Những hạn chế trong giải phóng phụ nữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về giải phóng phụ nữ và việc vận dụng vào sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 78 - 88)

* Những hạn chế về giải phóng phụ nữ trong đời sống gia đình.

Sinh thời, Hồ Chí Minh ln nhắc nhở các cấp, các ngành, các đoàn thể phải tìm cách giúp đỡ phụ nữ giảm bớt khó khăn trong các cơng việc gia đình, tạo điều kiện để họ học tập, công tác, phấn đấu. Thực hiện lời căn dặn của Người, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách cụ thể nhằm tạo điều kiện để chị em phụ nữ phấn đấu vươn lên, thúc đẩy bình đẳng giới trong đời sống gia đình và xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu

đã đạt được chị em phụ nữ nước ta hiện nay đang tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong q trình thực hiện vai trị của người phụ nữ, người mẹ, người vợ.

Đánh giá về những khó khăn, thách thức đối với phụ nữ trong giai đoạn hiện nay, Nghị quyết 11 khóa X của Bộ Chính trị chỉ rõ: cơ chế thị trường và quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước một mặt có tác động tích cực, nhưng mặt khác đã và đang làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội liên quan trực tiếp tới phụ nữ. Chị em phụ nữ gặp nhiều khó khăn, thách thức khi thực hiện vai trị là người mẹ, người thầy đầu tiên của con trẻ trong điều kiện xã hội và gia đình ngày càng có nhiều thay đổi.

Mặc dù pháp luật khẳng định khơng được có sự phân biệt nam nữ, nhưng trên thực tế các quy định về bình đẳng giữa nam và nữ vẫn cịn khoảng cách, bất lợi đối với phụ nữ. Bất bình đẳng giới ở Việt Nam vẫn tồn tại trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trong gia đình. Do ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, trong gia đình Việt Nam hiện đại ở nhiều nơi vẫn tồn tại tư tưởng “trọng nam khinh nữ”. Tư tưởng này đã ăn sâu vào tiềm thức bao thế hệ người dân Việt Nam. Đúng như Hồ Chí Minh nói: “trọng trai khinh gái là một thói quen mấy nghìn năm để lại. Vì nó ăn sâu trong đầu óc của mọi người, mọi gia đình, mọi tầng lớp xã hội” [38, tr.433]. Do đó ở nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình ở vùng sâu, vùng xa, nhiều phụ nữ phải sinh 5, sinh 7, cố đẻ cho bằng được con trai trước hết là để “nối dõi tông đường”, sau là để trở thành trụ cột kinh tế trong gia đình. Do ảnh hưởng của quan niệm lỗi thời lạc hậu, rất nhiều phụ nữ phải sinh con theo ý muốn của chồng và của gia đình chồng. Trong gia đình, người phụ nữ chưa hồn tồn bình đẳng với chồng trong việc quyết định sinh con, thời gian sinh con, số con, khoảng cách giữa các lần sinh, vấn đề kế hoạch hóa gia đình cũng như trách nhiệm phải chăm sóc, ni dạy con cái, dẫn đến hệ quả nhiều gia đình

đơng con, trẻ em nữ ít có cơ hội được đi học hơn trẻ em nam. Ở nhiều gia đình cịn có sự phân biệt, coi trọng con trai hơn con gái, chỉ cho con trai đi học và dành nhiều sự quan tâm chăm sóc cho con trai. Vì thế trình độ học vấn của nữ giới và nam giới có sự chênh lệch rõ rệt, việc tiếp cận với giáo dục của trẻ em nữ gặp nhiều khó khăn và do đó có tỷ lệ mù chữ, thất nghiệp thường cao hơn nam giới.

Chị em phụ nữ cịn chịu nhiều thiệt thịi, họ khơng có cơ hội học tập nâng cao học vấn và trình độ chun mơn nghiệp vụ. Tỷ lệ học sinh nữ ở tất cả các bậc học đều thấp hơn học sinh nam. Càng ở cấp học cao sự chênh lệch giữa nam và nữ càng lớn. Quan niệm con gái khơng cần học nhiều vẫn cịn tồn tại dai dẳng trong một bộ phận nhân dân, đặc biệt là nhân dân ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa. Nhiều gia đình có tình trạng các ông chồng không muốn cho vợ học cao và tiến bộ hơn mình. Chính những quan niệm lạc hậu, cổ hủ đó đã trở thành rào cản vơ hình khiến nhiều bé gái, nhiều chị em phụ nữ phải bỏ dở việc học tập của mình.

Xuất phát từ truyền thống “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, vai trị của người phụ nữ trong gia đình ở nhiều nơi ít thay đổi. Việc chăm sóc gia đình, ni dạy con cái được coi là thiên chức của người phụ nữ. Nếu như trong chế độ phong kiến, người phụ nữ chỉ thực hiện bổn phận “đàn ông trên nhà, đàn bà dưới bếp” thì nay phụ nữ không những chưa được giải phóng hồn tồn mà cịn phải đương đầu với những khó khăn để cân bằng giữa đời sống gia đình và cơng việc để sao cho “giỏi việc nước, đảm việc nhà”.

Từ bao đời nay, trong gia đình, người phụ nữ vẫn là người chủ yếu chăm sóc và giáo dục con cái. Nhiều nam giới quan niệm việc chăm sóc, dạy dỗ con cái là việc của vợ, cho nên sau 8 giờ làm việc mỗi ngày, phụ nữ lại phải tiếp tục các công việc nội trợ, nuôi dạy con cái. Thực tế cho thấy việc “chăm sóc, giáo dục con cái thì phụ nữ vẫn tham gia là chính. Việc dạy dỗ,

kiểm tra việc học hành của con cái đến việc mua đồ dùng học tập, liên hệ nhà trường, sắp xếp thời gian học tập, vui chơi giải trí cho con ở phụ nữ chiếm tỷ lệ 80%, nam giới có tham gia nhưng với tỷ lệ khoảng 14% [27, tr.211].

Bằng lao động, người phụ nữ đã tạo ra của cải ni sống gia đình, thế nhưng họ vẫn chiếm vị thế chủ yếu trong việc thực hiện các công việc nội trợ, gánh nặng công việc nội trợ vẫn đè nặng lên vai phụ nữ và hầu như sự chia sẻ của nam giới là rất ít và khơng đáng kể. Do quan niệm truyền thống ăn sâu trong tiềm thức của mỗi người, công việc nội trợ là của đàn bà, nên nhiều nam giới phó mặc cơng việc gia đình cho phụ nữ và vì vậy, mọi việc đều dồn lên vai người phụ nữ.

Theo tác giả Nguyễn Linh Khiếu, “những cơng việc gia đình, riêng người vợ thực hiện rất cao là: nấu ăn 77,9%; mua thực phẩm 86,9%; giặt quần áo 77,6% và chăm sóc con 43,3%” [31, tr.225]. Như vậy các cơng việc như nấu ăn, mua thực phẩm, giặt quần áo, chăm sóc con và chăm sóc người già...chủ yếu là do phụ nữ đảm nhiệm. Người đàn ơng cũng có tham gia thực hiện nhưng chiếm tỉ lệ thấp.

Rõ ràng vị thế, vai trò của người phụ nữ trở nên hết sức quan trọng trong việc thực hiện những công việc nuôi dưỡng và tái sản xuất sức lao động của các thành viên trong gia đình. Nhưng do đồng thời với việc phải thực hiện hai vai trò là kinh tế và nội trợ, gia đình đã vắt kiệt sức lực và trí tuệ của người phụ nữ. Do phải dành nhiều thời gian vào cơng việc nội trợ, chăm sóc gia đình, con cái, nên chị em ít có điều kiện cơ hội để phát triển bản thân.

Hiện nay, người phụ nữ vẫn phải đương đầu với bài tốn tài chính trong gia đình. Tuy thu nhập có được nâng lên, nhưng nhiều gia đình vẫn gặp nhiều khó khăn trong đời sống kinh tế. Bài tốn chi tiêu, tích lũy, đầu tư phát triển kinh tế đòi hỏi người phụ nữ phải cất nhắc, lựa chọn. Trong khi đó có rất nhiều ông chồng chi tiêu xa xỉ, nếu khơng nói là nhiều hơn so với khoản tiền

thu nhập của họ. Khi đó rất nhiều người phụ nữ phải khó khăn, vất vả để làm thế nào tăng thu nhập, để ni sống gia đình.

Ở nhiều gia đình quyền quyết định những vấn đề quan trọng vẫn thuộc về nam giới. Phụ nữ thường quyết định những việc liên quan đến cơm áo, học hành của con cái. Phần lớn các quyết định quan trọng của gia đình liên quan đến hoạt động thu nhập như định hướng sản xuất, đầu tư kinh doanh, mua sắm vật dụng trong gia đình đều thuộc về nam giới. Điều đó chứng tỏ vai trị người chủ trong gia đình của nam giới là rất lớn và cũng chứng tỏ phụ nữ trong gia đình hiện đại vẫn bị phân biệt đối xử.

Điều đặc biệt là hiện nay tình trạng bạo lực gia đình vẫn cịn xảy ra ở nhiều nơi. Tình trạng người phụ nữ chưa được coi trọng, bạo lực gia đình, vấn đề lạm dụng trẻ em trong lứa tuổi vị thành niên vẫn đang diễn ra và có những biểu hiện khá nghiêm trọng. Bạo lực gia đình đã để lại nhiều hậu quả đối với chị em phụ nữ, nhiều phụ nữ bị tổn thương nặng nề về thể chất, trí tuệ và tinh thần; nhiều gia đình tan vỡ; nhiều nạn nhân là trẻ em phải sống lang thang không nơi nương tựa. Bạo lực gia đình đã vượt qua ranh giới về văn hóa, về mức thu nhập và về tuổi tác. Không chỉ những phụ nữ nông thôn hay những phụ nữ có trình độ học vấn thấp mới là nạn nhân của bạo lực gia đình mà ngay những phụ nữ có trình độ học vấn cao cũng vẫn là nạn nhân của những vụ bạo lực gia đình; khơng chỉ những phụ nữ khơng trực tiếp lao động để có thu nhập mới là nạn nhân của bạo lực gia đình, mà ngay cả những người thành đạt, có thu nhập cao cũng là nạn nhân của bạo lực gia đình; khơng chỉ những cơ gái trẻ là nạn nhân của bạo lực gia đình mà ngay cả những người phụ nữ lớn tuổi cũng là nạn nhân của bạo lực gia đình.

Theo số liệu nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ được Tổng cục thống kê và Liên hợp quốc tại Việt Nam công bố năm 2011, cứ 3 phụ nữ đã kết hơn thì có một người (chiếm 32%) cho biết đã từng bị bạo

lực về thể chất và tinh thần. Còn theo Bộ văn hóa, thể thao và du lịch, chỉ tính 9 tháng đầu năm 2011, đã có 33.904 vụ bạo lực gia đình, trong đó số vụ bạo lực với người già là 1.739, với phụ nữ là 12.699 và với trẻ em là 2.982

Những phân tích trên cho thấy ở nhiều gia đình ở nước ta hiện nay, phụ nữ cịn chưa có được sự bình đẳng, chưa thực sự được giải phóng. Vì vậy, vấn đề giải phóng phụ nữ trong các gia đình ở nước ta hiện nay vẫn là vấn đề cần được tiếp tục quan tâm giải quyết tốt hơn nữa.

*Những hạn chế về giải phóng phụ nữ trong lao động sản xuất

Hồ Chí Minh từng nói: “phụ nữ cần phải phát huy lực lượng của mình để sản xuất nhiều, sản xuất tốt” [40, tr.92]. Kế thừa tư tưởng của Người, trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm của Nhà nước, chị em phụ nữ nước ta đã đạt được những thành tựu hết sức nổi bật trong lao động sản xuất. Tuy nhiên, phụ nữ nước ta vẫn cịn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và nhiều trở ngại trong bước đường phấn đấu trưởng thành.

Nước ta là một trong những nước có tỷ lệ nữ tham gia lực lượng lao động cao nhất trên thế giới, tỷ lệ nữ có độ tuổi từ 15 đến 60 tham gia vào hoạt động kinh tế xấp xỉ bằng nam giới. Tuy nhiên, một bộ phận đáng kể phụ nữ khơng có hoặc khơng đủ việc làm, thu nhập thấp. Khi bố trí việc làm, lao động nữ hiện vẫn phải chịu thiệt thòi hơn so với nam giới và thường có xu hướng bị thất nghiệp cao hơn. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, nếu tỷ lệ lao động nữ thất nghiệp năm 2006 là 54,92% thì đến năm 2010 tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ đã tăng lên 56,10%. Phụ nữ thường bị thôi việc với các lý do như làm việc không liên tục, không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của công việc...Ở nhiều doanh nghiệp, việc làm của lao động nữ không ổn định, điều kiện lao động, thu nhập không đảm bảo, nhất là nhiều chị em còn phải làm việc trong các điều kiện nặng nhọc, độc hại.

Do những hạn chế về trình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp, chị em phụ nữ thường gặp khó khăn trong lựa chọn nghề nghiệp, thu nhập và cơ hội thăng tiến. Lao động nữ chủ yếu tập trung trong những ngành đòi hỏi kỹ năng lao động khơng cao, nặng nhọc, có thu nhập thấp. Hiện nay đa số phụ nữ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Trong các lĩnh vực cơng nghiệp, những ngành có lợi thế trong nền kinh tế, số phụ nữ được đào tạo và tham gia lao động rất ít.

Phụ nữ ln chịu gánh nặng cơng việc gia đình như sinh đẻ và chăm sóc con cái, vì vậy ít có thời gian để học tập nâng cao trình độ. Để có thể thăng tiến, chị em phải cố gắng gấp 3 đến 4 lần nam giới và điều này thì khơng phải ai cũng có thể làm được. Đây cũng là lý do dẫn đến việc nhiều nhà tuyển dụng có tâm lý ngại tuyển dụng phụ nữ, cho rằng phụ nữ năng lực có hạn, hơn nữa cịn phải mang thai, sinh đẻ, ni con...

Bộ luật lao động khẳng định nhà nước bảo đảm quyền làm việc của phụ nữ bình đẳng về mọi mặt với nam giới, tạo mọi điều kiện để lao động nữ phát huy khả năng của mình. Nhưng trên thực tế, phụ nữ có nhiều khó khăn hơn nam giới trong việc tìm kiếm việc làm vì cịn phải thực hiện chức năng sinh đẻ, nội trợ, chăm sóc con cái. Chính những điều đó đã níu kéo phụ nữ, khiến họ ít có thời gian để nâng cao trình độ, vì thế đa số phụ nữ chỉ làm ở các khâu chuyên môn thuần túy, thu nhập của họ thấp hơn nhiều so với nam giới.

Ngoài ra, theo quy định của luật lao động thì người lao động làm việc 40giờ/tuần, nhưng trên thực tế, đa số lao động nữ phải làm việc vượt quá thời gian nói trên. Theo số liệu của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, khoảng 60% số lao động nữ làm việc thêm giờ với thời lượng quá 4h/ngày, trong những cơ sở sản xuất nhỏ thì con số này cịn cao hơn nhiều. Khoảng cách về thời gian làm việc giữa phụ nữ và nam giới vẫn còn chênh lệch khá nhiều: “phần lớn trong số lao động làm việc trên 50 giờ một tuần là phụ nữ. Ở mọi lứa

tuổi, phụ nữ phải làm việc nhà nhiều hơn nam giới. Ở lứa tuổi từ 25 đến 55, một năm người phụ nữ phải làm đến khoảng 700 giờ việc nhà, thì nam giới chỉ là khoảng 300 giờ” [73, tr.63]. Ở nơng thơn khoảng cách này cịn chênh lệch nhiều hơn. Các nghiên cứu chuyên sâu cho thấy phụ nữ ở nông thôn Việt Nam “làm việc khoảng 16 đến 18 giờ trong một ngày, trung bình nhiều hơn nam giới khoảng 6 đến 8 tiếng trong một ngày” [4, tr.26].

Một nghịch lý hiện nay là phụ nữ đảm nhiệm phần lớn các công việc nhà nông nhưng lại bị hạn chế về trình độ, các cuộc tập huấn về kỹ thuật phần lớn đối tượng tham gia là nam giới. Ở các vùng nơng thơn, trình độ học vấn của phụ nữ thường thấp hơn nam giới rất nhiều nên việc tiếp thu và vận dụng khoa học - kỹ thuật của chị em còn rất khó khăn. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc phát huy vai trị phụ nữ, họ chưa thích ứng kịp với sự phát triển khoa học - kỹ thuật nên chưa có cơ sở để vươn lên bình đẳng với nam giới.

Vừa đảm nhận công tác xã hội, vừa gánh vách vai trò người phụ nữ trong gia đình, nhiều lao động nữ hầu như khơng có điều kiện hưởng thụ đời sống tinh thần. Do khơng có thời gian, thu nhập thấp, áp lực cơng việc nên nhiều chị em không quan tâm đến đời sống tinh thần của bản thân. Với họ việc chơi thể thao, tham gia vào các hoạt động văn nghệ để thư giãn sau giờ làm việc như một điều xa xỉ. Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, nước ta đã đạt được những thành tích đáng kể về tỉ lệ lao động nữ qua đào tạo, có xu hướng tăng dần qua các năm,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về giải phóng phụ nữ và việc vận dụng vào sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 78 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)