* Nguyên nhân từ sự lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước.
Trong những năm qua, công cuộc đổi mới đã mang lại nhiều thành tựu to lớn, làm thay đổi bộ mặt xã hội, cải thiện đáng kể đời sống của nhân dân trong đó có phụ nữ. Sự lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước thông qua hệ thống chỉ thị, nghị quyết, chính sách, pháp luật đã đạt được nhiều thắng lợi. Song bên cạnh những thành tựu đạt được, việc giải phóng phụ nữ ở nước ta hiện nay cịn nhiều hạn chế, yếu kém. Những yếu kém trong giải phóng phụ nữ ở nước ta hiện nay có nguyên nhân từ sự lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước, cụ thể:
Một là, hệ thống chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về giải phóng phụ nữ cịn chưa thực sự hoàn thiện, một số chính sách chưa được quan tâm thực hiện tốt, vẫn cịn có nhiều điều không thuận lợi cho phụ nữ thực hiện thiên chức gia đình và xã hội.
Việc hoạch định và thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước vẫn còn dừng lại ở những định hướng chung, chương trình phát triển chung để đảm bảo sự công bằng về quyền lợi, nghĩa vụ cho cả hai giới. Thực tế cho thấy, nếu chỉ có chính sách chung, khơng quan tâm đến đặc thù của giới nữ thì các chính sách đó chỉ có lợi cho nam giới. Vì vậy, cần phải có chính sách riêng cho phụ nữ. Điều này đã được Nghị quyết 04 khóa VII của Bộ Chính trị khẳng định: Đảng ta cịn chậm đổi mới cơng tác vận động, Nhà nước thiếu và chậm thể chế hóa chế độ chính sách với phụ nữ, hội liên hiệp phụ nữ chưa bao quát hết các đối tượng, chưa đề xuất đầy đủ và kịp thời để Đảng và Nhà nước bổ sung và sửa đổi một số chế độ chính sách liên quan đến phụ nữ.
Hiện nay đất nước ta đang trên con đường đổi mới, nhiều chính sách về bình đẳng giới đã được thực hiện. Song quan điểm về giới cũng như sự tham gia của nam giới và phụ nữ trong các chương trình, dự án chưa được rõ ràng. Có thể nói rằng việc hoạch định chính sách chưa được đề cập một cách đầy đủ và chưa dựa trên quan điểm giới nên trong thực hiện còn nhiều hạn chế. Phần lớn còn dừng lại là những chính sách chung, khơng tính đến đặc thù của nữ giới. Do vậy về tổng thể những chính sách thường là có lợi cho nam giới.
Hai là, nhận thức của nhiều cấp ủy Đảng và của nhiều cấp chính quyền chưa đầy đủ, phiến diện về giới và bình đẳng giới trong hệ thống chính trị cũng như trong xã hội.
Do thiếu sự quan tâm về giới và bình đẳng giới nên việc hoạch định, quy hoạch cán bộ nữ còn chưa đúng việc, đúng tầm. Từ đó dẫn đến biện pháp tổ chức thực hiện của các cấp ủy Đảng và chính quyền chưa khoa học, thiếu sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Bởi vậy trong q trình thực hiện nhiều nơi cịn thiếu nhất quán giữa lời nói và việc làm, giữa tiêu chuẩn đúng đắn được ghi trong nghị quyết, chỉ thị của Đảng và tiêu chuẩn chủ quan ở trong đầu, chưa nhất quán giữa đánh giá đưa vào quy hoạch cán bộ và các khâu đào tạo, sử dụng, giới thiệu và
bầu cử...Cùng một cơng việc, cùng một trình độ, cùng một cơ sở đào tạo nhưng nam giới dễ được cất nhắc trước để làm lãnh đạo hơn là nữ. Ngay cả trong trường hợp phụ nữ có năng lực thực sự giữ chức vụ cao hơn, làm thủ trưởng nhưng chưa chắc trong thâm tâm nam giới đã tâm phục, khẩu phục.
Việc nhận thức chưa đầy đủ quan điểm công tác cán bộ nữ nên trong xã hội đánh giá cán bộ nữ ở một số cấp, một số ngành chưa khách quan, khoa học, vẫn còn tư tưởng thiên kiến, hẹp hòi, thiếu sự tin tưởng vào khả năng của cán bộ nữ. Tư tưởng này biểu hiện dưới nhiều hình thức như ngại tuyển dụng, định kiến giới, chưa hiểu rõ những đặc điểm riêng của phụ nữ nên việc đánh gía sử dụng cịn thiếu cơng tâm, khách quan và thực trạng bình đẳng về lý thuyết là có. Đảng ta có chủ trương, chính sách về bình đẳng giới, nhưng trong thực tế có những quy định thể hiện sự khơng bình đẳng trong hệ thống chính trị. Như quy định nam 50 tuổi vẫn cịn được đề bạt, nữ 50 tuổi không được đề bạt và do đó, đa số chị em đã có tâm lý an phận lại càng an phận hơn vì thấy khơng có cơ hội phát triển hơn nữa.
Ba là, cơ chế, chính sách tạo nguồn, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ nữ thiếu tính đột phá, chưa có tính chiến lược lâu dài.
Ở nước ta hiện nay hiệu quả thực hiện chính sách cán bộ nữ cịn nhiều hạn chế và khâu yếu nhất vẫn là biện pháp tổ chức thực hiện. Nhiều nội dung trong các nghị quyết, chỉ thị của Đảng chưa được các cơ quan chức năng của Nhà nước cụ thể hóa thành chính sách thống nhất trong cả nước. Một số chính sách đối với cán bộ nữ hiện nay khơng cịn phù hợp như tuổi đề bạt, tuổi nghỉ hưu của một số đối tượng cán bộ nữ chậm nghiên cứu và sửa đổi làm ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển và hạn chế sự đóng góp của phụ nữ.
Cơ chế chính sách đánh giá, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ nữ chưa được các cấp ủy Đảng quan tâm đúng mức, biểu hiện là tỷ lệ cán bộ nữ trong hệ thống chính trị cịn thấp. Cơ cấu nữ khơng đồng đều, một số lĩnh vực
giáo dục, y tế tỷ lệ cán bộ nữ giảm sút, chưa tương xứng với sự phát triển của lực lượng lao động nữ. Đa số cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý được bố trí ở cấp thấp, ít có quyền và thường là cấp phó.
Quy định độ tuổi đề bạt tối đa lần đầu đối với cán bộ nữ ở tất cả các chức danh các cấp, các ngành đều ít hơn nam 5 tuổi, tuổi đi học dài hạn nữ đều ít hơn nam 5 tuổi là khơng hợp lý vì khơng tính đến đặc điểm nữ giới. Ở độ tuổi 40 - 45 là độ tuổi phụ nữ cịn sung sức, tích lũy được kinh nghiệm, khơng cịn bận rộn con nhỏ, phụ nữ có điều kiện để phát huy khả năng nhưng lại không được đào tạo, không được dự nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý.
Hiện nay cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý từ cấp trung ương đến địa phương đều giảm. Nguyên nhân là do đào tạo, đề bạt đội ngũ cán bộ nữ còn thiếu chặt chẽ, khơng có sự quan tâm theo dõi, nhiều khi sau khi đề bạt xong không quan tâm xem họ có chuyển biến tiến bộ, có khả năng phát triển cao hơn hoặc có khó khăn gì khơng? Có thực trạng là thiếu đội ngũ cán bộ nữ kế cận do khơng có kế hoạch đào tạo. Trong đào tạo, nếu như cho phụ nữ một chế độ bồi dưỡng như nam giới thì trí tuệ của phụ nữ chắc chắn khơng thua gì nam giới.
Bốn là, Đảng và Nhà nước thiếu những chính sách kinh tế- xã hội đồng bộ về công tác phụ nữ.
Hầu hết trong các chính sách đối với phụ nữ hiện nay cịn nhiều bất cập. Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng chưa được cụ thể hóa hoặc nếu có thì cũng chưa được thực hiện đầy đủ, có nhiều điểm khơng cịn phù hợp với quan điểm bình đẳng giới. Ví dụ tuổi đi học từ mẫu giáo đến đại học, nam và nữ đều như nhau, tuổi thọ của nữ cao hơn nam, sức khỏe của phụ nữ dẻo dai hơn nam, nhưng nam 50 tuổi vẫn được đề bạt lần đầu, cịn nữ 50 tuổi thì khơng. Tuổi đề bạt lần 2 của nam là 55, nữ là 50. Ranh giới tuổi nghỉ hưu là 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam...
Những quy định về tuổi đề bạt và nghỉ hưu giữa nam và nữ là không giống nhau. Cơ cấu cán bộ nữ, số lượng cán bộ nữ đã thấp, tuổi nghỉ hưu lại quy định sớm hơn nam giới nên cơ hội cho cán bộ nữ trong hệ thống chính trị càng bị hạn chế. Đặc biệt, Đảng và Nhà nước còn thiếu chiến lược lồng ghép quan điểm giới hoặc lồng ghép không triệt để quan điểm giới vào hệ thống pháp luật và chính sách kinh tế - xã hội dẫn đến bất bình đẳng giới trong luật pháp và chính sách là điều không tránh khỏi.
Năm là, việc triển khai chính sách bình đẳng giới cịn chậm và thiếu sự chỉ đạo tập chung của Đảng và Nhà nước.
Nhà nước đã có những quy định về bình đẳng giới trong luật bình đẳng giới và luật lao động, nhưng vẫn chưa hồn chỉnh và thiếu đồng bộ. Chính sách về chế độ nghỉ thai sản mới chỉ dành cho những đối tượng trong các lĩnh vực: người làm việc theo hợp đồng lao động có thời gian đủ 3 tháng trở lên, cán bộ cơng chức, viên chức, cơng nhân quốc phịng, cơng an nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan trong quân đội. Đối tượng làm nông nghiệp, làm nghề bn bán thì chế độ thai sản dường như chưa có sự quan tâm của các cấp, các ngành.
Đối với chính sách con ốm mẹ nghỉ, chính sách thai sản được coi là “ưu tiên” cho giới nữ nhưng thực chất ngược lại. Theo báo cáo của các tổ chức phi chính phủ thì đa số phụ nữ bị mất việc là do nghỉ đẻ, do con ốm nên thời gian làm việc khơng liên tục, do đó khơng thể đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Vì vậy, thay vì phụ nữ được ưu tiên thì cuối cùng lại bị mất việc, đây là sự bất hợp lý vì việc đó ln được coi là thiên chức của phụ nữ.
Sáu là, thiếu một bộ phận cán bộ làm công tác tham mưu chiến lược về giới và công tác cán bộ nữ trong Ban Tổ chức Đảng các cấp.
Trong văn kiện Đại hội X, Đảng ta khẳng định có: “một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ chủ chốt, yếu kém về phẩm chất và năng lực, vừa thiếu tinh thần tiên phong, gương mẫu, vừa khơng đủ trình độ hồn thành nhiệm
vụ” [14, tr.66]. Trong cơng tác chỉ đạo, có nơi, có lúc cịn thỏa mãn về thành tựu giải phóng phụ nữ trên lĩnh vực chính trị, chưa nhận thức đầy đủ yêu cầu, nội dung giải phóng phụ nữ về kinh tế - xã hội.
Ở các ban tổ chức Đảng các cấp cịn thiếu bộ phận cán bộ làm cơng tác tham mưu chiến lược về giới và cơng tác cán bộ nữ. Về phía Nhà nước, bộ máy quản lý nhà nước về bình đẳng giới đã được thành lập nhưng nhân lực và cơ sở vật chất cịn hạn chế, cán bộ làm cơng tác bình đẳng giới cịn thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cơng tác. Đây chính là một trong những ngun nhân dẫn đến tình trạng các cơ quan làm công tác tổ chức cán bộ chưa chú trọng điều tra, đánh giá tình trạng đội ngũ cán bộ nữ, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ nữ.
Bảy là, việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về tuyên truyền vận động giới, về công tác phụ nữ và cán bộ nữ chưa đầy đủ thiếu đồng bộ.
Việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng về giới, về công tác phụ nữ và cán bộ nữ ở nhiều nơi chưa đi vào thực chất, hoặc có triển khai cơng tác bình đẳng, nhưng ở nhiều nơi chưa thực sự hiểu rõ yêu cầu nhiệm vụ cũng như thiếu kiến thức, kỹ năng nên sự phối hợp chưa nhịp nhàng, chưa hiệu quả. Hơn nữa ở một số tỉnh, thành phố còn chưa thực sự quan tâm đến cơng tác này, nên chưa bố trí cán bộ và tạo điều kiện cho hoạt động bình đẳng và tiến bộ của phụ nữ.
Nguyên nhân một phần là do việc xây dựng kế hoạch hoạt động về bình đẳng giới còn lúng túng và ban hành các văn bản hướng dẫn kinh phí cho hoạt động bình đẳng giới chậm, dẫn đến khó khăn trong việc lập dự tốn và bố trí kinh phí cho các hoạt động này của các bộ, ban, ngành, địa phương. Trong quá trình chỉ đạo, điều hành, một số tỉnh, thành phố còn chưa thực sự quan tâm đến cơng tác này nên chưa bố trí cán bộ và tạo điều kiện cho hoạt động bình đẳng
giới vì tiến bộ của phụ nữ. Việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vẫn chưa được thực hiện một cách thực chất và đúng quy định, nhất là trong quá trình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước
* Ngun nhân từ phía các đồn thể phụ nữ.
Theo Hồ Chí Minh, “hội liên hiệp phụ nữ phải là lực lượng mạnh mẽ giúp Đảng động viên, tổ chức và lãnh đạo phụ nữ tiến lên chủ nghĩa xã hội” [42, tr.21]. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, được sự quan tâm của Nhà nước, trong những năm qua, các đoàn thể phụ nữ đã trưởng thành nhanh chóng và góp phần to lớn vào những thắng lợi của dân tộc. Vượt qua biết bao khó khăn trong q trình hoạt động các đồn thể phụ nữ Việt Nam ln nêu cao tinh thần đoàn kết, ra sức giáo dục động viên phụ nữ cống hiến nhiều hơn nữa cho Tổ quốc, tiếp tục đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng phụ nữ và xây dựng người phụ nữ mới xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, hoạt động của các đoàn thể phụ nữ vẫn chưa được chú ý đúng mức, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách, trực tiếp liên quan đến việc tạo điều kiện cho phụ nữ cống hiến khả năng cho sự phát triển trước mắt và tương lai của xã hội chưa được quan tâm đầy đủ. Sở dĩ như vậy là vì những nguyên nhân cơ bản như sau:
Một là, các đoàn thể phụ nữ chưa biết cụ thể hóa các quan điểm, đường lối, chính sách chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về phát huy quyền làm chủ của phụ nữ.
Ở một số nơi, các đoàn thể phụ nữ chưa thực sự nắm vững quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát huy quyền làm chủ của phụ nữ. Do đó, việc tổ chức thực hiện quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước của các đồn thể phụ nữ cịn thiếu cụ thể, chưa sát hợp với các loại đối tượng, chưa đáp ứng được các yêu cầu của thời kỳ đổi mới. Ở nhiều chủ trương, cơng tác chỉ đạo thực hiện của đồn thể phụ nữ thiếu quyết liệt, thiếu giải pháp cụ thể. Nguồn lực tài chính cho mục tiêu bình đẳng giới
và hoạt động của Hội còn hạn hẹp, việc vận động, khai thác nguồn lực chưa chủ động, thiếu chiến lược.
Việc cụ thể hóa chủ trương, chính sách, luật pháp của Đảng và Nhà nước liên quan đến phụ nữ và bình đẳng giới ở cả cấp Trung ương và địa phương cịn chậm, chưa đồng bộ. Cơng tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện chủ trương chính sách liên quan đến phụ nữ chưa được quan tâm đúng mức, thiếu hiệu quả. Một số cấp ủy Đảng, chính quyền chưa coi trọng chỉ đạo, tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng về công tác phụ nữ.
Hai là, hoạt động và tổ chức của đoàn thể phụ nữ ở nhiều nơi chưa đạt hiệu quả cao.
Hoạt động của đoàn thể phụ nữ ở nhiều nơi chưa khơi dậy được mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo của các tầng lớp phụ nữ. Một số hoạt động chăm lo, hỗ trợ phụ nữ hiệu quả chưa cao, chưa sâu rộng với từng nhóm đối tượng đặc thù.
Định hướng lãnh đạo, chính sách, phương pháp vận động phụ nữ nhiều lúc còn thiếu cụ thể, chưa sát hợp với từng đối tượng, khu vực, vùng miền, chưa đáp ứng kịp yêu cầu. Nội dung, phương thức hoạt động của hội phụ nữ ở nhiều nơi chưa được đổi mới mạnh mẽ, hiệu quả thực hiện một số phong trào của hội chưa cao.
Ba là, các đoàn thể phụ nữ ở nhiều nơi chưa quan tâm tốt đến đời sống