3.1. Khảo sát, đánh giá tính chuyên nghiệp của cán bộ, nhân viên Văn
3.1.6. Về tiêu chí thứ sáu: Cán bộ, nhân viên văn phịng có quan hệ ứng xử
ứng xử phù hợp nơi công sở
Do đặc điểm của quan hệ ứng xử nơi cơng sở là tiêu chí mang tính định tính cao, nên với tiêu chí này, chúng tơi khơng đưa ra các câu hỏi khảo sát mà áp dụng phương pháp phỏng vấn sâu và quan sát, trải nghiệm cá nhân. Qua
phỏng vấn một số đồng chí lãnh đạo, chỉ huy và một số nhân viên đã và đang làm việc tại Văn phịng BQP, bước đầu chúng tơi thu được kết quả đánh giá sau đây:
- Thứ nhất, hầu hết những người được phỏng vấn đều cho rằng, về cơ bản, cán bộ, nhân viên Văn phịng BQP đã có quan hệ ứng xử nơi công sở tương đối phù hợp. Quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới và ngược lại, quan hệ với đồng nghiệp và khách đến giao dịch đều đã tuân thủ những quy định chung.
Điều đặc biệt mà những người được phỏng vấn đều nhấn mạnh với chúng tơi là, do tính đặc thù của cơ quan thuộc hệ thống quân đội, nên quan hệ ứng xử của cán bộ, nhân viên Văn phịng BQP đều mang tính thứ bậc cao, cấp dưới tôn trọng và phục tùng cấp trên theo phong cách “quân lệnh như sơn”. Bên cạnh đó, cũng xuất phát từ đặc thù của quân đội, nên ngồi phạm vi cơng việc, cán bộ, nhân viên ln đối xử với nhau thân tình, gắn bó trên tình “đồng đội”, mang tính chất của những người lính, khó khăn, sướng khổ có nhau, khi cần giúp đỡ đều khơng nề hà, tính tốn. Đặc biệt, do tính chất cơng việc của Văn phịng là tham mưu, phục vụ trực tiếp cho lãnh đạo, công việc gồm nhiều đầu mục, địi hỏi phải linh hoạt, ứng phó kịp thời khi có yêu cầu và mệnh lệnh, vì thế, cán bộ, nhân viên Văn phịng ln có tinh thần hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, đối khi có việc gấp là cùng hợp sức làm, khơng phân biệt đó là việc của ai. Đây là những cách ứng xử rất phù hợp với đặc tính của các cơ quan quân đội.
- Thứ hai, bên cạnh những ưu điểm trên, những người được phỏng vấn đều cho rằng, mặc dù là cơ quan quân đội, nhưng vì tính chất cơng việc là hành chính, văn phịng, mơi trường làm việc khơng khắc nghiệt như các đơn vị chiến đấu, nên quan hệ ứng xử của cán bộ, nhân viên văn phịng cũng có một số hạn chế nhất định.
Ví dụ:
- Coi cấp trên là người hoàn toàn nắm vâ ̣n mê ̣nh mình , hoặc cho rằng mọi công việc do cấp trên quyết định , nên e dè, sợ sê ̣t cấp trên hoă ̣c sùng bái cấp trên quá mức.
- Khi báo cáo công việc, nội dung truyền đa ̣t không rõ ràng , thông tin thiếu chính xác làm cho cấp trê n mất lòng tin với cấp dưới ; Báo cáo vượt cấp hoă ̣c báo cáo cấp trên những viê ̣c vu ̣n vă ̣t không cần thiết.
- Một số người có quan niệm là cơ quan quân đội nên phải có chất “lính”, vì thế nên một số nhân viên có cách giao tiếp , ứng xử kiểu “xuề xòa” , thoải mái, không phân biệt thứ bậc trong thực thi công vụ…
* Một số lỗi thường gă ̣p khi giao tiếp với cấp dưới
- Không tôn trọng cấp dưới, nên mọi quyết định ít được đưa ra bàn bạc hoặc trao đổi với cấp phó , với nhân viên , tạo nên phong cách lãnh đạo có phần độc đốn, chỉ phù hợp với các đơn vị chiến đấu , nhưng không phù hợp với cơ quan hành chính, văn phịng.
- Khơng quan tâm, lắng nghe để chia sẻ với những khó khăn của cấp dưới * Một số lỗi thường gă ̣p khi giao tiếp với đồng nghiê ̣p
- Không tôn trọng người khác khi giao tiếp, nên vẫn còn một số hành vi giao tiếp không phù hợp như: sử dụng lời nói làm tổn thương người khác; nói xấu đồng nghiệp sau lưng; trang phục không phù hợp với công việc và thiếu hòa đồng.
- Mặc dù khơng phổ biến, nhưng vẫn cịn có tình trạng khơng nhiệt tình giúp đỡ và hợp tác với đồng nghiệp, hoặc tạo nhóm, tạo bè phái nơi cơng sở, quan tâm thái quá và bàn luận về đời tư của đồng nghiệp, dễ gây mất đoàn kết trong nội bộ…