Hồ Chí Minh sớm nhận thấy một trong những khó khăn ảnh hưởng đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ chính là bản thân chị em chưa ý thức được đầy đủ vai trị của mình cũng như chưa có đủ năng lực để thể hiện vai trị của mình trong xã hội. Vì vậy, để được giải phóng, có được sự bình đẳng với nam
giới, chị em phụ nữ trước hết phải ý thức được về quyền lợi và nghĩa vụ của mình, chống tư tưởng tự ty, ỷ lại, an phận. Do đi lên từ một nền kinh tế kém phát triển nên đại bộ phận nhân dân bị thất học, trong số đó đa phần là phụ nữ. Hơn nữa những hủ tục phong kiến lạc hậu còn tồn tại nhiều trong xã hội đã kìm hãm sự phát triển của người phụ nữ. Là những người ít được học hành, lại phải làm những cơng việc nặng nhọc vất vả suốt ngày, trình độ nhận thức hạn chế nên rất nhiều chị em phụ nữ có tư tưởng tâm lý mặc cảm, tự ty, thiếu tin tưởng vào bản thân mình. Là người ln quan tâm đến đời sống của nhân dân, Hồ Chí Minh sớm nhận thấy tình trạng “phụ nữ chúng ta cịn một số nhược điểm như bỡ ngỡ, lúng túng, tự ti, thiếu tin tưởng vào khả năng của mình” [42, tr.184].
Theo Hồ Chí Minh, địa vị của chị em phụ nữ trong xã hội cịn thấp kém có nhiều ngun nhân, nhưng cơ bản là do khả năng, kiến thức của chị em còn nhiều hạn chế, họ thường gặp khó khăn do thiếu kiến thức, lại thường gặp những thiệt thịi, bất cơng trong xã hội. Hồ Chí Minh khẳng định trước kia rất ít phụ nữ được đi học và hiện nay vốn hiểu biết vẫn cịn rất thấp. Chính những điều đó đã làm cho một bộ phận phụ nữ cho rằng mình khơng đủ khả năng, trình độ để tham gia vào cơng việc xã hội và thực tế số lượng phụ nữ tham gia hoạt động xã hội là rất thấp.
Trong gia đình, quyền quyết định những vấn đề quan trọng vẫn thuộc về nam giới. Phụ nữ ln tự ty, cho rằng mình chỉ là người hỗ trợ cho chồng. Họ hài lịng với vị trí của mình, chú tâm đến việc hồn thành thiên chức nội trợ và chăm sóc con cái nhiều hơn các cơng việc khác, thậm chí có chị em cho rằng ngay trong việc ni dạy con cái, họ cũng không bằng chồng.
Với sự mặc cảm, tự ty, chị em phụ nữ đã tự kéo rào ngăn cản con đường phát triển của mình.Với khơng ít phụ nữ, sự mặc cảm, tự ty là bạn đồng hành của sự an phận. Sự an phận này cũng có thể xuất phát từ nhận thức
khơng đúng về vai trị giới trong gia đình và xã hội. Người phụ nữ an phận chấp nhận lùi về làm “hậu phương” cho chồng, cho con. Họ bằng lòng với những lý do và mức độ khác nhau, với những gì đang có, cho dù đó là một thực tế rất đáng buồn. Mặc cảm, tự ty cũng dẫn đến sự ỷ lại, buông xuôi, dựa dẫm và phụ thuộc vào người khác. Vì vậy nên một bộ phận không nhỏ phụ nữ không chủ động vươn lên, vượt qua những trở ngại để sánh vai cùng nam giới trên con đường phát triển. Có thể xem đây là một căn bệnh do ảnh hưởng của tư tưởng “trọng nam, khinh nữ”, “tam tòng” của xã hội cũ để lại, làm cho người phụ nữ luôn cảm thấy “lép vế” trước nam giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm cho họ thường nhường nhịn và chấp nhận hy sinh. Điều đó chứng tỏ trong xã hội cịn có nhiều phụ nữ chưa ý thức được đầy đủ vai trò của mình trong việc quyết định các vấn đề trong gia đình và ngồi xã hội.
Hồ Chí Minh là người hiểu rất rõ những nhân tố tác động đến tâm lý mặc cảm, tự ty của người phụ nữ. Theo Hồ Chí Minh, “giải phóng người đàn bà, đồng thời phải tiêu diệt tư tưởng phong kiến, tư tưởng tư sản trong người đàn ơng” [41, tr.524]. Hồ Chí Minh đã chỉ ra cho thấy, để đạt được bình đẳng nam - nữ thì phải giải phóng người phụ nữ khỏi những ràng buộc của phong tục, tập quán lạc hậu, tạo điều kiện cho phụ nữ bước vào các lĩnh vực đời sống xã hội và cần phải thay đổi nhận thức trong một nửa dân số xã hội là nữ giới về vai trị và vị trí của họ trong gia đình và ngồi xã hội. Chị em phụ nữ phải tự ý thức về quyền lợi và nghĩa vụ của mình, chống tư tưởng tự ty. Để vươn tới sự tiến bộ và văn minh, phụ nữ cần phải học. Hồ Chí Minh khẳng định: “Phụ nữ phải học tập nâng cao tinh thần làm chủ, cố gắng học tập và phấn đấu phải xóa bỏ tư tưởng bảo thủ, tự ty, phải phát triển chí khí tự cường, tự lập” [43, tr.259]. Theo Người, chỉ khi nào trình độ văn hóa, hiểu biết về khoa học của phụ nữ được nâng lên thì họ mới trút bỏ được những tư tưởng lạc hậu và nhận thức sai lầm để vươn lên tự giải phóng mình.
Theo Hồ Chí Minh, để được giải phóng và có được sự bình đẳng với nam giới, bản thân phụ nữ phải tự phấn đấu giải phóng mình về trí tuệ, tư tưởng, tình cảm, tâm lý. Về phía xã hội, Hồ Chí Minh khẳng định cần phải có những cuộc vận động giúp đỡ và tạo điều kiện cho phụ nữ học tập văn hóa, đặc biệt với phụ nữ nơng thơn, xóa bỏ những lề thói phong kiến, thủ cựu, những thiên kiến coi khinh, coi thường người phụ nữ, xây dựng những quan hệ tiến bộ giữa nam và nữ. Người thường nhắc nhở “đàn ơng phải kính trọng phụ nữ”. Đàn ông ở đây trước hết ở trong gia đình là người cha, người chồng, người anh, phải bình đẳng trong cách đối xử với vợ, với em gái và với con gái của họ. Ngoài xã hội trước hết là các đảng viên, cán bộ lãnh đạo các cấp của Đảng và chính quyền phải gương mẫu trong cách đối xử với phụ nữ, không vi phạm đến lợi ích và nhân phẩm của phụ nữ.
Hồ Chí Minh khẳng định địa vị xã hội, trình độ văn hóa, điều kiện sống của phụ nữ là phản ánh trình độ văn minh của dân tộc. Những yếu kém, thiệt thòi của phụ nữ là phản ánh sự lạc hậu, chậm tiến của đất nước. Vì vậy, tồn thể xã hội, Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội phải giúp chị em phụ nữ đấu tranh khắc phục những tư tưởng, tâm lý lỗi thời lạc hậu. Sự giác ngộ cách mạng, sự tự ý thức được về vai trò của người phụ nữ là những điều kiện cần thiết, cơ bản để chị em có thể vươn lên làm chủ vận mệnh của mình, tham gia tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước không thua kém nam giới.