nhiệm và hồn thành tốt những cơng việc lớn của đất nước, của cách mạng, có khả năng tham gia làm tốt các công việc quản lý. Với quan niệm như vậy, Người luôn quan tâm đến vị trí, vai trị của phụ nữ trong các tổ chức của hệ thống chính trị, mong muốn ngày càng nhiều chị em tham gia công tác trong các cấp ủy Đảng, chính quyền cũng như trong các tổ chức quần chúng do Đảng tổ chức và lãnh đạo.
1.2. QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI GIẢI PHĨNG PHỤ NỮ PHỤ NỮ
1.2. QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI GIẢI PHÓNG PHỤ NỮ PHỤ NỮ chịu nhiều thiệt thịi bất cơng trong gia đình và xã hội. Trong xã hội cũ, phụ nữ thường bị coi thường, bị coi khinh và bị ngược đãi. Thậm chí ngay cả khi cách mạng Tháng Tám đã thành cơng, trong xã hội vẫn cịn có tình trạng phụ nữ bị phân biệt đối xử bất bình đẳng.
Trong xã hội cũ, xã hội phong kiến, phụ nữ nói chung khơng được tơn trọng trong gia đình cũng như ở ngồi xã hội. Về điều này, Hồ Chí Minh viết: “Dưới chế độ phong kiến và thực dân phụ nữ bị áp bức tàn tệ. Ngoài xã hội họ bị xem khinh như nơ lệ. Trong gia đình họ bị kìm hãm trong xiềng xích tam tịng” [42, tr.661]. Có thể nói, dưới chế độ phong kiến, người phụ nữ bị áp bức bóc lột, bị khinh rẻ, ngược đãi đến mức mất cả tư cách làm người, quyền hành quốc gia tập trung vào tay vua, trong gia đình thì tập trung vào tay người đàn ơng. Hơn thế nữa, giai cấp phong kiến cịn duy trì đạo “tam tịng”, “tứ đức”. Cơng bằng mà nói, những giá trị đạo đức này có nhiều điểm tích cực đối với người phụ nữ trong việc tu dưỡng, rèn luyện để làm tốt chức năng của người mẹ, người vợ trong gia đình. Song, dưới chế độ phong kiến đạo “tam tịng”, “tứ đức” lại là cơng cụ của giai cấp thống trị, của người đàn ông để áp bức tinh thần đối với phụ nữ.