cách mạng của dân tộc
Hồ Chí Minh là người đầu tiên trong lịch sử dân tộc đặt vị thế, vai trò của phụ nữ ngang với nam giới và cũng là một trong những nhà tư tưởng, lãnh tụ tiêu biểu của thế giới đề cao sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Chính vì vậy, giáo
sư sử học người Mỹ, Steven đã dành những lời trân trọng nhất để nói về Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người. Steven viết:
Hai thế kỷ qua đã sản sinh ra những lãnh tụ chính trị nổi tiếng trên thế giới nhiều hơn tất cả các giai đoạn khác trong lịch sử. Trong số những lãnh tụ là nam giới như T.Giécphécxen, M.Giăngđi, C.Mác, V.I.Lênin, Mao Trạch Đơng...chỉ có Hồ Chí Minh đã ln nói về quyền bình đẳng của phụ nữ được hưởng các quyền lợi khác nhau như nam giới. Chỉ có Hồ Chí Minh là thấy được rằng phụ nữ đã phải chịu đựng gánh nặng như nam giới và còn hơn thế nữa. Tất cả các lãnh tụ nói trên đều quan tâm sâu sắc đến công lý xã hội, cho tồn thể xã hội, nhưng chỉ có Hồ Chí Minh đã thẳng thắn nói về chủ đề phụ nữ [21, tr.142].
Ngun Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình khi trả lời phỏng vấn Đài phát thanh BBC (Anh) ngày 3-7- 2001 đã khẳng định: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khởi xướng con đường giải phóng phụ nữ tại Việt Nam. Người đã thức tỉnh phụ nữ tham gia giải phóng dân tộc, giải phóng nhân loại, từ đó giải phóng chính mình”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ có nguồn gốc sâu xa từ sự chứng kiến trực tiếp của Người qua cuộc sống gia đình và xã hội suốt thời niên thiếu ngay ở quê hương xứ sở Nghệ Tĩnh nghèo khổ. Dưới chế độ phong kiến, thực dân, nhân dân ta, trong đó có chị em phụ nữ bị áp bức, bóc lột đến cùng cực, bị khinh rẻ đến mức mất cả tư cách làm người. Thân phận và địa vị của chị em phụ nữ còn bị trói buộc bởi các quan niệm đạo đức phong kiến lỗi thời, lạc hậu. Chị em phụ nữ luôn chịu cảnh “một cổ hai tròng” vừa bị tư tưởng phong kiến coi thường về địa vị xã hội, vừa bị bọn thực dân bóc lột về sức lực, kinh tế, bị chà đạp nhân phẩm và quyền làm người.
Từ sự chứng kiến những đau thương, khổ nhục của người phụ nữ dưới chế độ thực dân, phong kiến, Hồ Chí Minh đã khẳng định mọi áp bức, nơ dịch
đối với phụ nữ và trẻ em ở các nước thuộc địa không phải chỉ do tư tưởng phong kiến lỗi thời lạc hậu, mà chủ yếu là do chế độ áp bức dân tộc và bóc lột giai cấp của chủ nghĩa thực dân gây ra. Chính sách tàn bạo của thực dân Pháp là nguyên nhân căn bản đẩy chị em phụ nữ nước ta vào con đường đói khổ, tủi nhục. Vì vậy, theo Hồ Chí Minh, quyền lợi của người phụ nữ phải gắn liền với quyền lợi của dân tộc, của giai cấp và của nhân dân lao động.
Hồ Chí Minh khẳng định muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, trong đó có giải phóng phụ nữ thì khơng có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. Hồ Chí Minh xác định mục tiêu của cách mạng là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và xuyên suốt trong đó có giải phóng phụ nữ. Người đặt sự nghiệp giải phóng phụ nữ vào trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xem giải phóng dân tộc là điều kiện tiên quyết để tiến tới giải phóng phụ nữ. Chị em phụ nữ chỉ được giải phóng chừng nào nhân dân ta thốt khỏi ách thống trị của bọn đế quốc và bè lũ phong kiến tay sai, giành độc lập chủ quyền dân tộc, thiết lập chính quyền dân chủ nhân dân. Người khẳng định đàn bà con gái cũng nằm trong nhân dân, cả dân tộc được tự do, thì đương nhiên họ cũng là những người được tự do. Ngược lại nếu dân tộc còn trong cảnh nơ lệ thì họ và con cái họ cũng sẽ sống trong cảnh nơ lệ.
Theo Hồ Chí Minh, giải phóng phụ nữ là mục tiêu và cũng là động lực của cách mạng. Người khẳng định: “Xem trong lịch sử cách mệnh chẳng có lần nào là khơng có đàn bà con gái tham gia” và “An Nam cách mệnh cũng phải có nữ giới tham gia mới thành cơng” [34, tr.289]
Tư tưởng chỉ đạo của Hồ Chí Minh là thêm bạn, bớt thù. Hồ Chí Minh ln chú ý đến việc Đảng phải quan tâm mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc và nhờ đó Mặt trận Việt Minh đã mở rộng thành Mặt trận Liên hiệp Quốc dân Việt Nam, Hội phụ nữ phản đế trở thành Hội phụ nữ cứu quốc và sau mở rộng thành Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam ngày nay.
Trong công tác vận động phụ nữ, Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến lợi ích chung của dân tộc, của nhân dân lao động, đồng thời hết sức quan tâm đến lợi ích của chị em phụ nữ, đến những nét đặc thù trong điều kiện lao động, sinh sống của họ. Ngay trong thời kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam cịn hoạt động bí mật, đế quốc Pháp đang thống trị ở nước ta, cuộc vận động cách mạng mới bắt đầu, dưới sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh, Đảng ta đã kịp thời chỉ rõ trong công tác vận động phụ nữ phải chú ý đến quyền lợi riêng của chị em. Những chủ trương của Đảng đã đáp ứng nguyện vọng tha thiết của chị em phụ nữ đang sống trong vịng áp bức bóc lột của chế độ thực dân và những tệ phân biệt đối xử nam nữ. Sự quan tâm của Đảng và của Hồ Chí Minh đã động viên chị em phụ nữ tích cực tham gia cách mạng, gắn bó chặt chẽ với phong trào đấu tranh chung của toàn dân tộc.
Nét đặc biệt trong tư tưởng giải phóng phụ nữ ở Hồ Chí Minh là đặt sự nghiệp giải phóng phụ nữ trong tồn bộ sự nghiệp cách mạng, đặt quyền của chị em phụ nữ gắn liền quyền dân tộc độc lập, quyền dân tộc tự quyết. Theo Hồ Chí Minh, có giành được độc lập dân tộc thì mới thực hiện được quyền bình đẳng của phụ nữ. Trong đấu tranh giải phóng dân tộc phải đem tồn bộ sức mạnh dân tộc để tranh đấu, phải “đem sức ta mà giải phóng cho ta”. Trong sự nghiệp giải phóng phụ nữ cũng là đem sức mạnh của đoàn kết dân tộc, đồn kết phụ nữ mà giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ trong xã hội.
Theo Hồ Chí Minh, cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa đều là hướng tới để giải phóng con người, giải phóng phụ nữ. Theo Hồ Chí Minh, nếu chưa giải phóng được phụ nữ, một “phần nửa” xã hội thì cũng có nghĩa là chưa xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới thật sự đem lại lợi ích cho con người, trong đó có người phụ nữ. Người khẳng định quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng chính là q
trình thực hiện giải phóng phụ nữ và ngược lại “để xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải thật sự giải phóng phụ nữ và tơn trọng quyền lợi của phụ nữ” [42, tr.227]. Để được giải phóng, có quyền bình đẳng với nam giới thì chị em phụ nữ phải tích cực tham gia góp phần vào cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Như vậy, theo Hồ Chí Minh, làm cách mạng xét đến cùng là để giành lấy độc lập, tự do, dân chủ, nam nữ đều có quyền như nhau. Nếu cách mạng mà chưa giải phóng được phụ nữ thì cũng có nghĩa là nó mới giải phóng được một nửa thế giới. Người khẳng định chỉ có giải phóng được dân tộc và phát triển đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội thì phụ nữ mới được thực sự giải phóng và đây là một sự nghiệp giải phóng chân chính nhất, tồn diện và triệt để nhất.