Ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã nhận thấy người phụ nữ luôn phải chịu nhiều thiệt thịi bất cơng trong gia đình và xã hội. Trong xã hội cũ, phụ nữ thường bị coi thường, bị coi khinh và bị ngược đãi. Thậm chí ngay cả khi cách mạng Tháng Tám đã thành công, trong xã hội vẫn cịn có tình trạng phụ nữ bị phân biệt đối xử bất bình đẳng.
Trong xã hội cũ, xã hội phong kiến, phụ nữ nói chung khơng được tơn trọng trong gia đình cũng như ở ngồi xã hội. Về điều này, Hồ Chí Minh viết: “Dưới chế độ phong kiến và thực dân phụ nữ bị áp bức tàn tệ. Ngồi xã hội họ bị xem khinh như nơ lệ. Trong gia đình họ bị kìm hãm trong xiềng xích tam tịng” [42, tr.661]. Có thể nói, dưới chế độ phong kiến, người phụ nữ bị áp bức bóc lột, bị khinh rẻ, ngược đãi đến mức mất cả tư cách làm người, quyền hành quốc gia tập trung vào tay vua, trong gia đình thì tập trung vào tay người đàn ông. Hơn thế nữa, giai cấp phong kiến cịn duy trì đạo “tam tịng”, “tứ đức”. Cơng bằng mà nói, những giá trị đạo đức này có nhiều điểm tích cực đối với người phụ nữ trong việc tu dưỡng, rèn luyện để làm tốt chức năng của người mẹ, người vợ trong gia đình. Song, dưới chế độ phong kiến đạo “tam tịng”, “tứ đức” lại là cơng cụ của giai cấp thống trị, của người đàn ông để áp bức tinh thần đối với phụ nữ.
Nhà nước phong kiến còn dùng luật pháp để giam hãm, đày đọa, trừng phạt những người phụ nữ muốn thoát khỏi những vịng trói buộc trên, dồn người phụ nữ vào cuộc sống chật hẹp với đạo tam tịng, biến họ thành những nơ lệ trong chính gia đình mình. Chẳng hạn Nhà Lý có tục bắt cung nữ chết theo vua hoặc hồng hậu bằng cách đưa họ lên hỏa thiêu. Nhà Trần cho phép đàn ơng nếu có vợ ngoại tình được coi vợ như nô tỳ và được phép cầm bán. Nhà Hồ quy định, nếu binh sĩ ra trận mà nhút nhát thì vợ, con, điền sản phải xung cơng...Tồn tại suốt mấy nghìn năm lịch sử, tư tưởng phong kiến đã làm cho bao nhiêu thế hệ phụ nữ Việt Nam bị đẩy xuống tận cùng của sự áp bức bóc lột và bị đối xử tàn bạo.
Chủ nghĩa tư bản ra đời, trong “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của cách mạng Pháp có tuyên bố: “Người ta sinh ra được tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải ln được tự do bình đẳng về quyền lợi”. Chủ nghĩa tư bản thừa nhận quyền nam nữ bình đẳng, người phụ nữ được học hành làm việc như nam giới, quyền tự do kết hôn. Nhưng trên thực tế, người phụ nữ trong xã hội tư bản phải chịu đựng một nghịch lý: vai trị được tun bố thì lớn nhưng trên thực tế, trong suốt một thời gian dài, địa vị của họ lại thấp hèn cả trong gia đình lẫn ngồi xã hội, họ ln chịu cảnh bất bình đẳng với nam giới, bị bóc lột, bị tha hóa.
Ở Việt Nam, dưới chế độ thực dân, phụ nữ bị áp bức, bóc lột nặng nề. Họ khơng được hưởng những thành quả lao động do bàn tay, khối óc của mình làm ra. Cơng lao của họ rất lớn nhưng họ khơng có vị trí xứng đáng nào trong xã hội. Chủ nghĩa thực dân đã không từ một hành động bạo ngược nào để áp bức, bóc lột phụ nữ. Chị em phụ nữ bị coi như súc vật, bị đánh đập, bị hành hạ, bị bóc lột một cách thê thảm. Cùng một công việc làm như nhau nhưng tiền lương của phụ nữ bao giờ cũng thấp hơn nam giới. Sinh đẻ là chức năng của phụ nữ, nhưng khi chị em sinh đẻ lại khơng được nghỉ, thậm chí có
nguy cơ mất việc làm. Chị em còn phải nộp sưu cao, thuế nặng, phải mua rượu và thuốc phiện, nếu khơng có tiền mua thì phải đi tù...
Dưới chế độ thực dân, chị em phụ nữ luôn bị hành hạ và bị làm nhục. Bọn thực dân cho mình có quyền chửi mắng, đánh đập phụ nữ ở bất cứ chỗ nào chúng muốn. Chúng đã dùng mọi thủ đoạn dã man đối với chị em phụ nữ như phải mang nặng gơng xiềng đi qt đường vì khơng nộp thuế; bị bắt giam vì tội “vi phạm luật thương chính” (khơng mua rượu và thuốc phiện). Có nơi bọn quan cai trị cịn dùng cả những hình phạt đau đớn nhất đối với phụ nữ như bắt họ đội đá trên đầu đứng cả ngày, bắt làm “vật thế chấp”, thậm chí đổ cả nhựa cao su nóng bỏng vào bộ phận sinh dục”. Chị em phụ nữ, kể cả những cụ già 80 tuổi, những em bé 12, 13 tuổi, những phụ nữ đang có thai hay đang cho con bú…đều bị xúc phạm một cách dã man và tàn bạo. Hồ Chí Minh đã vạch trần và phê phán bản chất của chủ nghĩa thực dân. Người nói: “chưa có bao giờ, ở một nước nào, một thời đại nào, người ta lại vi phạm mọi quyền làm người một cách dã man độc ác đến thế” [45, tr.13].
Dưới chế độ thực dân, nhiều phụ nữ còn bị giết hại một cách man rợ. Chúng thiêu sống người già, giết chết trẻ em, hãm hiếp phụ nữ, chúng gây ra bao cảnh tang tóc đau thương. Hồ Chí Minh tố cáo: “Chế độ thực dân là chế độ ăn cướp. Chúng tơi xin nói thêm là chế độ hãm hiếp đàn bà và giết người” [45, tr.6].
Đi đến đâu, Hồ Chí Minh cũng chứng kiến cảnh người phụ nữ bị áp bức, bóc lột, bị đối xử bất cơng, bị chà đạp một cách tàn nhẫn. Trước tình cảnh chị em phụ nữ và con em họ bị đày đọa, bị đói rét và tủi nhục, ở Hồ Chí Minh đã sớm có hồi bão lớn là làm thế nào để giải phóng nhân dân, trong đó có chị em phụ nữ. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh ln đấu tranh để giải phóng phụ nữ, thực hiện quyền bình đẳng giữa nam và nữ, coi giải phóng phụ nữ là một bộ phận hữu cơ gắn bó với sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Trong hàng loạt các tác phẩm, báo chí, bài phát biểu của mình, Hồ Chí Minh ln quan tâm đến vấn đề phụ nữ. Trong bài Phụ nữ Việt Nam và chế độ
thực dân Pháp, năm 1922, Người đã nhận xét rằng: “chế độ thực dân tự bản thân nó đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu, bạo lực đó đem ra đối xử với trẻ em và phụ nữ lại càng bỉ ổi hơn nữa” [33, tr. 96].
Trong tác phẩm Bản án chế độ thực Pháp, xuất bản năm 1925, Hồ Chí Minh đã dành cả một chương để nói về thân phận cũng như những nỗi khổ nhục của người phụ nữ bản xứ phải gánh chịu. Hồ Chí Minh cho rằng: người phụ nữ đã trở thành nạn nhân của thói dâm bạo thực dân. Nó khiến cho chị em phải chịu bao nỗi ê chề, nhục nhã cả về thể xác lẫn tình thần. Khơng những thế, người phụ nữ còn trở thành trọng điểm của chính sách bóc lột sức lao động của bọn thực dân. Khi đặt ách đơ hộ, thực dân Pháp thực hiện chính sách cướp đoạt ruộng đất của nơng dân để lập đồn điền, làm phá sản, bần cùng hóa hàng loạt nơng dân trong đó có phụ nữ, buộc họ phải rời bỏ quê hương bán sức lao động rẻ mạt trong các hầm mỏ, nhà máy.
Trong bài Văn minh tư bản chủ nghĩa và phụ nữ ở các nước thuộc địa, viết năm 1925, Hồ Chí Minh đã mơ tả tâm trạng của người bản xứ, trong đó có người phụ nữ. Người viết:
Những người thợ bản xứ bị coi như súc vật. Người ta chỉ cho họ những gì vừa đủ để khỏi chết đói. Người ta dùng voi để thúc họ đi, khơng có bảo hộ lao động, khơng bồi thường tai nạn. Người ta thấy trong các thuộc địa đó tất cả hệ thống phong kiến trung cổ và dã man của chủ nghĩa tư bản...Thật là một sự nhục nhã cho thế kỉ XX phải thấy những phụ nữ bước run run, đầu đội thúng than nặng mà vẫn phải bước vì đói và những trẻ em từ 12-13 tuổi bò trong những đường hầm chật hẹp, vừa đi bằng bốn chân, vừa dùng răng kéo một thúng than đầy [34, tr.134].
Ngồi việc bị ức hiếp, bị bóc lột sức lao động tàn nhẫn, chị em phụ nữ cịn bị áp bức bóc lột bằng đủ mọi thứ thuế khóa, tạp dịch, bị cưỡng bức uống rượu cồn, hút thuốc phiện và mua cơng trái...Bọn thực dân cịn tìm cách duy trì những phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu để trói buộc, đày đọa chị em phụ nữ, đặc biệt trong vấn đề hơn nhân và gia đình. Hồ Chí Minh đã chỉ ra cho thấy:
Khơng một chỗ nào người phụ nữ thoát khỏi những hành động bạo ngược. Ngoài phố, trong nhà, giữa chợ hay ở thôn quê, đâu đâu họ cũng vấp phải những hành động tàn nhẫn của bọn cai trị, sỹ quan, cảnh binh, nhà đoan, nhà ga [34, tr.108].
Như vậy, trong xã hội Việt Nam dưới chế độ phong kiến cũng như dưới chế độ thuộc địa, chị em phụ nữ về cơ bản là những người khơng có địa vị trong xã hội, họ là những người bị áp bức bóc lột về kinh tế, chính trị, văn hóa, bị phân biệt đối xử, bị nghèo đói, thiếu ăn, bị lạc hậu dốt nát. Vì vậy, để giải phóng được phụ nữ thì trước hết phải đấu tranh giành được độc lập chủ quyền dân tộc, có như vậy thì nhân dân ta, trong đó có chị em phụ nữ mới trở thành những người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình.
Gắn với việc giành được độc lập chủ quyền dân tộc, chị em phụ nữ bước đầu đã được giải phóng. Để đảm bảo cho phụ nữ có thể được giải phóng hồn tồn, ngay sau cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng và ban hành Hiến pháp mới. Trong Hiến pháp đầu tiên đã ghi rõ trong Điều 9: “Tất cả quyền bình đẳng trong cả nước là của nhân dân Việt Nam, không phân biệt nịi giống, trai gái giàu nghèo, giai cấp, tơn giáo”, “đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”. Như vậy, trong Hiến pháp, quyền cơng dân, quyền bình đẳng của phụ nữ đã được xác lập. Chị em phụ nữ đã chính thức trở thành những người phụ nữ mới, có quyền bình đẳng với nam giới, biết sống và biết cống hiến.
Song theo Hồ Chí Minh, mặc dù đã được pháp luật quy định, nhưng trên thực tế chị em phụ nữ vẫn chưa thực sự có được tự do, bình đẳng, chưa thực sự được giải phóng hồn tồn trong đời sống xã hội và trong chính gia đình của họ. Trong Bài nói chuyện với đồng bào và cán bộ tỉnh Thanh Hóa, năm 1961, Hồ Chí Minh chỉ rõ:
Trong cơng cuộc bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, phụ nữ ta đóng góp một phần rất to. Tỉnh ta có hơn 82 vạn phụ nữ, đó là một lực lượng rất lớn. Nhưng địa vị phụ nữ chưa được xem trọng đúng mức. Ví dụ trong 3761 hợp tác xã nơng nghiệp chỉ có 7 chủ nhiệm là phụ nữ. Hội đồng nhân dân các huyện có 734 ủy viên trai mà chỉ có 202 ủy viên gái. Tỉnh ta có hơn 46000 đảng viên trai mà chỉ có hơn 5700 đảng viên gái [42, tr.485].
Phụ nữ có đóng góp rất lớn trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, Hồ Chí Minh khơng bằng lịng khi thấy: “So với nam giới thì địa vị của phụ nữ trong xã hội cịn q thấp kém. Ví dụ hội đồng nhân dân các xã, phụ nữ chỉ được 15% trong số đại biểu ở các hợp tác xã, trong các ban quản trị chỉ có non 7% là phụ nữ. Ở các cấp đảng ủy và chi ủy có 5% là nữ đồng chí” [42, tr.51].
Ở nhiều nơi, bên cạnh những cán bộ lãnh đạo, quản lý có thái độ tơn trọng, đề cao vai trị, vị trí của người phụ nữ thì vẫn cịn có nhiều người chưa thấy được vai trị và khă năng của phụ nữ. Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy và phê phán tình trạng: “Trong tổ chức cịn phân ra nam nữ, khơng giúp đỡ cho các chị em phụ nữ thanh niên phát triển. Số phụ nữ cũng ngang bằng đàn ông, vậy mà gạt chị em ra ngoài” [36, tr.106]. Theo Người, cần phải khắc phục tình trạng “có một số người chưa nhận thấy rõ vai trò của phụ nữ hiện nay cũng như sau này, nên còn tư tưởng xem thường khả năng của phụ nữ” [42, tr.184].
Từ thực tế, nam giới vẫn chiếm một tỉ lệ lớn, có nơi gần như tuyệt đối nắm cương vị lãnh đạo, quản lý chủ chốt của các cơ quan quyền lực, trong các tổ chức chính trị - xã hội. Trong Bài nói chuyện với cán bộ, cơng nhân nhà máy
dệt Nam Định, năm 1957, Hồ Chí Minh nhắc nhở, lưu ý việc ở nhiều nơi: “có
cất nhắc cán bộ phụ nữ nhưng chưa mạnh dạn, tức là phần nào chưa coi trọng trí tuệ, tài năng của phụ nữ” [40, tr.340].
Năm 1961, đến thăm và nói chuyện với đồng bào và cán bộ xã Đại Nghĩa (Hà Đơng), Hồ Chí Minh đã phê bình lãnh đạo xã đã khơng quan tâm,
giúp đỡ chị em phụ nữ. Người nói: “Đảng viên nữ ở xã Đại Nghĩa thì lại càng ít, chỉ có hai đồng chí. Như thế là các chú cịn trọng nam khinh nữ, khơng lẽ cả xã chỉ có hai chị em xứng đáng được vào Đảng. Vai trò của phụ nữ trong sản xuất rất quan trọng. Các chú khơng chú ý dìu dắt, giúp đỡ chị em, tổ chức chị em vào Đảng là không đúng" [42, tr.403]. Năm 1967, khi nói chuyện với đồng
bào và cán bộ tỉnh Thái Bình, Người cũng đã phê phán tình trạng khơng quan
tâm phát triển đảng viên trong phụ nữ. Người nói ở Thái Bình “đảng viên phụ nữ hiện nay mới chiếm 17% tổng số đảng viên, như thế là cịn ít, cịn hẹp hịi với phụ nữ” [44, tr.196].
Hồ Chí Minh ln phê phán tình trạng hẹp hịi, trọng nam khinh nữ còn tồn tại ở nhiều nơi. Trong bài nói chuyện với đồn cán bộ tỉnh Thanh Hóa, năm
1968, Hồ Chí Minh vạch rõ: “Trong tỉnh ủy có bao nhiêu ủy viên gái? Tại sao khơng có đồng chí gái nào đi đây cả? Gái làm nhiều nhưng khi gặp Trung ương lại khơng có ai là gái! Điều đó chứng tỏ các chú cịn trọng trai khinh gái” [44, tr.419].
Là người quan tâm sâu sắc đến đời sống nhân dân, trong đó có phụ nữ, Hồ Chí Minh cũng đã sớm nhận thấy tình trạng cịn tồn tại những bất bình đẳng, trọng nam khinh nữ trong nhiều gia đình. Theo Hồ Chí Minh, trong khi đời sống khó khăn, nhận thức của nhiều người về quyền bình đẳng nam nữ
khơng tránh khỏi cịn hạn chế, tư tưởng trọng nam khinh nữ sẽ còn tồn tại ở nhiều người và ở nhiều gia đình.
Theo Hồ Chí Minh, một gia đình tốt là một gia đình mà trong đó các thành viên trong gia đình phải biết u thương, tơn trọng lẫn nhau. Song do tàn dư của chế độ phong kiến, người phụ nữ trong gia đình ngay cả ở thời điểm đất nước hịa bình nhiều khi vẫn bị coi thường. Khơng ít cảnh bất bình đẳng khi người phụ nữ vừa gánh vác công việc xã hội, vừa phải lo toan việc gia đình. Đã thế chị em còn phải chịu cảnh bạo hành do có những người chồng vũ phu, cư xử thiếu văn hóa. Hồ Chí Minh đã phê phán rất nhiều về tình trạng này. Năm 1960, trong bài Phải thật sự tôn trọng quyền lợi của phụ
nữ, Người viết:
Hiện nay vẫn cịn có những người chồng đối xử rất tệ với vợ, ngay ở Hà Nội “nghìn năm văn vật” cũng vậy…Ở Lương Yên (Hà Nội) trong 196 gia đình, thì có 26 người chồng thường đánh mắng vợ, có người đánh vợ bị thương. Ở khu Hai Bà Trưng, có người chỉ vì thức ăn khơng vừa ý, đã hất cả mâm cơm vào mặt vợ. Có người vợ ốm, chồng để mặc, khơng săn sóc trơng nom. Ở xã Quảng Lưu (Thanh Hóa), có người nhét