Lễ hội truyền thống

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tương đồng và khác biệt trong quan niệm 12 con giáp giữa Việt Nam và Trung Quốc (Trang 76 - 80)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ 12 CON GIÁP

2.2. Lễ hội – văn hoá dân gian

2.2.2. Lễ hội truyền thống

Một điểm tương đồng nữa của 12 con giáp trong văn hóa Việt Nam và Trung Quốc đó là trong các hoạt động văn hóa dân gian. Ở cả hai dân

tộc chúng ta đều bắt gặp sự xuất hiện của các con giáp gắn với các lễ hội, ngày lễ… tuy có từng lễ hội khác nhau. Có thể nói tới như ngày tết Đoan Ngọ hay tết Đoan Dương (5/5 âm lịch); Trung Thu (15/8 âm lịch), đặc biệt là ngày Trung Thu. Cả người Việt Nam và người Trung Quốc đều có phong tục gắn với hình tượng con thỏ vào ngày này. Người Trung Quốc vẽ tranh thỏ, dán hình thỏ ở cửa…. cịn người Việt thì làm đèn lồng hình con thỏ trịn cho trẻ em chơi.

Người Dao ở Việt Nam và một số tộc người phía nam Trung Quốc gần biên giới cũng có Lễ hội 12 con giáp hay còn gọi là Lễ hội cầu mùa. Họ nghĩ rằng, mỗi năm đều có vị thần khác nhau quản lý. Một năm có 12 tháng, tương ứng với 12 vị thần trông nom là 12 con giáp: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi. Muốn gia đình bình yên, hạnh phúc và nơng nghiệp phát triển thì hàng năm dân làng phải tổ chức cầu nguyện 12 vị thần con giáp.

Lễ cúng có: đầu con lợn, gà, xơi; hoa quả; gạo, đèn, nhang... được đặt dưới cây nêu, tượng trưng cho trời và đất. Dưới cây nêu có 12 lá cờ ứng với 12 con giáp. Người dân xây 2 ngôi nhà nhỏ để thần ở. Mang các lễ vật đến và nói giống như “Chúng tôi mong muốn thần 12 con giáp về giúp cho con cháu mạnh khỏe, nông nghiệp phát triển, thời tiết tốt”. Thầy pháp thuật sẽ xin phép và mời 12 con giáp hiện về. Mỗi thần linh con giáp sẽ có tính cách đặc trưng của từng con vật. 12 con giáp được thầy pháp thuật làm phép thuật, mời ăn uống... và cuối cùng đưa vào miếu thờ để trông coi mùa màng hàng tháng. 12 con giáp cũng được thầy pháp thuật cho tới

quan tâm từng nhà để mọi người mạnh khỏe, không ốm đau và bệnh tật. Sau khi lễ xong, mọi người cùng vui chơi lễ hội, nhảy múa, ca hát.

Con người cịn làm các loại đèn lồng theo hình 12 con giáp trong các lễ hội ở cả hai nước rất đẹp. Ở Trung Quốc và ngày Nguyên Tiêu (15 tháng 1) mọi người làm các đèn lồng rất lớn theo nhiều hình khác nhau để bày. Rất nhiều người làm các đèn lồng theo chủ đề con giáp năm đó hoặc bộ 12 con giáp. Ở Việt Nam vào ngày Trung Thu, mọi người cũng làm đèn lơng theo hình 12 con giáp, trang trí giống 12 con giáp để trẻ em chơi hoặc bày ra đường cho đẹp. Ngoài ra mọi người cịn mặc quần áo, hóa trang, đeo mặt nạ theo các hình con giáp khi đi chơi ngoài đường.

Trong văn học nghệ thuật ở cả hai đất nước, các con giáp đêu trở thành chủ đề sáng tác của nhiều các nghệ sĩ thông qua các bài thơ, các câu chuyện thần thoại… Hình tượng các con giáp cũng được sáng tác qua các tác phẩm dân gian như các bức phù điêu trang trí, các chi tiết gỗ trên mái nhà, các bức tranh dân gian theo năm, các bức tượng phong thủy và các hình giấy dán trang trí vào năm mới. Ở cả hai nước, hình ảnh các con giáp đều được mọi người sử dụng với nhiều ý nghĩa và mục địch khác nhau.

Đặc biệt vào ngày tết ở cả hai đất nước, mọi người có rất nhiều việc liên quan đến con giáp của năm đó như treo tranh ảnh có con giáp, viết các bài thơ và các câu chúc tết liên quan đến con giáp năm đó. Nhiều năm gần đây thì ở cả hai nước đều có in các bộ tem kỷ niệm theo các năm của 12 con giáp.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Cả ở văn hóa Trung Quốc và Việt Nam, 12 con giáp nói riêng hệ thống Can Chi nói chung đều rất phổ biến và có vai trị quan trọng trong đời sống. Tuy là hai nền văn hóa có ngơn ngữ và nhiều đặc điểm khác nhau nhưng có thể thấy nhiều điểm tương đồng về 12 con giáp. Đó là tương đồng về nguồn gốc lâu đời và các giải thích đa dạng về sự ra đời của 12 con giáp; Sự tương đồng về khái niệm, thứ tự và quan hệ của 12 con giáp và sự ảnh hưởng rộng lớn và ứng dụng của 12 con giáp tới lịch pháp, quan hệ gia đình, quan hệ xã hội và lao động sản xuất. 12 con giáp trong văn hóa Việt Nam và Trung Quốc cịn tương đồng trong việc đều có các tín ngưỡng sùng bái linh vật, việc xuất hiện các ngày lễ, lễ hội và sáng tác nghệ thuật có liên quan tới các con giáp hoặc cả 12 con giáp.

Vì có vị trí địa lý gần nhau, điều kiện tự nhiên nhiều nơi giống nhau và đặc biệt là văn hóa, lịch sử có nhiều quan hệ với nhau nên 12 con giáp ở hai nước có nhiều điểm tương đồng.

CHƢƠNG 3: KHÁC BIỆT TRONG QUAN NIỆM 12 CON GIÁP Ở VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC

3.1. Tín ngƣỡng cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tương đồng và khác biệt trong quan niệm 12 con giáp giữa Việt Nam và Trung Quốc (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)