Sự cần thiết và yêu cầu của việc xây dựng tiêu chí đánh giá tính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng tiêu chí đánh giá tính chuyên nghiệp của cán bộ, nhân viên ở Văn phòng Bộ Quốc phòng (Trang 31)

chuyên nghiệp của cán bộ, nhân viên Văn phòng Bộ Quốc phòng

1.4.1. Sự cần thiết

Qua nghiên cứu, khảo sát về lý luận và thực tiễn, chúng tôi cho rằng, việc xây dựng tiêu chí đánh giá tính chuyên nghiệp của cán bộ, nhân viên Văn phòng Bộ Quốc phịng là cần thiết và cấp bách. Sở dĩ nói như vậy là vì:

Thứ nhất, cho đến nay, trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt

Nam, chưa có quy định chính thức nào quy định về tiêu chí đánh giá tính chuyên nghiệp của cán bộ, nhân viên Văn phịng nói chung. Vì thế, Văn phịng Bộ Quốc phịng chưa có căn cứ, cơ sở pháp lý để áp dụng vào thực tiễn

Thứ hai, việc xây dựng tiêu chí đánh giá tính chuyên nghiệp của cán bộ,

nhân viên là yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra đối với Văn phòng Bộ Quốc phòng Để thực hiện và hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, Văn phịng Bộ Quốc phịng cần có một đội ngũ cán bộ, nhân viên không chỉ đủ về số lượng mà cịn có năng lực làm việc hiệu quả và tinh thần, thái độ làm việc tận tụy, trách nhiệm. Nói cách khác, trong tình hình mới, để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cán bộ, nhân viên Văn phòng BQP cần nâng cao tính chun nghiệp, thể hiện qua hiệu quả cơng tác thực tế.

Trong thời gian qua, Văn phòng BQP đã có nhiều biện pháp và đã triển khai một số đề tài nghiên cứu, trong đó tập trung vào vấn đề: làm thế nào để nâng cao, đồng thời có căn cứ, cơ sở đánh giá tính chuyên nghiệp của cán bộ, nhân viên Văn phòng BQP? Trả lời cho câu hỏi trên, các đề tài nghiên cứu trước đã phân tích một số biểu hiện của tính chuyên nghiệp và đưa ra nhiều giải pháp để nâng cao tính chuyên nghiệp của cán bộ, cơng chức Văn phịng BQP. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có văn bản chính thức nào quy định về các tiêu chí đánh giá tính chuyên nghiệp của cán bộ, nhân viên Văn phịng Bộ Quốc phịng nói riêng. Vì vậy, u cầu đặt ra là cần phải nghiên cứu, đề xuất các tiêu chí đó.

Thứ ba, việc xây dựng tiêu chí đánh giá tính chun nghiệp của cán bộ,

nhân viên Văn phịng Bộ Quốc phòng sẽ cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn để Văn phòng Bộ Quốc phòng tham khảo, đề xuất với cấp trên để đưa vào các quy định đánh giá cán bộ, nhân viên. Hàng năm, cơng chức, viên chức, cán bộ nói chung và cán bộ, cơng chức văn phịng nói riêng đều cần được đánh giá, phân loại, xếp loại, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, đồng thời tạo sự công bằng, tạo động lực làm việc cho cán bộ, nhân viên. Muốn đánh giá chính xác mức độ chun nghiệp của cán bộ, cơng chức thì cần phải có các tiêu chí cụ thể. Vì vậy việc xây dựng tiêu chí là cần thiết.

Thứ tư, tiêu chí đánh giá sẽ là căn cứ để mỗi cán bộ, cơng chức Văn

phịng Bộ Quốc phịng tự điều chỉnh, hồn thiện mình, tự đánh giá bản thân và đánh giá các đồng nghiệp khác một cách khách quan.

Thứ năm, việc xây dựng tiêu chí đánh giá tính chuyên nghiệp của cán

bộ, nhân viên Văn phịng sẽ giúp cho Bộ Quốc phịng có căn cứ, cơ sở trong việc xây dựng chế độ tuyển dụng, bố trí, đào tạo, bồi dưỡng và giải quyết các chế độ khen thưởng, kỷ luật, chế độ đãi ngộ cho cán bộ, công chức Văn phòng.

1.4.2. Yêu cầu

Việc xây dựng tiêu chí đánh giá tính chuyên nghiệp của cán bộ, nhân viên Văn phòng BQP cần đáp ứng các yêu cầu sau:

- Bám sát chức năng, nhiệm vụ của Văn phịng BQP; - Có căn cứ và cơ sở;

- Các tiêu chí cần rõ ràng, vừa định tính, vừa định lượng;

Tiểu kết chƣơng 1

Trong Chương 1, cùng với việc hệ thống lại một số vấn đề lý luận về Văn phòng và cán bộ, cơng chức văn phịng, chúng tơi đã làm rõ khái niệm “tính chuyên nghiệp”; đồng thời khái quát chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Văn phịng Bộ Quốc phịng. Trên cơ sở đó, chúng tơi đã phân tích sự cần thiết và yêu cầu của việc xây dựng tiêu chí đánh giá tính chuyên nghiệp của cán bộ, nhân viên Văn phòng Bộ Quốc phòng.

Qua những nội dung trình bày trong chương 1, có thể thấy:

Văn phịng có vị trí, vai trị rất quan trọng trong hệ thống tổ chức của các cơ quan, đơn vị; hoạt động của Văn phịng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị. Hoạt động của Văn phịng BQP ln gắn liền với quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị. Là cơ quan có chức năng tham mưu, tổng hợp và hành chính phục vụ, đồng thời là một trung tâm thông tin tổng hợp, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chỉ huy về thực hiện nhiệm vụ qn sự, quốc phịng; do vậy, q trình tham mưu, tổng hợp và phục vụ cần phải hướng tới chuyên nghiệp mới có thể làm tốt được vai trò, trách nhiệm rất quan trọng của mình. Tính chun nghiệp là nhân tố đảm bảo hoạt động nghiệp vụ chuyên môn; đảm bảo sự thông suốt, liên tục của các hoạt động trong cơ quan; đảm bảo chất lượng và hiệu lực, hiệu quả quản lý cho lãnh đạo; tạo sự kết nối giữa các bộ phận trong và ngoài cơ quan; xây dựng và duy trì văn hóa cơng sở và tạo dựng hình ảnh và uy tín cho tổ chức, củng cố lịng tin cho các cá nhân và các đơn vị. Việc nghiên cứu để xác định các tiêu chí đánh giá đánh giá tính chuyên nghiệp của cán bộ, nhân viên Văn phịng BQP vì vậy là vấn đề cần thiết và cấp bách.

CHƢƠNG 2

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TÍNH CHUYÊN NGHIỆP

CỦA CÁN BỘ, NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG BỘ QUỐC PHÒNG 2.1. Khái niệm “Tiêu chí đánh giá”

Đánh giá cán bộ, nhân viên văn phịng nói chung và tính chun nghiệp của đội ngũ cán bộ, nhân viên văn phịng nói riêng có thể coi là khâu quan trọng nhất trong quy trình quản lý nhằm xác định mức độ hồn thành nhiệm vụ, sự phù hợp với cơng việc, với cơ quan, đơn vị của một cán bộ, nhân viên; trên cơ sở đó, áp dụng chế độ thưởng, phạt hợp lý... Đánh giá tính chuyên nghiệp của cán bộ, nhân viên là việc làm cần thiết và không thể thiếu trong công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác, kịp thời động viên cán bộ, nhân viên và giúp họ khắc phục những thiếu sót...

Tuy nhiên, để đánh giá tính chuyên nghiệp của cán bộ, nhân viên một cách khách quan, chính xác là khơng đơn giản... Vì vậy, mỗi cơ quan, đơn vị cần đưa ra những tiêu chí để đánh giá tính chuyên nghiệp của cán bộ, nhân viên đảm bảo khách quan, chính xác nhất.

“Tiêu chí”, hiểu theo nghĩa phổ biến nhất là những chỉ số, những thang biểu giá trị dùng để xem xét đánh giá một sự vật, hiện tượng hay một hoạt động. Mỗi dạng hoạt động, mỗi loại công việc, mỗi một hiện tượng cụ thể đều có hệ tiêu chí đánh giá riêng. Mỗi hoạt động, mỗi lĩnh vực đều có tiêu chí “đo” khác nhau; khơng thể sử dụng tiêu chí của hoạt động này, lĩnh vực này để đánh giá hoạt động khác, lĩnh vực khác.

Tiêu chí cần có 2 loại: các tiêu chí định tính và và các tiêu chí mang tính định lượng. Hoặc trong cùng một tiêu chí, có cả hai yếu tố là định tính và định lượng.

Phần định tính là những tiêu chí hoặc các yếu tố có thể mơ tả hoặc phản ánh tính chất hoặc đặc điểm của sự vật, hiện tượng nhưng khơng đo, đếm, tính tốn bằng số lượng, khơng thể thống kê bằng số liệu. Các yếu tố định tính có

thể nhận biết, đánh giá được thông qua việc các biểu hiện đã được mô tả. Tiêu chí này thường trả lời cho câu hỏi: như thế nào?

Ví dụ: trong cơng việc, cán bộ, cơng chức văn phịng cần có tinh thần trách nhiệm, thể hiện qua các biểu hiện như: hiểu rõ về nhiệm vụ được giao, tự giác thực hiện và luôn mong muốn hồn thành cơng việc một cách tốt nhất. Tiêu chí này rất khó đo, đếm, nhưng qua mơ tả, người ta có thể nhận diện được tinh thần trách nhiệm của cán bộ qua những biểu hiện của họ trong công việc

Phần định lượng là những tiêu chí hoặc yếu tố có thể xác định được, lượng hóa được và đo, đếm, thống kê được, thể hiện qua các số liệu cụ thể. Tiêu chí này thường trả lời cho câu hỏi: bao nhiêu?

Ví dụ: Cán bộ, cơng chức văn phịng cần có tính kỷ luật cao, thể hiện qua việc: đi làm đúng giờ quy định, nhận và hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn, giải quyết công việc đúng pháp luật…Tiêu chí này có thể thống kê được, chẳng hạn: bao nhiêu lần cán bộ văn phòng đi muộn giờ, muộn bao nhiều thời gian? Bao nhiêu lần hồn thành đúng/ hoặc khơng đúng hạn?...

Tuy nhiên, trong thực tế, không phải lúc nào cũng xác định được các tiêu chí hoặc chỉ là định tính hoặc chỉ là định lượng. Có những tiêu chí vừa định tính lại vừa định lượng.

Ví dụ: Cán bộ văn phòng, cụ thể là cán bộ văn thư cần có kỹ năng làm việc thành thạo. Trong đó, yếu tố định lượng là cán bộ văn thư có thể đánh máy được bao nhiêu trang văn bản trong 1 phút/ 10 phút? Đóng dấu được bao nhiêu văn bản trong 1 giờ?...nhưng vẫn có yếu tố định tính (khơng thể xác định cụ thể mà chỉ có thể nhận diện qua biểu hiện thực tế) như tác phong nhanh nhẹn, quan hệ ứng xử phù hợp…

Trên cơ sở những phân tích trên đây, có thể hiểu: Tiêu chí đánh giá tính

chuyên nghiệp của cán bộ, nhân viên Văn phòng Bộ Quốc phòng là tập hợp các dấu hiệu, điều kiện, đặc trưng, các chỉ số định tính, định lượng làm căn cứ để nhận biết, đánh giá tính chuyên nghiệp của cán bộ, nhân viên.

2.2. Căn cứ, cơ sở đề xuất tiêu chí đánh giá tính chuyên nghiệp của cán bộ, nhân viên Văn phòng Bộ Quốc phòng cán bộ, nhân viên Văn phòng Bộ Quốc phịng

Để đề xuất tiêu chí đánh giá tính chun nghiệp của cán bộ, nhân viên Văn phòng BQP, chúng tôi dựa trên những căn cứ và cơ sở sau đây:

2.2.1. Những yêu cầu chung về đánh giá cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước cơ quan nhà nước

Năm 2008, Quốc hội đã ban hành Luật Cán bộ, cơng chức, trong đó có một số quy định về việc đánh giá cán bộ, công chức, cụ thể như sau:

1/ Mục đích đánh giá cán bộ, cơng chức

Đánh giá cơng chức để làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chun mơn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với cơng chức (Điều 55).

2/ Nội dung đánh giá cán bộ, công chức (Điều 56)

Cán bộ, công chức được đánh giá theo các nội dung sau đây:

a) Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

b) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; c) Năng lực, trình độ chun mơn, nghiệp vụ;

d) Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ;

đ) Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; e) Thái độ phục vụ nhân dân.

Ngoài những quy định trên, công chức lãnh đạo, quản lý còn được đánh giá theo các nội dung sau đây:

a) Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý;

b) Năng lực lãnh đạo, quản lý;

c) Năng lực tập hợp, đồn kết cơng chức.

Trong Luật Cán bộ, Cơng chức chưa có điều nào quy định về tiêu chí đánh giá, tuy nhiên lại có quy định về nghĩa vụ và quyền của cán bộ, cơng chức. Như vậy, có thể hiểu rằng, việc đánh giá cán bộ, công chức phải dựa trên những quy định về quyền và nghĩa vụ. Tuy nhiên, tại Nghị định về đánh

giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức số 02/VBHN-BNV ngày

9/11/2017, có đưa ra 4 tiêu chí phân loại, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, bao gồm: Tiêu chí phân loại đánh giá cán bộ, công chức, viên chức ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hồn thành nhiệm vụ nhưng cịn hạn chế về năng lực, khơng hồn thành nhiệm vụ.

Ví dụ:

Điều 18. Tiêu chí phân loại đánh giá cơng chức ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

1. Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức hồn thành xuất sắc nhiệm vụ:

a) Luôn gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

b) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh, chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; tận tụy, có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ được giao;

c) Có năng lực, trình độ chun mơn nghiệp vụ; phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả với đồng nghiệp, cơ quan, tổ chức có liên quan trong q trình thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ;

d) Có tinh thần chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao;

đ) Có thái độ đúng mực và xử sự văn hóa trong thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ; thực hiện tốt việc phòng, chống các hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ơ, lãng phí.

e) Hồn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch cơng tác năm, vượt tiến độ, có chất lượng và hiệu quả;

g) Hồn thành kịp thời và bảo đảm chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ đột xuất;

h) Có ít nhất 01 cơng trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng có hiệu quả trong hoạt động cơng vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền cơng nhận;

2. Cơng chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:

a) Các tiêu chí quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch cơng tác năm; hoàn thành tốt nhiệm vụ đột xuất;

c) Lãnh đạo, quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ hồn thành vượt tiến độ, có chất lượng, hiệu quả;

d) Có năng lực tập hợp, xây dựng cơ quan, tổ chức, đơn vị đoàn kết, thống nhất.

Điều 19. Tiêu chí phân loại đánh giá cơng chức ở mức hồn thành tốt nhiệm vụ

1. Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ:

a) Các tiêu chí quy định tại Điểm a, b, c, d và đ Khoản 1 Điều 18 Nghị định này;

b) Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch cơng tác năm, bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả;

c) Hoàn thành nhiệm vụ đột xuất.

2. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức hồn thành tốt nhiệm vụ:

a) Các tiêu chí quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý hoàn thành 100% nhiệm vụ được giao theo chương trình, kế hoạch cơng tác năm; hoàn thành nhiệm vụ đột xuất;

c) Lãnh đạo, quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả;

d) Có năng lực xây dựng cơ quan, tổ chức, đơn vị đoàn kết, thống nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng tiêu chí đánh giá tính chuyên nghiệp của cán bộ, nhân viên ở Văn phòng Bộ Quốc phòng (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)