Những yêu cầu mang tính đặc thù riêng đối với cán bộ, công chức của

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng tiêu chí đánh giá tính chuyên nghiệp của cán bộ, nhân viên ở Văn phòng Bộ Quốc phòng (Trang 41 - 52)

2.2. Căn cứ, cơ sở đề xuất tiêu chí đánh giá tính chuyên nghiệp của cán

2.2.2 Những yêu cầu mang tính đặc thù riêng đối với cán bộ, công chức của

chức của Bộ Quốc phòng và Văn phòng Bộ Quốc phòng

Bộ Quốc phòng là cơ quan có chức năng tham mưu cho Nhà nước về đường lối, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng bảo vệ Tổ quốc; quản lý nhà nước về lĩnh vực quốc phòng trong phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện việc xây dựng, quản lý và chỉ huy Quân đội nhân dân Việt Nam, Dân quân tự vệ; quản lý các dịch vụ công theo quy định của pháp luật. Do vậy, ngoài những yêu cầu chung như đã trình bày ở phần trên, cán bộ, công chức thuộc Bộ Quốc phịng nói chung và Văn phịng BQP nói riêng, cần phải đáp ứng một số yêu cầu mang tính đặc thù sau:

- Đảm bảo tính kỉ luật, tính thích ứng cao; - Tuân thủ tuyệt đối mệnh lệnh cấp trên;

- Đảm bảo nguyên tắc bí mật, kịp thời, mau lẹ.

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm của Văn phòng Bộ Quốc phịng như đã phân tích ở mục 1.3, để tham mưu cho QUTW, BQP chỉ đạo

thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ X; đồng thời đáp ứng với yêu cầu của công tác cải cách hành chính, địi hỏi cán bộ, nhân viên Văn phòng BQP phải đáp ứng được những yêu cầu sau3

:

Một là, có kiến thức sâu rộng về quân sự, chính trị, xã hội, pháp luật và thực tiễn, để khi giải quyết công việc phải bảo đảm đúng chủ trương, đường lối quan điểm của Đảng, đúng nguyên tắc, đúng pháp luật, thể hiện tính khoa học và thực tiễn sát đúng.

Đây là yêu cầu đòi hỏi rất cao, đặc biệt đối với cán bộ làm công tác nghiên cứu tổng hợp, tham mưu, đề xuất, thì kiến thức tổng hợp rất quan trọng. Thực tế cho thấy, đối với nhiệm vụ thẩm tra các loại văn bản do các cơ quan, tổ chức, cơng dân trình lãnh đạo xem xét, thơng qua, ban hành hoặc cho ý kiến chỉ đạo tổ chức thực hiện, ngày càng tăng, lượng công văn đi, đến ngày càng nhiều hơn. Nội dung các loại văn bản cần giải quyết liên quan đến nhiều lĩnh vực, với những quy định về nội dung và thủ tục khác nhau. Có những việc phải giải quyết trong thời gian dài, có những việc địi hỏi phải nghiên cứu đề xuất những chính sách mới. Sự thẩm định của Văn phịng để báo cáo cấp trên khơng chỉ về nội dung, mà còn thẩm định cả về thủ tục và hình thức kỹ thuật văn bản. Trong một số trường hợp, khi còn những ý kiến khác nhau cịn phải nghiên cứu để trình cấp trên cho phương án giải quyết. Bên cạnh đó, cịn phải bảo đảm sự phối hợp với các cơ quan soạn thảo để xử lý những ý kiến đó theo nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Bên cạnh những kiến thức trong lĩnh vực quân sự, quốc phịng, người làm cơng tác tổng hợp về cơng tác đảng cơng tác chính trị, khơng thể thiếu kiến thức về công tác đảng, cơng tác chính trị qn sự; người làm nghiên cứu tổng hợp về công tác bảo đảm không thể thiếu kiến thức chuyên ngành về hậu cần, tài chính, đầu

3 Đề tài “Nâng cao tính chuyên nghiệp của cán bộ, nhân viên làm cơng tác văn phịng trong Bộ Quốc phịng”.

tư, xây dựng, người làm công tác đối ngoại không thể thiếu những kiến thức về luật pháp quốc tế, những hiểu biết về quan hệ đa phương, song phương, các điều ước quốc tế có liên quan…Yêu cầu thường xuyên nâng cao trình độ kiến thức đặt ra cho mỗi cán bộ, nhân viên văn phịng cần có phơng kiến thức phong phú, phải có sự tích lũy tư liệu, tài liệu theo từng nội dung công việc, đồng thời cần có kiến thức thực tiễn để phát hiện những nội dung không phù hợp để đề xuất sửa đổi.

Hai là, phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, hiệu quả giải quyết công việc của cán bộ, nhân viên văn phòng.

Đây là yêu cầu tiên quyết của cán bộ, nhân viên Văn phòng BQP. Tinh thần trách nhiệm là nhận thức, thái độ của mỗi người đối với chức trách, nhiệm vụ của mình đối với người khác, với tổ chức, với xã hội…, là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá người cán bộ, đảng viên. Biểu hiện của tinh thần trách nhiệm của cán bộ văn phòng là:

- Phải coi trọng trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân, nghĩa vụ và trách nhiệm qn nhân của mình, ln đặt lợi ích của đất nước lên trên hết, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân.

- Kiên định lập trường, có bản lĩnh chính trị vững vàng, chấp hành nghiêm chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước trong xử lý công việc, tôn trong sự thật khách quan, kiến nghị giải quyết công việc.

- Trung thực, kỷ cương và khiêm tốn, không bị chi phối của vấn đề tài chính, mà quan trọng hơn cả vẫn là giá trị của mỗi việc mình làm, giá trị của mỗi sản phẩm mà mình tham gia với lợi ích phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân và vì sự nghiệp xây dựng củng cố quốc phịng, xây dựng quân đội.

- Say mê, tận tụy, vượt qua khó khăn vất vả để hồn thành tốt nhiệm vụ. Như vậy, tinh thần trách nhiệm là một trong những phẩm chất của con người, là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá người cán bộ, đảng viên. Biểu hiện của tinh thần trách nhiệm là ln ln tìm cách để hồn thành tốt

chức trách, nhiệm vụ của mình một cách vơ tư, trong sáng, không vụ lợi. Người cán bộ, đảng viên có tinh thần trách nhiệm là người ln nhận thức rõ và tìm cách thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình, suốt đời hy sinh, phấn đấu cho lý tưởng, vì cuộc sống hạnh phúc của nhân dân mà trước hết phải thực hiện thật tốt nhiệm vụ được cơ quan, tổ chức phân công, thể hiện tốt chức trách của mình với bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp, cơ quan, đồn thể.

Thực tiễn cuộc sống đang đặt ra rất nhiều vấn đề mới, có cả cơ hội lẫn thách thức, cán bộ Văn phòng dù ở đâu, trên cương vị nào đều phải nhận thức rõ và thể hiện tốt chức trách nhiệm vụ của mình. Tình hình hiện nay, với nhiều yếu tố tác động và chi phối, đáng chú ý sự tác động của những yếu tố và môi trường xã hội với biểu hiện tiêu cực ngày càng tinh vi, phức tạp, sự tác động, mua chuộc, móc nối của các phần tử xấu và tác động của các hiện tượng tiêu cực xã hội sẽ tác động đến cán bộ Văn phịng BQP. Với vai trị và vị trí là cầu nối giữa cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân với sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, nhất là đối với những nội dung liên quan đến các quyết định về cơ chế, chính sách, về đầu tư, xây dựng, về cơng tác bảo đảm kinh phí, ngân sách dễ bị tác động bởi lợi ích, từ đó có thể đẫn đến các vụ việc tham nhũng, tiêu cực. Quy trình thì đúng, nhưng nội dung quyết định không đúng thực chất và hệ lụy của nó là gây thiệt hại cho nhà nước và Quân đội. Do vậy, cần phòng ngừa các biểu hiện chưa thật sự ý thức đầy đủ về chức trách nhiệm vụ của mình, thiếu chủ động, sáng tạo, làm việc hời hợt, sợ sai, sợ trách nhiệm, khơng có bản lĩnh, khơng dám sáng tạo, làm việc cầm chừng, cốt không để phạm phải khuyết điểm, bảo thủ, trì trệ, khơng lắng nghe ý kiến của những người xung quanh hoặc biểu hiện vun vén lợi ích.

Người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Văn phòng thiếu tinh thần trách nhiệm thường không phân công, phân cấp rõ ràng; không chủ động, sáng tạo, có khi cịn làm trái, làm qua loa, hình thức khiến cho hiệu quả cơng việc bị hạn chế, nhiều quyết sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước khơng đi vào cuộc

sống. Tình trạng đó làm lãng phí các nguồn lực, làm mất đi cơ hội phát triển và nguy hiểm hơn là làm mất lòng tin của nhân dân. Người cán bộ lãnh đạo, quản lý có trách nhiệm thường tích cực đi sâu, đi sát, lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của quần chúng để tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc nảy sinh, giải quyết triệt để những hạn chế, tồn tại của ngành, của địa phương mình. Đồng thời, phải tích cực kiểm tra, đơn đốc cán bộ cấp dưới thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. Nâng cao tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý là việc hết sức cần thiết để bảo đảm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị hiện nay.

Ba là, có kỹ năng làm việc trong cơng tác văn phịng

Kỹ năng được hình thành khi áp dụng kiến thức vào thực tiễn, là năng lực (khả năng) thực hiện thuần thục công việc trên cơ sở hiểu biết. Kỹ năng được phát triển thơng qua q trình đào tạo và kinh nghiệm, được hình thành một cách có ý thức do quá trình luyện tập và áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Trong thực tế có sự nhầm lẫn giữa kiến thức, kỹ năng và khả năng, không phải là chỉ một mà cả ba đều cần thiết cho công việc. Kiến thức là sự hiểu biết lý thuyết và thực nghiệm về một chủ đề nào đó. Kỹ năng là sự thông thạo được phát triển thơng qua q trình đào tạo và kinh nghiệm; kỹ năng được hình một cách có ý thức do quá trình luyện tập và áp dụng kiến thức vào thực tiễn, một người có thể có kiến thức về pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, nhưng khơng có nghĩa là người đó có kỹ năng xét xử, là thẩm phán. Cán bộ được đào tạo chuyên ngành tốt nhưng khi về làm cơng tác văn phịng phải rèn luyện kỹ năng công tác văn phòng phù hợp với nhiệm vụ được phân cơng. Chính vì thế mà khi được điều động về văn phịng phải qua một thời gian cơng tác thời kỳ đầu mới quen được công việc. Khả năng là những phẩm chất thể hiện khả năng làm một việc gì đó. Kỹ năng phân ra làm 3 loại: Kỹ năng chuyên môn, kỹ năng sống và kỹ năng làm việc.

Yêu cầu nâng cao kỹ năng chuyên môn, kỹ năng làm việc của cán bộ, nhân viên làm cơng tác văn phịng trở thành nhu cầu cấp bách hiện nay, có kiến thức chưa đủ mà phải có kỹ năng giải quyết cơng việc được giao. Đối với cán bộ làm công tác liên quan đến nghiên cứu tổng hợp, công tác bảo đảm, pháp chế và đối ngoại: Kỹ năng phân tích, tổng hợp, phản biện, giải trình, tiếp thu, biên tập các loại văn kiện, các loại công văn. Đối với quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc phịng: Trình độ chun mơn, kỹ thuật, nghiệp vụ, và kỹ năng với từng vị trí việc làm hoặc chức danh nghề nghiệp. Đối với cơ quan Văn phịng, tính chun nghiệp được thể hiện ở việc tổ chức quản lý khoa học các hoạt động của văn phịng trong giải quyết cơng việc... Đối với hoạt động quản lý, địi hỏi kỹ năng tổ chức cơng việc, phân cơng, sử dụng nguồn nhân lực sao cho có hiệu quả.

Bốn là, làm việc có kế hoạch, đúng quy trình, quy chế, quy định, bảo đảm sự minh bạch và phân định rõ trách nhiệm; đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, thực hiện chính phủ điện tử

Kế hoạch, quy trình, quy chế, quy định, bảo đảm sự minh bạch và phân định rõ trách nhiệm là những yêu cầu không thể thiếu trong q trình giải quyết cơng việc hoặc nhiều công việc cùng một thời điểm. Một kế hoạch làm việc chính là sự tương thích giữa nhu cầu cần giải quyết công việc với thời gian phù hợp để hồn thành cơng việc đó. Làm việc có kế hoạch giúp cán bộ đến gần mục tiêu hơn. Khi nói đến việc đạt được mục tiêu, khơng chấp nhận những thứ như là để mai, để sau … Làm như vậy trong thực tế là sai lầm mang lại sự căng thẳng và thất bại trong công việc. Bất kể là trong công việc hay cuộc sống cá nhân, nếu khơng hồn thành đúng thời hạn và trong khi trì hỗn, sẽ mất đi những cơ hội mới. Lên kế hoạch hoặc suy nghĩ cụ thể hơn về những công việc sẽ làm mỗi ngày giúp cho tâm trí hoạt động tích cực hơn và không stress vào cuối ngày và sẽ cảm thấy nhẹ nhõm và hài lịng hơn khi đã hồn thành tất cả các nhiệm vụ quan trọng trong ngày. Không loại trừ việc

phải điều chỉnh thời gian giành cho mỗi cơng việc nhưng mục đích cuối cùng chính là hồn thành những mục tiêu đã đề ra. Vì vậy, có một kế hoạch làm việc từng thời gian sẽ đưa ta đến gần mục tiêu của mình hơn, năng suất làm việc sẽ cao hơn, công việc đạt hiệu quả hơn.

Kế hoạch hóa cơng việc trong từng thời gian để đạt được mục tiêu sẽ nâng cao tính chủ động trong việc giải quyết cơng việc đó. Kế hoạch đó phải được xây dựng trên cơ sở thời hạn đạt được mục tiêu, căn cứ vào các quy định, quy chế, quy trình giải quyết trong từng khâu, từng việc đã được phân chia theo kế hoạch. Thực hiện đúng kế hoạch, đúng quy trình, quy chế, quy định, bảo đảm sự minh bạch và phân định rõ trách nhiệm; đúng yêu cầu cải cách hành chính, áp dụng chính phủ điện tử trong giải quyết cơng việc.

Đúng quy trình, quy chế, quy định giải quyết công việc là yêu cầu bắt buộc trong q trình giải quyết cơng việc ở văn phòng, là sự bảo đảm cho xử lý công việc đúng đắn và là cơ sở để minh bạch hóa và phân rõ trách nhiệm ở từng bước, từng khâu.

Thực hiện đúng yêu cầu cải cách hành chính, áp dụng chính phủ điện tử vừa là mục tiêu, vừa yêu cầu trong giải quyết công việc của văn phòng. Mỗi cán bộ, nhân viên văn phòng phải tuân thủ nghiêm ngặt thủ tục hành chính trong lĩnh vực quốc phịng được cơng bố trong cơ sở dữ liệu quốc gia cải cách thủ tục hành chính khi xử lý cơng việc của công dân và tổ chức; tuân thủ các thủ tục hành chính quân sự khi giải quyết công việc của các cơ quan, đơn vị qn đội nhanh chóng, thuận tiện, an tồn và bí mật; phải có trình độ cơng nghệ thơng tin, nắm vững các quy định về quy trình, thủ tục giải quyết công việc bằng việc trao đổi thông tin trên mạng, thành thạo sử dụng các chương trình và các phương tiện công nghệ thông tin khi áp dụng chính phủ điện tử.

Năm là, tác phong làm việc khoa học, văn hóa cơng sở văn minh

Tác phong làm việc khoa học của cán bộ, nhân viên văn phịng là biểu hiện của tính chun nghiệp, địi hỏi sự áp dụng nhuần nhuyễn những vấn đề

có tính quy luật để giải quyết những vấn đề thực tiễn đề ra, bắt đầu từ cách đặt vấn đề đến phương pháp luận và phương pháp tiếp cận giải quyết nội dung công việc được giao, trên cơ sở của phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, thực tiễn và bài học kinh nghiệm trong lĩnh vực quân sự, quốc phịng các thời kỳ. Khi có định hướng tư duy đúng đắn, trong q trình giải quyết cơng việc được giao phải suy tính kỹ lưỡng, phải có điều tra, nghiên cứu, phân tích tồn diện, phải đi sâu, đi sát, cụ thể. Đối với những vấn đề mới, phức tạp, đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng lớn tới đời sống xã hội chưa có thơng tin đầy đủ, chưa có phương án tính tốn hiệu quả, cần phải tập trung nghiên cứu sâu, đề xuất đề nghị với lãnh đạo và các cơ quan soạn thảo tiếp tục khảo sát phân tích, xây dựng nhiều phương án, tranh thủ ý kiến chuyên gia, không hấp tấp, làm bừa, làm liều… khơng nóng vội, tránh chủ quan, duy ý chí. Tính khoa học trong cơng việc cịn thể hiện trong việc đặt ra chương trình, kế hoạch tỉ mỉ, chu đáo, thiết thực, tơn trọng quy trình ra quyết định; kiên quyết, khẩn trương

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng tiêu chí đánh giá tính chuyên nghiệp của cán bộ, nhân viên ở Văn phòng Bộ Quốc phòng (Trang 41 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)