thần hợp tác cao trong công việc là khá tốt. Đã có 71,23% cán bộ, nhân viên và 72,25% cán bộ lãnh đạo, chỉ huy cơ quan, đơn vị được được hỏi đánh giá tốt, 12,5% cán bộ, nhân viên và 10,54% cán bộ lãnh đạo, chỉ huy cơ quan, đơn vị được được hỏi đánh giá ở mức khá.
3.1.6. Về tiêu chí thứ sáu: Cán bộ, nhân viên văn phịng có quan hệ ứng xử phù hợp nơi công sở ứng xử phù hợp nơi công sở
Do đặc điểm của quan hệ ứng xử nơi cơng sở là tiêu chí mang tính định tính cao, nên với tiêu chí này, chúng tơi khơng đưa ra các câu hỏi khảo sát mà áp dụng phương pháp phỏng vấn sâu và quan sát, trải nghiệm cá nhân. Qua
phỏng vấn một số đồng chí lãnh đạo, chỉ huy và một số nhân viên đã và đang làm việc tại Văn phịng BQP, bước đầu chúng tơi thu được kết quả đánh giá sau đây:
- Thứ nhất, hầu hết những người được phỏng vấn đều cho rằng, về cơ bản, cán bộ, nhân viên Văn phịng BQP đã có quan hệ ứng xử nơi cơng sở tương đối phù hợp. Quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới và ngược lại, quan hệ với đồng nghiệp và khách đến giao dịch đều đã tuân thủ những quy định chung.
Điều đặc biệt mà những người được phỏng vấn đều nhấn mạnh với chúng tơi là, do tính đặc thù của cơ quan thuộc hệ thống quân đội, nên quan hệ ứng xử của cán bộ, nhân viên Văn phịng BQP đều mang tính thứ bậc cao, cấp dưới tôn trọng và phục tùng cấp trên theo phong cách “quân lệnh như sơn”. Bên cạnh đó, cũng xuất phát từ đặc thù của qn đội, nên ngồi phạm vi cơng việc, cán bộ, nhân viên luôn đối xử với nhau thân tình, gắn bó trên tình “đồng đội”, mang tính chất của những người lính, khó khăn, sướng khổ có nhau, khi cần giúp đỡ đều khơng nề hà, tính tốn. Đặc biệt, do tính chất cơng việc của Văn phòng là tham mưu, phục vụ trực tiếp cho lãnh đạo, công việc gồm nhiều đầu mục, địi hỏi phải linh hoạt, ứng phó kịp thời khi có yêu cầu và mệnh lệnh, vì thế, cán bộ, nhân viên Văn phịng ln có tinh thần hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, đối khi có việc gấp là cùng hợp sức làm, khơng phân biệt đó là việc của ai. Đây là những cách ứng xử rất phù hợp với đặc tính của các cơ quan quân đội.
- Thứ hai, bên cạnh những ưu điểm trên, những người được phỏng vấn đều cho rằng, mặc dù là cơ quan qn đội, nhưng vì tính chất cơng việc là hành chính, văn phịng, mơi trường làm việc khơng khắc nghiệt như các đơn vị chiến đấu, nên quan hệ ứng xử của cán bộ, nhân viên văn phịng cũng có một số hạn chế nhất định.
Ví dụ:
- Coi cấp trên là người hoàn toàn nắm vâ ̣n mê ̣nh mình , hoặc cho rằng mọi công việc do cấp trên quyết định , nên e dè, sợ sê ̣t cấp trên hoă ̣c sùng bái cấp trên quá mức.
- Khi báo cáo công việc, nội dung truyền đa ̣t không rõ ràng , thông tin thiếu chính xác làm cho cấp trê n mất lòng tin với cấp dưới ; Báo cáo vượt cấp hoă ̣c báo cáo cấp trên những viê ̣c vu ̣n vă ̣t không cần thiết.
- Một số người có quan niệm là cơ quan quân đội nên phải có chất “lính”, vì thế nên một số nhân viên có cách giao tiếp , ứng xử kiểu “xuề xòa” , thoải mái, không phân biệt thứ bậc trong thực thi công vụ…
* Một số lỗi thường gă ̣p khi giao tiếp với cấp dưới
- Không tơn trọng cấp dưới, nên mọi quyết định ít được đưa ra bàn bạc hoặc trao đổi với cấp phó , với nhân viên , tạo nên phong cách lãnh đạo có phần độc đốn, chỉ phù hợp với các đơn vị chiến đấu , nhưng không phù hợp với cơ quan hành chính, văn phịng.
- Khơng quan tâm, lắng nghe để chia sẻ với những khó khăn của cấp dưới * Một số lỗi thường gă ̣p khi giao tiếp với đồng nghiê ̣p
- Không tơn trọng người khác khi giao tiếp, nên vẫn cịn một số hành vi giao tiếp không phù hợp như: sử dụng lời nói làm tổn thương người khác; nói xấu đồng nghiệp sau lưng; trang phục không phù hợp với cơng việc và thiếu hịa đồng.
- Mặc dù khơng phổ biến, nhưng vẫn cịn có tình trạng khơng nhiệt tình giúp đỡ và hợp tác với đồng nghiệp, hoặc tạo nhóm, tạo bè phái nơi cơng sở, quan tâm thái quá và bàn luận về đời tư của đồng nghiệp, dễ gây mất đoàn kết trong nội bộ…
3.2. Nhận xét chung
3.2.1. Về ưu điểm
- Thứ nhất, qua kết quả khảo sát trên đây, có thể thấy hầu hết cán bộ, nhân viên Văn phòng BQP đã có nhận thức tương đối tốt về vai trị, tầm quan
trọng của tính chuyên nghiệp đối với việc hoàn thành nhiệm vụ được giao Trong nhận thức chung của mình, đội ngũ cán bộ, nhân viên văn phòng đã hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của tính chuyên nghiệp đối với yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
Khi được hỏi về vai trị của tính chuyên nghiệp trong công tác văn phịng, có 100% cán bộ, nhân viên trong diện khảo sát cho rằng: Tính chuyên nghiệp giúp đảm bảo hoạt động nghiệp vụ chun mơn; 98,33% cho rằng tính chun nghiệp đảm bảo sự thông suốt, liên tục của các hoạt động trong cơ quan; 100% khẳng định tính chun nghiệp giúp cho cơng tác tham mưu đảm bảo chất lượng và hiệu lực, hiệu quả quản lý cho lãnh đạo; 98,53% cho rằng tính chuyên nghiệp sẽ kết nối giữa các bộ phận trong và ngoài cơ quan; 96,82% cho rằng tính chuyên nghiệp tạo tiền đề và cơ sở cho các hoạt động khác; 97,35% cho rằng tính chun nghiệp xây dựng và duy trì văn hóa cơng sở; 98,82% cho rằng tính chun nghiệp tạo dựng hình ảnh và uy tín cho tổ chức, củng cố lịng tin cho các cá nhân và các đơn vị. Điều đó chứng tỏ nhận thức của hầu hết cán bộ, nhân viên về tính chuyên nghiệp trong thực thi nhiệm vụ chuyên môn là đúng đắn.
- Thứ hai, mức độ đánh giá các tiêu chí ở mức tốt và khá chiếm tỷ lệ cao (trên 70%). Điều đó cho thấy tính chun nghiệp của cán bộ, nhân viên văn phòng BQP tương đối tốt. Tuy nhiên, do mới áp dụng phương pháp khảo sát qua bảng hỏi, nên số liệu trên cũng chỉ mang tính gián tiếp và thiên về định tính, cần được kiểm chứng thêm bằng các phương pháp đánh giá khác trực tiếp và chính xác hơn.
3.2.2. Về hạn chế
Qua kết quả khảo sát bước đầu, chúng tôi đã tổng hợp một số ý kiến đánh giá những hạn chế về tính chuyên nghiệp của cán bộ, nhân viên Văn phòng BQP, cụ thể như sau:
có mặt cịn hạn chế.
Qua khảo sát chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên trong thời gian qua cho thấy, một số cán bộ, nhân viên chưa được đào tạo nhiều về kỹ năng, nghiệp vụ hành chính, văn phịng, mà chủ yếu thơng qua thực tiễn cơng tác mà học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm. Chính vì vậy, năng lực nghiên cứu, tham mưu, tổng hợp, việc phản biện, đề xuất ý kiến của một bộ phận cán bộ làm công tác nghiên cứu tổng hợp vẫn cịn hạn chế; thiếu tính chủ động, làm việc chủ yếu theo kinh nghiệm. Một số cán bộ, nhân viên năng lực còn hạn chế, thiếu chủ động, kinh nghiệm, khả năng phân tích, dự báo, xử lý thơng tin chưa được tốt; chưa thực sự nỗ lực trong học tập, tìm tịi nghiên cứu, chưa thật sự trăn trở, “dấn thân” vì tổ chức, vì nhiệm vụ được giao.
Kết quả khảo sát cũng phản ánh phần nào về một số biểu hiện sự thiếu chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, nhân viên Văn phịng về trình độ, năng lực chuyee mơn, cụ thể như sau:
- Hiểu một cách mơ hồ, thiếu rõ ràng đối với nhiệm vụ chung của tổ chức và nhiệm vụ cá nhân được phân công: Có 22,68% cán bộ, nhân viên và 23,15% cán bộ lãnh đạo, chỉ huy cơ quan, đơn vị được hỏi nhận định có biểu hiện khơng nắm vững quy trình và kĩ năng hoạt động chuyên môn; Có 19,86% cán bộ, nhân viên và 20,15% cán bộ lãnh đạo, chỉ huy cơ quan, đơn vị được hỏi nhận định có biểu hiện kiến thức lạc hậu, khơng cập nhật; Có 25,84% cán bộ, nhân viên và 31,25% cán bộ lãnh đạo, chỉ huy cơ quan, đơn vị được hỏi nhận định phản ứng chậm trước các quyết định của lãnh đạo và những sự thay đổi.
Kết quả khảo sát của một số đề tài nghiên cứu trước cũng phản ánh về những hạn chế hiện nay trong hoạt động nghiệp vụ văn phòng của đội ngũ cán bộ, nhân viên. Chẳng hạn, một số cán bộ, nhân viên chưa nhận thức đầy đủ tính cấp thiết và tầm quan trọng của công tác thông tin, báo cáo phục vụ lãnh đạo, chỉ huy. Chính vì vậy, việc báo cáo đôi khi mang tính hình thức, nội dung
thông tin không đủ cho cơ quan lãnh đạo, chỉ huy xử lý vấn đề; một số thông tin thiếu chính xác, các số liệu báo cáo không nhất quán, chưa làm nổi rõ những vấn đề nổi cộm những khâu yếu, mặt yếu, chưa thật kịp thời. Nội dung báo cáo sơ sài, chưa toát lên được những vấn đề trọng tâm và kiến nghị những vấn đề cần tập trung xử lý. Khả năng bao quát, tổng hợp tình hình, sự nhạy bén ở một số nơi cũng hạn chế, nhất là trước những vấn đề bức xúc, nổi cộm, chưa chủ động báo cáo kịp thời. Việc chấp hành chế độ báo cáo chưa nghiêm, nhất là thời gian báo cáo, làm cho việc tổng hợp của các cơ quan cấp trên gặp khó khăn. Chất lượng nghiên cứu tổng hợp đề xuất, khả năng phát hiện của cán bộ, nhân viên văn phịng trong q trình thực hiện nhiệm vụ cịn có mặt hạn chế, nhất là những vấn đề nhạy cảm, phức tạp. Những ý kiến đóng góp cho các cơ quan, đơn vị chưa thể hiện rõ chính kiến xử lý vấn đề; hoặc thể hiện một cách sơ sài, hoặc có những vấn đề liên quan cũng chưa được đề cập đến.
Nhiều nơi, hình thức, kỹ thuật soạn thảo và ban hành văn bản vẫn chưa được trình bày thống nhất. Trong một số trường hợp, văn phòng đã bỏ qua những lỗi, như: Viện dẫn căn cứ sai, văn bản chưa phù hợp hình thức, nội dung sơ sài, nhất là các văn bản dự thảo để trình cấp trên ban hành, sai lỗi chính tả, do đó việc chỉnh lý, sửa đổi cịn xảy ra nhiều (21,52% cán bộ, nhân viên và 24,75% cán bộ, lãnh đạo, chỉ huy cơ quan, đơn vị được hỏi nhận định như vậy). Khả năng soạn thảo văn bản của cán bộ tuy đã có nhiều tiến bộ nhưng chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ với yêu cầu ngày càng cao; chưa chặt chẽ về các nội dung quy phạm pháp luật, còn phải sửa chữa nhiều lần trước khi trình lãnh đạo; một số văn bản chưa bảo đảm đúng thời gian quy định.
Theo Báo cáo từ các đề tài nghiên cứu, kiến thức chuyên môn, theo dõi xử lý các khối công việc được giao của hầu hết cán bộ, nhân viên văn phòng khá chắc, nhưng kiến thức tổng hợp, đặc biệt là kiến thức về các lĩnh vực có liên quan cịn hạn chế, vì vậy, gặp khó khăn khi xử lý những vấn đề mang tính liên ngành. Trên thực tế Văn phịng Bộ phải xử lý rất nhiều vấn đề mang tính liên
ngành, địi hỏi kiến thức tổng hợp cao. Trình độ nhận thức về khoa học xã hội và nhân văn, pháp luật, ngoại ngữ, tin học của một số cán bộ chưa thật vững chắc.
Trình độ nhận thức về khoa học nghệ thuật quân sự và kỹ thuật qn sự cịn chưa đồng đều, một số đồng chí chưa có kiến thức cơ bản chun sâu. Vì vậy, trong việc nghiên cứu, tham mưu các vấn đề mang tính tổng hợp có liên quan nhiều đến các quan điểm, chủ trương chiến lược về quân sự, quốc phòng cịn có những hạn chế nhất định.
Khả năng tư duy, nghiên cứu, dự báo và tham mưu, đề xuất ở tầm chiến lược của một số ít cán bộ còn hạn chế, nhất là đối với những cán bộ trẻ, ít kinh nghiệm hoặc khi làm việc, cơng tác độc lập, hoặc trước các vấn đề lớn. Hàm lượng tham mưu, đề xuất chưa nhiều, còn giản đơn, mang tính kỹ thuật, chưa đi sâu vào những vấn đề cốt lõi khi giải quyết những vấn đề lớn, phức tạp.
Trình độ, năng lực quản lý, chỉ huy, điều hành của một số ít cán bộ chủ trì các đơn vị trực thuộc Văn phịng cịn có hạn chế. Tính bao quát, khả năng điều hành, phối hợp xử lý công việc và xây dựng đơn vị có lúc cịn hạn chế; việc chăm lo bồi dưỡng, hướng dẫn cán bộ trong đơn vị chưa thường xuyên.
Việc thực hiện chế độ bảo mật thiết bị công nghệ thông tin, quy định sử dụng các loại mạng và quản lý vật mang tin điện tử có lúc, có đơn vị thực hiện chưa nghiêm. Mặt khác, do nhận thức và hiểu biết của cán bộ, nhân viên về sử dụng công nghệ thông tin, mạng Internet cũng như vật mang tin điện tử còn nhiều hạn chế, nên đã kết nối máy tính hoặc vật mang tin có nội dung khơng đúng với yêu cầu nhiệm vụ vẫn còn. Nhiều cơ quan, đơn vị chưa thực hiện các quy định về việc lập hồ sơ, nộp hồ sơ công việc; thực hiện các chế độ về bảo mật, trong đó có bảo mật về thơng tin chưa nghiêm (22,45% cán bộ, nhân viên và 27,25% cán bộ lãnh đạo, chỉ huy cơ quan, đơn vị được hỏi nhận định); tình trạng để tài liệu lộn xộn, bó hoặc xếp thành gói, chưa được chỉnh