Vai trò của phụ nữ trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về giải phóng phụ nữ và việc vận dụng vào sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 26 - 32)

Hồ Chí Minh là người sớm thấy và ln quan tâm phát huy vai trị của phụ nữ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Vì vậy, trong tổng số những bài nói, bài viết, Hồ Chí Minh có đến gần 100 bài nói đến vai trị và những đóng góp của phụ nữ vào trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

Từ thực tiễn đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, cũng như thực tiễn cách mạng của nhiều nước trên thế giới, Hồ Chí Minh khẳng định: “xem trong lịch sử cách mệnh, chẳng có lần nào là khơng có đàn bà, con gái tham gia, khơng thể có một lực lượng cách mạng mạnh mẽ, nếu khơng có phụ nữ tham gia” [33, tr.288].

Trong q trình ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã nhận thấy một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam là sự tham gia của phụ nữ. Người khẳng định: “An Nam cách mệnh cũng phải có nữ giới tham gia mới thành công” [34, tr.289]. Theo Người, “phụ nữ ta chẳng tầm thường, đánh Đông, dẹp Bắc làm gương để đời” [35, tr.222].

Trong thời kì hoạt động bí mật, “nhiều chị em đã giác ngộ tham gia hoạt động cách mạng rất dũng cảm, mặc dầu muôn ngàn nguy hiểm, gian khổ, rất nhiều chị em đã bảo vệ cách mang rất gan góc. Thời kì đó, ở Việt Bắc, “đã có rất nhiều chị em phụ nữ các dân tộc thiểu số không những vượt ngàn gian khổ, mà cịn gạt bỏ cả mê tín, để bảo vệ cách mạng và cán bộ hoạt động cách mạng” [42, tr.87]. Hồ Chí Minh khẳng định phụ nữ nước ta đã có nhiều đóng góp cho cách mạng, có nhiều tiến bộ như chị Nơng Thị Trưng ở Cao Bằng đã từng nuôi giấu cán bộ cách mạng, chị Má Thị Phảy ở Lạng Sơn đã bất chấp nguy hiểm, nhiều lần vượt biên giới làm liên lạc cho cách mạng, rồi những tấm gương anh dũng hy sinh của chị Nguyễn Thị Minh Khai, chị Võ Thị Sáu…

Cách mạng Tháng Tám thành công, đất nước giành độc lập chưa được bao lâu thì nhân dân ta lại một lần nữa đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Trong những năm kháng chiến, có rất nhiều phụ nữ đã bất chấp mọi hy sinh gian khổ, che giấu, canh gác, bảo vệ cán bộ cách mạng. Các mẹ, các chị đã đào hầm bí mật để ni giấu cán bộ “từ lúc tóc cịn xanh, đến khi phơ phơ đầu bạc” vẫn giữ vững lòng thủy chung sắt son với cách mạng, nhiều chị em

làm giao liên, liên lạc, anh dũng, gan dạ vượt qua các đồn bốt, mạng lưới do thám dày đặc của địch, chuyển thư từ, cơng văn một cách an tồn, nhiều chị kiên trì, len lỏi trong thơn xóm để xây dựng cơ sở, gây dựng phong trào cách mạng, vận động binh sĩ địch về với cách mạng. Trong các chiến dịch, phụ nữ đi dân công, chở lương thực, đạn dược, làm đường, 2/3 số dân công là phụ nữ. Mặc dầu bị địch khủng bố dữ dội, nhưng chị em vẫn giữ vững tinh thần, động viên nhau làm tròn nhiệm vụ.

Hồ Chí Minh đã ghi nhận những đóng góp to lớn của phụ nữ trong kháng chiến. Người ca ngợi tinh thần dũng cảm chiến đấu khơng quản nguy hiểm, khó khăn của các nữ du kích như thành tích của hàng vạn phụ nữ Kinh, Tày, Nùng, Mán, Mèo xông pha lửa đạn để giúp đỡ bộ đội trong mọi việc. Nhiều bà cụ ngoài bảy, tám mươi tuổi chẳng những xung phong đi dân cơng mà cịn thách thi đua với các cụ ông và con cháu. Để phát huy vai trò của phụ nữ và của toàn dân tộc trong kháng chiến, Người đã đưa ra những ví dụ rất cụ thể như: “Bà cụ Năm (Cao Bằng) 83 tuổi xung phong đi sửa đường, cán bộ khun bà cụ nghỉ thì cụ đã nói “Càng già càng phải giúp kháng chiến, sửa đường cho bộ đội đi cho mau, giết cho nhiều giặc, thắng cho nhiều trận” [38, tr.473].

Hồ Chí Minh rất xúc động trước tình yêu thương chiến sĩ của các bà, các cụ trong Hội mẹ chiến sĩ ở các địa phương. Theo Người, “các bà mẹ chiến sĩ và các chị em giúp thương binh đã hòa lẫn lòng yêu nước, yêu cách mạng, yêu chiến sĩ thành một mối yêu thương không bờ bến, mà giúp đỡ chiến sĩ và chăm sóc thương binh như con em ruột thịt của mình” [38, tr.431]. “Ở các vùng tạm chiến, các mẹ chẳng khác gì các “nữ thần hộ mệnh” đã bảo vệ cho các chiến sĩ hoạt động bí mật. Việc làm của các bà, các mẹ thật đáng khâm phục” [38, tr.407]. Người đã tỏ lòng biết ơn sâu sắc các cụ đã thương yêu săn sóc các chiến sĩ như con cháu ruột thịt và nhắc nhở các chiến sĩ phải hiếu với

Trong cuộc kháng chiến trường kì gian khổ đã có hàng ngàn tấm gương phụ nữ hi sinh anh dũng, bị địch bắt tra tấn dã man, móc mắt, tróc thịt, hủy hoại cơ thể nhưng các chị vẫn giữ vững tấm lòng son sắt với Đảng, với cách mạng, hy sinh anh dũng trước kẻ thù. Hồ Chí Minh nhiều lần nhắc nhở “chúng ta có hịa bình vì đã có bao nhiêu gương đấu tranh hy sinh anh dũng của toàn dân ta, toàn Đảng ta, trong đó có phụ nữ ta” [37, tr.88]. Trong Thư gửi phụ nữ nhân dịp kỷ niệm Hai Bà Trưng và ngày Quốc tế phụ nữ, năm 1952, Người viết:

Tơi kính cẩn nghiêng mình trước linh hồn các nữ liệt sĩ đã hy sinh cho Tổ quốc…Tơi kính chào các bà mẹ có con trong bộ đội và các bà mẹ cùng vợ con các liệt sĩ. Trong cuộc kháng chiến to lớn của dân tộc ta, phụ nữ ta đang gánh vác một phần quan trọng [38, tr.431].

Ngày 8/3/1952, khi cuộc kháng chống thực dân Pháp của nhân dân ta bước vào giai đoạn quyết liệt, nhân ngày Quốc tế phụ nữ, Hồ Chí Minh đã viết thư gửi cho chị em phụ nữ trong nước và chị em kiều bào ngồi nước, trong đó có đoạn:

Hai Bà Trưng đã để lại cho phụ nữ Việt Nam một truyền thống vẻ vang là dũng cảm kháng chiến. Liên đoàn phụ nữ dân chủ quốc tế giúp phụ nữ Việt Nam bồi dưỡng truyền thống ấy, hăng hái đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc xâm lược. Phụ nữ Việt Nam đã xứng đáng là con cháu của Hai Bà Trưng và là lực lượng trong quốc tế phụ nữ [38, tr.431]. Khi nước ta bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, một đế quốc có tiềm lực kinh tế, quân sự kĩ thuật rất mạnh, một cuộc chiến đấu hết sức gay go và quyết liệt, đáp lại lời kêu gọi của Hồ Chí Minh, phụ nữ ta ra sức phát huy hơn nữa truyền thống dũng cảm, đảm đang, cùng toàn quân, toàn dân bảo vệ độc lập tự do cho Tổ quốc, đưa sự nghiệp chống Mỹ cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn, chị em phụ nữ đã tỏ rõ sức mạnh và khả năng của mình trên mọi lĩnh vực.

Ở Miền Nam, chị em phụ nữ đã trở thành lực lượng đông đảo trong các cuộc đấu tranh cách mạng: kiên trì, bền bỉ, ngoan cường, những đội quân tóc dài đã gan dạ xơng pha, bất chấp gian khổ, đấu tranh địi thi hành Hiệp định Giơnevơ, biến những buổi tối tố cộng của địch thành những buổi tố cáo, vạch trần âm mưu, tội ác của bọn tay sai. Hồ Chí Minh rất tự hào về những thành tích của chị em phụ nữ miền Nam. Người viết:

Miền Nam anh hùng có đội quân đấu tranh chính trị gồm hàng vạn chiến sĩ tồn là phụ nữ. Họ rất mưu trí và dũng cảm làm cho địch phải khiếp sợ và gọi đó là “đội quân tóc dài”. Phó tư lệnh giải phóng qn là cơ Nguyễn Thị Định. Cả thế giới chỉ có ta có vị tướng gái như vậy. Thật là vẻ vang cho miền Nam, cho cả dân tộc ta [44, tr.149].

Ở miền Bắc, chị em phụ nữ đã hăng hái thi đua thực hiện phong trào “Ba đảm đang” chống Mỹ, cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chị em vừa chiến đấu, vừa sản xuất, chi viện sức người, sức của cho miền Nam, làm tròn vai trò là hậu phương vững chắc cho cả nước. Hồ Chí Minh đã nhiều lần gửi thư khen gợi phụ nữ miền Bắc đã chiến đấu dũng cảm bắn rơi nhiều máy bay địch, bắn cháy nhiều tàu chiến Mỹ, cùng nhiều thành tích chiến đấu khác. Người khẳng định:

Trong phong trào thanh niên xung phong chống Mỹ, cứu nước, nhiều cháu thanh niên gái Vĩnh Linh vừa sản xuất giỏi, vừa chiến đấu giỏi, tổ cầu đường Trần Thị Lý ở Quảng Bình và tiểu đội 9, đại đội 814 đã đảm bảo tốt giao thông dưới làn bom đạn, đội quân gái ở Nam Ngạn đã góp phần bắn đươc nhiều máy bay giặc Mỹ, v.v.. [44, tr.149].

Hồ Chí Minh ln đánh giá cao vai trị của các bà mẹ đã anh dũng che chở cho bộ đội, khuyến khích chồng, con đi chiến đấu, cắn răng chịu đựng những mất mát đau thương. Người nói:

Các bà mẹ chiến sĩ đã khuyến khích con cháu mình vào bộ đội đánh giặc cứu nước. Ngồi ra, ân cần, ni nấng, giúp đỡ và bảo vệ cán bộ và chiến sĩ khác như con cháu của mình. Như bà mẹ Suốt ở Quảng Bình đã xơng pha bom đạn, khơng sợ sóng to, gió lớn, suốt ngày đêm chèo thuyền đưa bộ đội qua sông để chiến đấu. Bà mẹ Cần người Thái ở Sơn La có 6 người con thì 2 con đi bộ đội, 4 vào du kích, bản thân mẹ cũng hăng hái vào bạch đầu quân. Bà mẹ Đích ở Thái Bình đã cho cả 4 đứa con trai và 1 người con rể vào bộ đội. Bản thân bà mẹ vừa lo việc nhà cho các con, vừa hăng hái giúp đỡ gia đình chiến sĩ. Mẹ Đích rất tự hào là cả nhà gồm có 4 con trai, 2 con gái, 1 con rể đều vẻ vang được tham gia Đảng lao động Việt Nam [44, tr.149].

Đánh giá công lao to lớn của chị em phụ nữ, Hồ Chí Minh khẳng định: “như thế là từ xưa tới nay, từ Nam đến Bắc, từ trẻ đến già, phụ nữ Việt Nam thật là anh hùng” [44, tr.159], hay “mỗi khi nước nhà gặp nguy nan, thì phụ nữ ta đều hăng hái đứng lên góp phần xứng đáng của mình và sự nghiệp giải phóng dân tộc [44, tr.148].

Hồ Chí Minh ln khẳng định lực lượng phụ nữ là một bộ phận không thể tách rời của cách mạng, một trong những nhân tố quan trọng bảo đảm mọi thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Người đã tặng phụ nữ Việt Nam 8 chữ vàng: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.

Hồ Chí Minh khẳng định: “Non sơng gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ” [38, tr.432]. Đó cũng là lời khẳng định vị trí, vai trị của phụ nữ trong sự nghiệp xây dựng đất nước.

Như vậy, cùng với nam giới, phụ nữ đã tích cực tham gia đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Đây là truyền thống của phụ nữ Việt Nam. Như Hồ

Chí Minh đã chỉ rõ: vai trị của phụ nữ khơng chỉ thể hiện ở lòng căm thù giặc ngoại xâm, động viên và hy sinh để chồng con yên tâm cầm súng ra mặt trận, mà còn trực tiếp tham gia cầm súng đánh giặc, họ đã có nhiều hy sinh, đóng góp cho sự nghiệp đấu tranh giành và giữ độc lập chủ quyền dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về giải phóng phụ nữ và việc vận dụng vào sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)