Sự ảnh hưởng và ứng dụng 12 con giáp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tương đồng và khác biệt trong quan niệm 12 con giáp giữa Việt Nam và Trung Quốc (Trang 70 - 75)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ 12 CON GIÁP

2.1. Tín ngƣỡng cộng đồng

2.1.3. Sự ảnh hưởng và ứng dụng 12 con giáp

Cách tính thời gian hay cịn gọi là lịch pháp là điểm tương đồng nổi bật nhất của 12 con giáp của người Việt Nam, trường Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nói chung.

Trên Thế giới có rất nhiều loại lịch. Các loại lịch được thiết lập dựa trên căn cứ khác nhau như dựa vào quỹ đạo di chuyển của trái đất và mặt trời, dựa vào sự thay đổi của các chòm sao, dựa vào qui luật của các hiện tượng tự nhiên (con nước)… Ngoài được gọi theo thứ tự số đếm thì vì những nguyên nhân khác nhau mà mỗi nền văn hóa lại có những cách tính lịch và tên các tháng, năm khác nhau.

Quá trình hình thành lịch theo mặt trăng ở các nước khu vực châu Á nói chung và âm lịch nói chung trải qua q trình lâu dài, có nhiều thay đổi và điều chỉnh để có diện mạo như ngày nay. Văn minh Trung Hoa trải qua nhiều đời đã hình thành ra một loại lịch được mã hóa theo hệ thống can (10) chi (12). Tên các can gồm: giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quý. Tên các chi gồm: tí, sửu, dần, mão, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi. Tất cả các thông số thời gian về giờ, ngày,tháng, năm đều được mã hóa bằng các đơn vị trên. Ví dụ như giờ Mậu Tí, ngày Tân Hợi, tháng Quý Dậu, năm Kỷ hợi (ngày 00 giờ ngày 13 tháng 8 năm Kỷ Hợi – âm lịch; ngày 11 tháng 9 năm 2019 dương lịch). Quá trình hình thành lịch này trải qua nhiều biến đổi lâu dài: “Lịch Thương kiến Sửu (tháng 12 là tháng đầu

năm), lịch Chu kiến Tí (tháng 11), lịch Tần Hán Sở kiến Hợi (tháng 10)”.

Từ thời Sở, lịch đã lấy tháng Dần là tháng đầu năm – tháng Giêng, muộn hơn hai tháng so với lịch Chu. Đến các thời Tần, Hán đều sử dụng lịch kế thừa từ thời Sở.

Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến cho rằng lịch sử dụng 12 con giáp ứng với 12 tháng trong năm được xây dựng từ những nền văn hóa trồng lúa nước phía nam sơng Dương Tử (bao gồm cả Việt Nam). Lý do nói như vậy là vì sản xuất nơng nghiệp lúa nước thì các qui trình thời gian rất quan trọng. Người nông dân phải biết rất rõ đặc điểm thời tiết trong năm để có thể sản xuất do đó họ đã hình thành nên lịch từ quan sát trăng, sao và các hiện tượng thời tiết. Sau đó họ đã mã hóa các đơn vị thời gian này bằng việc gọi tên bằng các con vật.

Văn hóa dân gian ở cả hai nước cũng đưa ra cách giải thích việc dùng 12 con giáp để tính giờ đó là dựa và các đặc điểm sinh hoạt của loài vật. Cụ thể như: giờ tý (23 giờ đến 00 giờ 59) là giờ chuột hoạt động mạnh nhất; giờ sửu (1 giờ đến 2 giờ 59) là giờ trâu bò đang nhai lại, giờ dần (3 giờ đến 4 giờ 59) là giờ con hổ đáng sợ nhất; giờ mão (5 giờ đến 6 giờ 59) là giờ loài thỏ, loài mèo thức dậy bắt đầu đi kiếm ăn; giờ thìn (7 giờ đến 8 giờ 59) là giờ rồng xuất hiện thường tạo mưa (tuy nhiên rồng là con vật thần thoại khơng có thật); giờ tỵ (9 giờ đến 10 giờ 59) là giờ lồi rắn khơng hại người; giờ ngọ (11 giờ đến 12 giờ 59) là thời điểm nóng nhất (theo truyền thuyết lồi ngựa kéo xe mặt trời bay qua vũ trụ; ngọ là tính dương); giờ mùi (13 giờ đến 14 giờ 59) hời gian dê ăn cỏ không ảnh hưởng tới việc cây cỏ mọc lại; giờ thân (15 giờ đến 16 giờ 59) là thời gian loài khỉ hiếu động và gọi nhau; giờ dậu (17 giờ đến 18 giờ 59) là giờ loài gà về chuồng; giờ tuất (19 giờ đến 20 giờ 59) là thời gian bắt đầu buổi đêm, lồi chó bắt đầu hoạt động trông nhà; giờ hợi (21 giờ đến 22 giờ 59) là thời gian loài lợn ngủ say nhất.

Như vậy, ở cả hai nước đều có việc sử dụng 12 con giáp làm tên cho các đơn vị thời gian. Cụ thể một ngày có có 12 (canh) giờ bắt đầu từ giờ Tý (23 giờ) đến giờ Hợi (22 giờ 59 phút). Một tháng có 27 đến 30 ngày được tính liên tục kết hợp theo Can – Chi. Một năm có 12 tháng bắt đầu từ tháng dần (tháng Giêng) và cũng kết hợp cùng với các Thiên Can. Các năm được đặt tên theo các thiên can liên tục, 12 năm từ Tý đến Hợi là 1 giáp. Kết hợp giữa thiên can và địa chi có qui luật 60 năm là một Hoa Giáp, người Việt Nam còn gọi là “một Hội”. 10 Thiên can kết hợp với 12 địa chi theo nguyên tắc là can dương sẽ kết hợp với chi dương, còn can âm sẽ kết hợp với chi âm tạo nên một tổ hợp thiên can địa chi từ 1 đến 60 là kết thúc. Sau đó lại tuần hồn tiếp một vịng mới đó chính là một hoa giáp.

Một nét rất đặc biệt của văn hóa các nước trong phạm vi ảnh hưởng của văn hóa Hán đó là quan tâm tới tính chất của các ngày. Việc gọi tên các năm, tháng, ngày, giờ theo hệ thống can chi đồng nghĩa với việc đặt cho thời gian mang những đặc điểm tính chất của thiên can, địa chi đó. Mọi người thường suy nghĩ một cách đơn giản hơn đó là các năm, tháng, ngày, giờ sẽ mang tính chất của con giáp đó. Ví dụ ngày 5/5 là ngày tết Đoan Ngọ thường trong thời gian nóng nhất vào mùa hè, vì người ta quan niệm chi Ngọ thuộc dương hỏa, biểu tượng cho sức nóng, hoặc nhiều người cũng nghĩ năm Thìn – rồng là năm có nhiều may mắn…. Quan niệm này chính là nguyên nhân hình thành nhiều phong tục tập quán của cả hai nước như chọn ngày giờ may mắn, phán đốn tính các đối đối tác, chọn người sinh có các tuổi phù hợp trong công việc, hôn nhân…

Tương đồng trong ứng dụng 12 con giáp đối với đời sống xã hội.

Cũng từ việc mã hóa thời gian mà đặc biệt là đơn vị năm bằng các địa chi mà ở cả Việt Nam và Trung Quốc đều hình thành quan niệm “tuổi”, “cầm tinh” các con giáp đối với người sinh vào các năm tương ứng. Và con giáp có ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống từng cá nhân trong suốt cuộc đời thông qua đặc điểm tính cách, khả năng bản thân, mức độ may mắn trong cuộc sống.

Những quan niệm, qui luật xoay quanh 12 con giáp còn tác động đến mọi các lĩnh vực trong đời sống văn hóa xã hội ở cả hai nền văn hóa đặc biệt trong các mối quan hệ giữa người với người, quan hệ giữa con người với công việc và quan quan hệ giữa con người với các thời điểm.

Cả người Việt và người Hoa đều rất quan tâm đến ngày tháng năm sinh của bản thân mình với mong muốn nhờ đó có thể biết được một phần tương lai, cuộc đời thơng qua khoa học tính tốn suy luận mang tên tử vi. Đây là một mơn khoa học rất phức tạp trong đó 12 con giáp là một yếu tố rất quan trọng. Cả người Trung Quốc và người Việt Nam đều cho rằng các yếu tố về ngày - giờ sinh sẽ quyết định cuộc đời một người.

Ở cả hai nền văn hóa, cịn có thể thấy sự ảnh hưởng của 12 con giáp tới các quan hệ cơ bản như quan hệ bố mẹ - các con; quan hệ vợ - chồng; quan hệ bạn bè hay quan hệ đối tác trong công việc. Mọi người thường cố gắng lựa chọn các đối tượng có tính chất hợp và tránh những trường hợp không hợp hoặc xung khắc với nhau theo quan hệ của 12 con giáp. Ngoài ra mọi người cũng thường dùng việc này để đưa ra các lựa chọn hay giải thích những mâu thuẫn, sự cố trong các mối quan hệ trong đời. Việc ảnh

hưởng của các qui luật 12 con giáp là phổ biến ở cả hai nền văn hóa Việt Nam và Trung Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tương đồng và khác biệt trong quan niệm 12 con giáp giữa Việt Nam và Trung Quốc (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)