Những thành tựu trong giải phóng phụ nữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về giải phóng phụ nữ và việc vận dụng vào sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 63 - 78)

* Thành tựu giải phóng phụ nữ trong đời sống gia đình

Như Hồ Chí Minh khẳng định thì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, gia đình là hạt nhân của xã hội. Trong gia đình, Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của phụ nữ và đặc biệt quan tâm đến việc phát huy vai trò của phụ nữ. Giải phóng phụ nữ cũng chính là để phát huy vai trò của họ trong đời sống gia đình và xã hội. Song theo Hồ Chí Minh, để giải phóng phụ nữ thì cần tạo ra mơi trường thuận lợi, thống nhất là môi trường pháp lý.

Trên cơ sở kế thừa và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, ngay sau cách mạng Tháng Tám thành cơng, Đảng và Nhà nước ta đã có những quy định về quyền bình đẳng nam nữ và chế độ hơn nhân một vợ một chồng. Hiến pháp đầu tiên và luật hơn nhân gia đình năm 1959 đã đề cập tới việc bảo đảm hôn nhân tự nguyện, tiến bộ như vợ, chồng bình đẳng và cấm tệ ngược đãi trong gia đình. Những quy định này tiếp tục được kế thừa trong luật hơn nhân và gia đình năm 1986 và năm 2000. Năm 1995, bộ luật dân sự ra đời cũng đã quy định trong quan hệ dân sự, các bên bình đẳng, khơng phân biệt giới tính. Năm 2000, luật hơn nhân và gia đình mới đã u cầu thực hiện việc ghi tên cả vợ và chồng trong giấy chứng nhận tài sản đăng ký thuộc quyền sở hữu chung và lần đầu tiên lao động trong gia đình được coi là hoạt động có tạo ra thu

nhập. Đặc biệt, việc ban hành luật bình đẳng giới năm 2006 và luật phịng chống bạo lực gia đình năm 2007 là thành tựu rất đáng tự hào trong sự nghiệp bình đẳng giới ở nước ta. Đây là những văn bản pháp lý quan trọng nhằm thúc đẩy việc thực hiện bình đẳng giới trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội.

Có thể khẳng định rằng Đảng và Nhà nước ln quan tâm tạo việc làm, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, tạo điều kiện cho phụ nữ hoàn thành tốt nhiệm vụ trong gia đình và ngồi xã hội. Nghị quyết 04 khóa VII của Bộ Chính trị khẳng định phụ nữ vừa là người công dân, người lao động, vừa là người mẹ; phụ nữ có vai trị quan trọng trong xây dựng gia đình, cần tạo điều kiện để phụ nữ phát triển hài hịa giữa nghĩa vụ cơng dân và chức năng người mẹ trong việc xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Trong

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011- 2020, Đảng ta khẳng định phát huy

giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình Việt Nam tiến bộ, hạnh phúc, thực hiện tốt bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong những năm qua, Hội liên hiệp phụ nữ nước ta đã làm tốt vai trị nịng cốt của mình trong phong trào phụ nữ, tích cực vận động phụ nữ tham gia các phong trào thi đua: “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà”...Các phong trào này đã thu hút được đông đảo chị em phụ nữ hưởng ứng tham gia.

Chị em phụ nữ luôn được Đảng và Nhà nước, gia đình và tồn xã hội quan tâm, tạo điều kiện về nhiều mặt. Đồng thời chị em phụ nữ cũng đã cố gắng vươn lên để thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm trong xã hội và gia đình, đảm đang gánh vác cả việc nước lẫn việc nhà, là lực lượng nòng cốt để bảo vệ tổ ấm gia đình trong thời kỳ kinh tế thị trường. Với thiên chức làm vợ, làm mẹ, chị em phụ nữ đã có những cống hiến xuất sắc trong việc ni dưỡng các

“ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc”. Đánh giá cơng lao của người mẹ, khơng có sự đánh giá nào chính xác và đầy đủ hơn sự đánh giá của Hồ Chí Minh. Người nói: “Nhân dân ta rất biết ơn các bà mẹ cả hai miền Nam Bắc đã sinh đẻ và nuôi dạy những thế hệ anh hùng của nước ta” [44, tr.148]. Tại Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XI ngày 12-3-2012, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Phụ nữ còn làm tốt vai trò người vợ, người mẹ, người thầy đầu tiên, tổ chức, chăm lo cuộc sống, góp phần rất quan trọng xây dựng tổ ấm gia đình. Những đóng góp bền bỉ, thầm lặng của các thế hệ phụ nữ ngày càng tô thắm thêm truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang" [58, tr.3].

Sự phát triển của đất nước đã làm cho đời sống các gia đình ở nước ta hiện nay có nhiều thay đổi. Gia đình mà trong đó nổi bật là mối quan hệ vợ chồng được xây dựng trên cơ sở tình yêu thật sự. Người vợ và người chồng lấy nhau chỉ vì thương u nhau, khơng chịu sự chi phối bởi yếu tố kinh tế. Tình thương yêu ấy không phải là bồng bột nhất thời, mà phải là tình cảm vững bền được củng cố bằng sự kính trọng lẫn nhau và gắn bó với nhau bởi có cùng chung mục đích lý tưởng sống. Người vợ và người chồng tôn trọng lẫn nhau tức là coi trọng tính tình và ý kiến của nhau, thường xun quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Do đó, địa vị, vai trò của người phụ nữ trong gia đình cũng ngày càng được khẳng định. Từ địa vị là những người lệ thuộc, thụ động trong gia đình, họ được ngang hàng, bình đẳng với nam giới.

Địa vị người phụ nữ khơng chỉ tăng lên trong xã hội mà cịn tăng lên trong gia đình. Phụ nữ là những người có vai trị đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế gia đình. Họ là lao động chính ở nhiều lĩnh vực như chăn nuôi, buôn bán…Phụ nữ ngày càng được bình đẳng với nam giới trong quyền quyết định các công việc quan trọng. Từ chỗ người chồng có quyền quyết định tất cả, giờ đã chuyển dần sang việc cả hai vợ chồng cùng tôn trọng lẫn

nhau, bàn bạc quyết định và chia sẻ cơng việc, cùng có tiếng nói chung trong việc giải quyết các vấn đề của gia đình như ni dạy con cái, chi tiêu, tổ chức vui chơi, giải trí...

Là người vợ hiền, người phụ nữ luôn hiểu chồng, sẵn sàng chia sẻ những ngọt bùi, cũng như những đắng cay cùng chồng, khiến người chồng luôn cảm thấy yên tâm trong cuộc sống, từ đó họ có thể đóng góp nhiều hơn cho xã hội. Khơng chỉ chăm sóc giúp đỡ chồng trong gia đình, người vợ cịn đưa ra những lời khuyên thiết thực giúp chồng trong công việc, đóng góp thành cơng trong sự nghiệp của chồng. Chính họ đã tiếp sức cho chồng, con vượt qua những khó khăn để vươn lên thành cơng trong cuộc sống.

Ngày nay, sự chia sẻ những công việc giữa vợ chồng trong gia đình đã có sự thay đổi đáng kể. Đó cũng là sự chuyển biến tích cực trong phân cơng lao động gia đình. Ở khu vực thành thị, tỷ lệ người vợ làm công việc nội trợ có giảm đi, do ngày nay có nhiều dịch vụ làm giảm nhẹ gánh nặng công việc cho phụ nữ, một số gia đình khá giả đã sắm được các tiện nghi hiện đại, người chồng đã bước đầu tự giác chia sẻ công việc nhà cùng vợ, một số gia đình cịn thuê người giúp việc.

Quá trình xây dựng phát triển đất nước đã làm quan niệm của nhiều người về gia đình và hạnh phúc gia đình có nhiều thay đổi. Nếu như trước kia phụ nữ bị trói buộc bởi “tam tịng”, “tứ đức” thì hiện nay “tam tòng” như trước đây dường như khơng cịn tồn tại trong xã hội. “Tứ đức” thì thời đại nào cũng cần, nhưng rõ ràng là nội dung của nó cũng có sự biến đổi để phù hợp với thời đại. Trước kia phụ nữ coi gia đình là tất cả, suốt ngày chỉ chăm lo phục vụ chồng con, thì ngày nay chị em phụ nữ thấm nhuần lời dạy của Hồ Chí Minh: gia đình khơng cịn chỉ là cái nhà, cái sân, mà phải coi dân tộc, Tổ quốc và rộng hơn nữa là cả thế giới. Đa số chị em phụ nữ không cịn để khn khổ gia đình riêng làm hàng rào vây chặt, hạn chế sự phát triển của mình.

Trong các gia đình hiện nay đã giảm dần khoảng cách trong phân công công việc theo lối việc này chỉ để nam giới còn việc kia là của chị em phụ nữ, mà các thành viên trong gia đình được phân công công việc phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe và khả năng. Điều quan trọng nhất là nhận thức đúng của cả hai giới về phân công công việc trong gia đình là từ sự giáo dục của cha mẹ, người lớn. Phần lớn phụ nữ khơng cịn chấp nhận chỉ quanh quẩn với bếp núc, nhà cửa mà đã rất năng động, xông pha trên nhiều lĩnh vực trong xã hội, biết có ý kiến để chồng tạo điều kiện bằng cách chia sẻ việc nhà, tạo điều kiện để họ có thể tham gia được các cơng tác xã hội. Đó chính là biểu hiện của bình đẳng giới. Nếu hiểu đúng thì bình đẳng giới là phụ nữ có một vị trí xứng đáng, có tiếng nói trong gia đình, xã hội ngang hàng với nam giới.

Như vậy, trong điều kiện đời sống gia đình cịn gặp nhiều khó khăn, cùng với những tác động của nền kinh tế thị trường, người phụ nữ đã thể hiện tình thương và trách nhiệm, lòng nhân ái, đức hy sinh, kết hợp với sự hiểu biết, ứng xử khéo léo trong các quan hệ gia đình, dịng họ, trọn đạo hiếu thảo. Người phụ nữ đã khơng quản ngại khó khăn, vất vả, khó nhọc, tồn tâm, tồn ý lo toan, đảm đương cơng việc gia đình.

* Thành tựu giải phóng phụ nữ trong lao động sản xuất

Trong lịch sử, phụ nữ bao giờ cũng là lực lượng lao động quan trọng trong xã hội. Bằng lao động, phụ nữ đã góp phần làm giàu cho xã hội, làm phong phú cuộc sống của con người. Đúng như Hồ Chí Minh từng khẳng định: phụ nữ là lực lượng lao động quan trọng trong xã hội, là đội quân chủ lực tạo ra của cải vật chất làm giàu cho đất nước.

Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành, sửa đổi, bổ sung nhiều chủ trương, chính sách nhằm tạo thuận lợi cho việc thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trong sống kinh tế - xã hội. Nghị quyết 04 năm 1993 của Bộ Chính trị đã khẳng định vai trò quan

trọng của lao động nữ trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước và nhấn mạnh: mục tiêu giải phóng phụ nữ hiện nay là thiết thực cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ, nâng cao vị trí xã hội của phụ nữ, thực hiện nam nữ bình đẳng, xây dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khỏe, có kiến thức, năng động, sáng tạo biết làm giàu chính đáng, quan tâm đến lợi ích xã hội, cộng đồng, có lịng nhân hậu.

Luật lao động năm 1994, được sửa đổi bổ sung một số điều năm 2002, đã dành một chương gồm 10 điều qui định riêng đối với lao động nữ như: quyền làm việc của phụ nữ bình đẳng về mọi mặt với nam giới; chăm sóc sức khoẻ, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ; mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ để ngoài nghề đang làm, người lao động nữ cịn có thêm nghề dự phịng và để việc sử dụng lao động nữ được dễ dàng, phù hợp với đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ; Nhà nước có chính sách ưu đãi, xét giảm thuế đối với những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ; nghiêm cấm người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm danh dự và nhân phẩm phụ nữ; ưu tiên nhận phụ nữ vào làm việc khi người đó đủ điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn làm công việc phù hợp với cả nam và nữ. Như vậy, các quy định pháp lý đối với lao động nữ về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm là rất rõ ràng, hợp tình, hợp lý. Đây là văn bản pháp lý đảm bảo quyền của lao động nữ, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta tạo điều kiện để phụ nữ phát huy vai trị của mình trong đời sống xã hội.

Với những chủ trương, chính sách đúng đắn, Đảng và Nhà nước trong thời gian qua đã tập trung thực hiện nhiều biện pháp để tạo ra cơ hội, điều kiện cho phụ nữ tham gia các hoạt động kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho bản thân và gia đình. Phụ nữ “chiếm trên 50% dân số và hơn 48% lực lượng lao động xã hội” [58, tr.3]. Hầu hết chị em phụ nữ đã phát huy

được truyền thống đồn kết, vượt qua mọi khó khăn, năng động, sáng tạo, tận tụy, nhiệt tình, trách nhiệm trong lao động. Chị em phụ nữ đã đạt được nhiều thành tích góp phần xứng đáng vào cơng cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước, tô đẹp thêm truyền thống cao quý của phụ nữ Việt Nam.

Theo số liệu điều tra lao động việc làm, chị em phụ nữ tham gia hoạt động kinh tế có chiều hướng gia tăng. Tính đến năm 2010, trong báo cáo điều tra lao động và việc làm của tổng cục thống kê, tỷ lệ lao động nữ trong nông nghiệp, lâm nghiệp là 50,9%; bán buôn bán lẻ là 58,6%; dịch vụ lưu trú và ăn uống là 69,8%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm là 52,9%; giáo dục đào tạo là 68,4%; y tế và hoạt động cứu trợ xã hội là 61,8%.

Đối với lĩnh vực sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, tỷ lệ nữ chiếm hơn 50% lực lượng lao động. Trước những biến động của thời tiết, dịch bệnh, giá cả, áp lực cạnh tranh, chị em phụ nữ đã mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, chủ động ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng, đa dạng hóa ngành nghề, nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị kinh tế, góp phần làm giàu cho gia đình và đất nước. Một bộ phận chị em phụ nữ đã mạnh dạn phát triển kinh tế trang trại, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, yêu cầu của phát triển kinh tế thị trường, góp phần đảm bảo lương thực và giữ vững vị trí là nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới.

Trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, chiếm gần 37% lực lượng lao động là nữ, góp phần tăng tỷ trọng giá trị công nghiệp và xây dựng đạt 42% GDP. Lực lượng lao động nữ đông đảo nhất là trong các nhóm ngành như: chế biến, giày da, tiểu thủ công nghiệp...Chị em phụ nữ đã thi đua sản xuất ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, khẳng định thương hiệu hàng hố Việt Nam, góp phần tăng tiêu dùng trong nước và kim ngạch xuất khẩu.

Trong các ngành dịch vụ, tỷ lệ lao động nữ là 52%. Lao động nữ ở các nhóm ngành như hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm là 52,9%, du lịch lưu trú và ăn uống 69,8%, bán buôn bán lẻ 58,6%, y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 61,8%. Có thể nói, lực lượng lao động nữ đã góp phần đáp ứng nhu cầu dịch vụ ngày càng cao của xã hội.

Trong lĩnh vực văn hố - xã hội có đến 69% lao động là nữ. Tính đến cuối năm học 2010 - 2011, tỷ lệ nữ giáo viên đạt chuẩn ở giáo dục phổ thông là 96%, vượt chuẩn từ 20 đến 25%. Phụ nữ trong ngành giáo dục đào tạo luôn thi đua dạy tốt, phấn đấu giỏi việc nước, đảm việc nhà, góp phần vào mục tiêu phát triển giáo dục quốc gia. Đặc biệt phụ nữ trong các cơ quan nghiên cứu,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về giải phóng phụ nữ và việc vận dụng vào sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 63 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)