CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ 12 CON GIÁP
2.1. Tín ngƣỡng cộng đồng
2.1.2. Khái niệm và quan hệ 12 con giáp
TT Thập nhị địa chi Tên gọi con giáp trong tiếng Trung Tên gọi trong tiếng Việt Con vật tƣơng ứng 1 Tý 子 (zǐ) 老鼠 (láoshǔ) (lão thử) Tý Chuột
2 Sửu 丑 (chǒu) 牛 (níu)
(ngưu) Sửu Trâu 3 Dần 寅 (yín) 老虎 (láohǔ) (lão hổ) Dần Hổ/ Cọp 4 Mão 卯 (mǎo) 兔子 (tùzi) (Thố tử) Thỏ Mão Mèo 5 Thìn 辰 (chén) 龍 (lóng) (龙 long) Thìn Rồng 6 Tỵ 巳 (sì) 蛇 (shé ) (xà) Tỵ Rắn 7 Ngọ 午 (wǔ) 馬 (mǎ ) (马mã) Ngọ Ngựa
8 Mùi 未 (wèi) 羊 (yáng ) (dương) Mùi Dê 9 Thân 申(shēn) 猴子 (hóuzi) (hầu tử) Thân Khỉ 10 Dậu 酉 (yǒu) 雞 (jī ) (kê 鸡) Dậu Gà
11 Tuất 戌 (xū) 狗 (gǒu) (cẩu) Tuất Chó 12 Hợi 亥 (hài) 猪 (zhū ) (trư) Hợi Lợn
- Tương đồng trong quan niệm 12 con giáp
Điều đầu tiên có thể khẳng định đó là ở Việt Nam và Trung Quốc đều có hệ thống Thiên Can – Địa Chi trong đó có mười Thiên Can và mười hai Địa Chi có tên gọi và tính chất giống nhau. Tương ứng với các Địa Chi cũng là 12 con giáp mang những đặc điểm, tính chất và ý nghĩa cụ thể. Đây là điểm tương đồng quan trọng nhất giữa 2 nền văn hóa.
Điểm tương đồng thứ hai của 12 con giáp trong văn hóa Trung Quốc và Việt Nam đó là đều có tính phổ biến giống nhau. Cả người Việt Nam và người Trung đều coi đây là một thành tố rất quan trọng trong cuộc sống, gắn liền với hầu hết các lĩnh vực và đều là cơ sở của nhiều hoạt động văn hóa truyền thống khác đối với cả hai đất nước. Cả người Việt và người Hoa đều gắn cho các con giáp những đặc điểm, tính chất, quy luật xuất phát từ những con vật cả trong thực tế và khơng có thật. Từ đó, các đặc điểm, tính chất, quy luật này tác động và chi phối tới đời sống con người và xã hội. Ở cả hai nền văn hóa chúng ta đều thấy việc hình thành 12 con giáp là do con người nghĩ ra, phân tích và liên tưởng rồi sau đó lại tác động lại đời sống của con người, đặc biệt đối với văn hóa truyền thống và trong tơn giáo tín ngưỡng.
Thứ ba, đối với 12 con giáp, cả người Trung Quốc và người Việt Nam đều có những quan niệm về ý nghĩa, tương đồng của sinh chúng với
tính cách và tác động của 12 con giáp tới cuộc sống con người. Những quan niệm này có thể xuất phát từ đặc trưng của các loài vật ở đời thực.
Tý – con chuột: đại diện của sự thông minh, nhanh nhẹn.
Sửu – con bò, con trâu: đại diện cho sự cần cù, chăm chỉ, ổn định. Dần – con hổ: đại điện cho sự dũng mãnh, hung dữ, nguy hiểm. Mão – con thỏ/con mèo: đại diện cho sự linh hoạt, khéo léo, hữu ích. Thìn – con rồng: biểu hiện của quyền lực, may mắn, giàu mạnh. Tỵ - con rắn: đại diện cho việc sinh sơi, tính tinh ranh.
Ngọ - con ngựa: đại diện cho sức mạnh, việc di chuyển, thay đổi. Mùi – con dê: sự chuẩn mực, điềm đạm, kiên trì.
Thân – con khỉ: sự nhanh nhẹn, hoạt bát và dễ thay đổi. Dậu – con gà: sự kỷ luật, dũng cảm.
Tuất – con chó: biểu hiện sự trung thành, thông minh. Hợi – con lợn: biểu hiện tính ổn định, bình an, chậm chạp. - Tương đồng trong thứ tự và các quy luật
Ở cả hai nền văn hóa, 12 con giáp có điểm thống nhất đối với thứ tự các con giáp và các quy luật gắn với tính chất của chúng. Trong đó có 3 quy luật tương đồng phổ biến và quan trọng nhất là quy luật xung – hợp của các địa chi và con giáp ứng với ngũ hành. Cụ thể:
Tính chất 12 địa chi theo ngũ hành như sau:
Tý Thủy Thìn Thổ Thân Kim
Sửu Thổ Tỵ Hỏa Dậu Kim
Dần Mộc Ngọ Hỏa Tuất Thổ
Đặc tính âm – dương của 12 địa chi như sau: Tý – dương; Sửu – âm; Dần – dương; Mão – âm; Thìn – dương; Tỵ - âm; Ngọ - dương; Mùi – âm; Thân – dương; Dậu – âm; Tuất – dương; Hợi – âm.
Tam hợp: Từ tính chất 12 địa chi theo ngũ thành, mọi người quan niệm các con giáp này có tính chất phù hợp nhau, tốt và may mắn khi kết hợp với nhau cụ thể:
- Tam hợp Hỏa cục gồm có Dần, Ngọ, Tuất. Bắt đầu từ Dần -Mộc, tiến tới Ngọ - Hỏa rồi đi vào Tuất Thổ.
- Tam hợp Mộc cục gồm có Hợi, Mão, Mùi. Bắt đầu từ Hợi - Thủy, tiến tới Mão - Mộc rồi đi vào Mùi - Thổ.
- Tam hợp Thủy cục gồm có Thân, Tý, Thìn. Bắt đầu từ Thân - Kim, tiến tới Tý - Thủy rồi đi vào Thìn - Thổ.
- Tam hợp Kim cục gồm có Tị, Dậu, Sửu. Bắt đầu từ Tị - Hỏa, tiến tới Dậu - Kim rồi đi vào Sửu - Thổ.
Lục xung, lục hợp và lục hại. Cũng từ tính chất các địa chi theo ngũ hành mà chúng được chia ra các cặp xung nhau và hợp nhau và hại nhau trong đó:
- Lục xung gồm: Tý – Ngọ; Mão – Dậu; Thìn – Tuất; Sửu – Mùi; Dần – Thân; Tỵ - Hợi.
- Lục hợp gồm : Tý – Sửu, Dần – Hợi, Mão – Tuất, Thìn – Dậu, Tị – Thân, Ngọ – Mùi.
- Lục hại gồm: Tý – Mùi; Sửu – Ngọ; Dần – Tỵ; Mão – Thìn; Thân – Hợi; Dậu – Tuất.