CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ 12 CON GIÁP
2.2. Lễ hội – văn hoá dân gian
3.1.3. Khác biệt trong quan niệm về sự ảnh hưởng 12 con giáp đối với đờ
đời sống văn hóa
Về việc sinh con và đặt tên
Đối với văn hóa Trung Quốc, giờ sinh – ngày sinh – tháng sinh – năm sinh rất quan trọng, người ta gọi đó là “sinh thần bát tự” và đây là những số liệu đi theo và gắn bó và ảnh hưởng tới một người trong suốt cuộc đời. Với những gia đình có điều kiện, bát tự sẽ được người trong gia đình lập thành tứ trụ để từ đó xây dựng lên những quy luật về đặc điểm tính cách, các yếu tố phù hợp và xung khắc trong cuộc sống, thậm chí cả về bức tranh tương lai của họ. “sinh thần bát tự được cấu tạo từ giờ sinh, ngày sinh, tháng sinh và năm sinh theo hệ can chi mà mang những tính chất âm – dương; xung – hợp theo qui luật của hệ thông can chi. Một số tộc người, gia tộc người Hoa cịn có tập tục sau khi đứa trẻ sinh ra thì viết lại sinh thần bát tự. Nhiều vùng đất và gia đình ở Trung Quốc có phong tục khi đứa trẻ sinh ra sẽ được viết lại họ tên và sinh thần bát tự vào giấy đỏ sau đó sẽ được cha mẹ chơn cùng với nhau thai theo một số thứ như gạo, tiền, vàng bạc… với hi vọng đứa trẻ sẽ có một cuộc sống bình an lớn lên và gặp được nhiều may mắn trong cuộc sống sau này.
Thông tin từ giờ sinh - ngày – tháng – năm sinh tương ứng với can chi còn giúp các gia đình lựa chọn tên cho con cái của mình. Can - chi và
các con giáp mang các đặc điểm âm – dương. Họ xem tên với người hợp nhau hoặc có mâu thuẫn với nhau. Từ số liệu này người Hoa lựa chọn các tên, tên đệm để giúp âm dương bằng nhau hoặc bổ sung các chữ khác phù hợp với số phận em bé. Người Trung Quốc nói chung rất chú trọng sinh thần và tên tuổi và coi đó là những thơng tin quyết định tồn bộ cuộc đời một người. Do vậy người Trung rất cẩn thận trong tính tốn tên gọi cho trẻ, nhiều gia đình cịn nhờ những người có kiến thức về tử vi hoặc những thầy tử vi chuyên nghiệp đặt tên cho con cái của mình để hợp với sinh thần. Ngồi ra thì cịn cách đặt tên đơn giản hơn đó là các gia đình dùng chính tên con giáp của năm sinh hoặc tên các con vật tương ứng với các chi làm tên chính hoặc tên phụ. Cụ thể như các tên: Sửu, Dần, Thân, Hợi, Tuất,… hoặc các tên gọi như A Ngưu (tuổi Sửu), A Cẩu (tuổi Tuất), Tiểu Long (tuổi Thìn), Tiểu Hổ (tuổi Dần…
Đối với văn hóa Việt Nam, mọi người cũng quan trọng giờ sinh, ngày sinh, tháng sinh, năm sinh… tuy nhiên phần lớn khơng có hệ thống chặt chẽ như trong văn hóa Trung Quốc. Trước kia chỉ một số những gia đình như vua quan, nhà giàu mới có việc lưu ý thơng tin bát tự ngày sinh của con cái và tính tốn tử vi cho chúng cũng như vận dụng vào đặt tên. Thậm chí người Việt trước kia ở nơng thơn cịn thường không biết hay nhớ ngày, tháng, năm sinh của mình hoặc chỉ nhớ khi gắn nó vào các sự kiện khác (ví dụ: sinh năm vỡ đê sông…./ sinh cuối năm cùng với nhà khác/ sinh vào tháng thu hoạch lúa hè/ sinh vào giờ gà gáy…..). Do đó, những tính tốn của người Việt trước kia trong việc bói tốn thường chỉ dừng lại ở dữ liệu năm sinh và không tới những số liệu cụ thể như tháng sinh, ngày sinh hay
giờ sinh giống người Hoa. Hiện nay với trình độ phát triển cùng với đời sống và trình độ người dân cao hơn, người Việt Nam đã lưu lại những thông tin của con cái về giờ - ngày – tháng – năm theo âm – dương lịch và can chi. Tuy nhiên người Việt phần lớn khơng sử dụng việc tính tốn q nhiều trong cuộc sống và công việc hàng ngày mà chỉ dùng trong nhưng việc quan trọng trong cuộc đời.
Đối với việc đặt tên, người Việt Nam cũng sử dụng 12 con giáp trong đặt tên người nhưng phần lớn là xuất phát từ việc gắn năm sinh với người đó để có tên đồng thời nhớ được năm sinh của người. Nhiều gia đình cũng dùng trực tiếp tên của các con giáp năm sinh để đặt tên cho con mình là: Sửu. Dần, Mão, Thìn… Và điểm khác biệt với người Trung đó là phần lớn người Việt Nam dùng sinh thần bát tự để tính tốn đặt tên cho các con mà dùng cách đặt tên rất đơn giản. Điều này xuất phát từ các nguyên nhân như trình độ của người dân hạn hẹp, việc sinh nhiều con và phong tục đặt tên xấu cho con của người Việt.
Trong giao tiếp và công việc
Như đã nói ở phần trên về sự quan trọng của sinh thần bát tự đối với người Trung Quốc. Cũng vì thơng tin về sinh thần rất quan trọng nên người Hoa rất hạn chế để người khác biết sinh thần bát tự của mình bởi sợ người khác có thể dùng nó làm các việc mê tín hãm hại mình. Họ thường chỉ cho người khác biết thông tin về năm sinh của mình. Người Trung Quốc rất chú trọng tới các mối quan hệ trong công việc và xã hội do đó họ cũng rất thường xuyên sử dụng kiến thức về 12 con giáp để ứng dụng vào giao tiếp, công việc và làm ăn. Nếu như đối với các nước khác trên Thế Giới hỏi tuổi người khác bị coi là thiếu lịch sự thì ở Việt Nam và Trung Quốc đều coi
đây là việc giao tiếp rất bình thường, tuy nhiên ở mỗi nước lại có những đặc điểm khác nhau.
Khi bắt đầu một cuộc nói chuyện với những người lạ, đặc biệt là trong công việc và kinh doanh người Trung Quốc thường tìm hiểu những thơng tin riêng của đối phương trước như tên, quê quán, gia đình, cơng việc và tuổi. Trong các cuộc trị chuyện thì việc hỏi tuổi cũng là câu hỏi xã giao phổ biến. Do kiến thức về can chi rất rất phổ thông ở Trung Quốc nên ngay khi có câu trả lời thì người hỏi đã có thể biết được đối phương sinh năm nào theo Can Chi và suy luận ra được một số thơng tin về người đó.
Ví dụ năm nay là năm 2019 (Kỷ Hợi), người hỏi sinh năm 1990 (Canh Ngọ) và câu trả lời của người nghe là “tôi 26 tuổi”. Người hỏi sẽ hiểu ngay là người kia sinh năm Giáp Tuất – 1994, nên thuộc…. Có thể mang một vài phẩm chất tính cách như sôi nổi, trung thành,… Và quan trọng hơn là hai tuổi này thuộc nhóm “Tam hợp” (Tuất – Ngọ - Dần), phù hợp với nhau và có thể mang lại may mắn với nhau trong công việc hoặc quan hệ.
Điều này đặc biệt quan trọng với những người Trung Quốc làm việc trong các lĩnh vực kinh doanh, tìm kiếm đối tác hay những người cần tuyển dụng. Mọi người cũng chú ý trong các sự kiện như khai trương cửa hàng, động thổ xây dựng nhà mới…
Ở Việt Nam, người Việt Nam cũng có thói quen hỏi tuổi tác trong lần đầu tiên gặp. Tuy nhiên người Việt sẽ có hai cách trả lời khác nhau đó là số tuổi hoặc năm sinh (theo số, không phải theo con giáp). Trên thực tế thì việc hỏi tuổi của người Việt Nam đa số nhằm mục đích để lựa chọn đại từ
xưng hô phù hợp do đây là điều rất quan trọng trong tiếng Việt. Người Việt Nam sẽ thấy khơng vui, khơng lịch sự hoặc có thể tức giận nếu người khác gọi mình chưa đúng đại từ (ví dụ gọi người lớn tuổi hơn là “em”; gọi người thế hệ cha – mẹ mình là “anh/chị”…) và người nói có thể bị coi là vơ lễ. Do đó việc hỏi tuổi của người Việt Nam khơng mang quá nhiều ý nghĩa phức tạp giống người Trung Quốc. Việc hỏi tuổi để biết các thông tin về Can Chi chủ yếu được mọi người dùng khi có ý định phát triển quan hệ gia đình với người kia hoặc các gia đình muốn biết về bạn gái, bạn trai của các con họ. Hiện nay người Việt cũng có nhiều người dùng cách hỏi tuổi để đánh giá đối phương nhưng phần lớn họ đều phải có q trình suy luận hoặc chuẩn bị, khơng trực tiếp trong lúc nói chuyện giống như văn hóa của người Trung Quốc.
Trong việc cưới hỏi
Đám cưới là sự kiện quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người. Cả người Trung Quốc và người Việt Nam đều cho rằng có rất nhiều điều ảnh hưởng tới việc có quan hệ và kết hơn của hai vợ chồng. Nếu người Châu Âu nghĩ rằng tình yêu là điều quyết định vợ chồng có sống hạnh phúc với nhau trong cuộc đời thì người Hoa và người Việt lại cho rằng số mệnh của con người điều khiển tất cả. Và số mệnh của mỗi người chính là được biết từ tuổi (ngày sinh, tháng sinh, năm sinh).
Người Trung Quốc trước kia rất coi trọng việc tìm hiểu và tính tốn tuổi của cơ dâu, chú rể trước khi họ quen biết nhau và kết hơn. Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, ngay từ việc lựa chọn người để trở thành người u mọi người đã có những tiêu chí về tuổi để có thể có người phù
hợp. Các gia đình càng coi trọng việc này khi quyết định giới thiệu, hỏi cưới cho con cái mình. Khi các đơi nam nữ tự nguyện u nhau và mong muốn có thể cưới, họ tới gặp gia đình nhau và mang theo thông tin giờ sinh, ngày sinh, tháng sinh, năm sinh của mình tới để thể hiện nguyện vọng và sự thành thật của mình. Có thể nói trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, dựa vào các thông tin sinh thần bát tự mà mọi người lựa chọn vợ/chồng của mình, do đó họ ln coi việc xem tử vi tư khi cịn trẻ và chú ý xem xét tuổi của đối phương từ khi bắt đầu mối quan hệ.
Khác với Trung Quốc, yếu tố tuổi trong hôn nhân cũng quan trọng nhưng được người Việt linh hoạt hơn. Người Việt Nam lựa chọn vợ/chồng dựa trên những kinh nghiệm được nói ra rất đơn giản như “gái hơn hai (tuổi), trai hơn một (tuổi). Người lớn tuổi trong các gia đình thì khá chú trọng việc xem tuổi cho con dâu/ rể cho con mình nhưng đây khơng phải ưu tiên hàng đầu. Đối với người trẻ, thường thì người Việt thường bắt đầu các mối quan hệ trước, u nhau sau đó tới khi quyết định kết hơn mới tới gặp các “thầy bói” (những người nghiên cứu về tử vi) để họ phân tích và tư vấn. Nếu có các vấn đề như tuổi khơng phù hợp nhau (tuổi xung) thì họ sẽ nói ra các cách giúp sửa chữa việc này (ví dụ như cưới 2 lần hoặc đi lễ…). Do đó có thể thấy việc ứng dụng 12 con giáp nói chung của người Việt Nam trong đám cưới. Hơn nữa, có thể do tính cách người Việt Nam có linh hoạt hơn so với người Trung Quốc.
3.2. Lễ hội – văn hoá dân gian