Sùng bái linh vật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tương đồng và khác biệt trong quan niệm 12 con giáp giữa Việt Nam và Trung Quốc (Trang 75 - 76)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ 12 CON GIÁP

2.2. Lễ hội – văn hoá dân gian

2.2.1. Sùng bái linh vật

Trên thực tế, khi con người chọn các loài động vật làm con giáp thì chúng đã trở thành những loài vật đặc biệt khác với động vật nói chung. Ở cả 2 nền văn hóa, 12 con giáp là những con vật thường thấy hoặc có thể thấy trong cuộc sống thực (trừ con rồng). Các con vật này gần gũi, có quan hệ bình thường đối với đời sống con người, con người sử dụng nó để lao động và đi lại (con trâu, bò, ngựa), tiêu diệt chúng (con chuột), ni làm vật ni (con chó, mèo), ni làm thực phẩm (lợn, dê, bị…) hay sẵn sàng giết thịt hầu hết các loài chúng để làm món ăn (trừ rồng). Thậm chí với những con vật được cho là người bạn thân thiết với con người như chó, mèo thì người Việt và người Hoa cũng có thể chế biến thành các món ăn.

Ngồi việc là kiến thức dân gian thì ở cả hai nền văn hóa, 12 con giáp đều được gắn với đời sống tín ngưỡng, tơn giáo. Với đặc trưng đa thần, nhiều nước khu vực châu Á đều có hiện tượng các lồi động vật trở thành linh vật đối với con người. Văn hóa của người Việt và người Hoa, các con vật trong 12 con giáp cũng mang những ý nghĩa đặc biệt. Ví dụ như họ đều rất tơn trọng con trâu, bị vì nó có giá trị lớn với kinh tế gia đình. Họ cũng thờ cúng một số loài như hổ, rắn và coi đây là các lồi vật có sức mạnh siêu nhiên. Họ có rất nhiều truyền thuyết và các nhân vật ma quỉ hoặc thần từ các lồi này ví dụ như Hổ Tinh trong Tây Du Ký, Thanh Xà, Chằn tinh… trong các truyền thuyết Việt Nam và Trung Quốc. Hình tượng Long Mã

trong số truyền thuyết Trung Quốc hay thờ cúng các “Ông Ngựa” của người Việt Nam… Các con vật trong 12 con giáp trong quan niệm của cả hai nền văn hóa cịn mang những thơng điệp về cuộc sống như con lợn là no ấm, con chó là sự an tồn, trung thành… Một hiện tượng rất thống nhất nữa đó là con rồng trong hai nền văn hóa. Cả Việt Nam và Trung Quốc đều cho rằng con rồng mang lại trời mưa (Long Vương) tốt cho nông dân. Con rồng cũng là hình ảnh của quyền lực chính trị. Các con rồng thường đồng hành cùng với các vua chúa phong kiến và được trang trí trên cung điện, quần áo và các đồ dùng có liên quan đến vua. Ở cả hai nước, các con vật đều được thờ cúng, sử dụng trong nhiều hoạt động văn hóa, tâm linh với những ý nghĩa khác nhau. 12 con giáp còn được vẽ thành tranh, tạc tượng, chạm khắc ở nhiều khu đền, chùa, các cơng trình văn hóa truyền thống. Nhiều người cũng bày các bức tượng con giáp, treo tranh con giáp, đeo các loại trang sức có hình con giáp của mình với hi vọng sẽ có được may mắn, được mọi người biết đến hoặc đơn giản hơn là vì họ u thích và muốn ghi nhớ năm sinh, tuổi và bản thân của mình.

Như vậy ta thấy, cả ở văn hóa Trung Quốc và văn hóa Việt Nam đều xuất hiện việc các con vật trong 12 con giáo trở thành linh vật trong tín ngưỡng dân gian. Mặt khác, chúng ta cũng thấy ở cả hai văn hóa các linh vật 12 con giáp đều vừa là động vật bình thường trong cuộc sống, vừa là lồi có sự linh thiêng. Điều này rất khác với một số tơn giáo và văn hóa như con bị hay con lợn trong Hồi giáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tương đồng và khác biệt trong quan niệm 12 con giáp giữa Việt Nam và Trung Quốc (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)