Mƣời hai con giáp nhìn từ sinh thái học

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tương đồng và khác biệt trong quan niệm 12 con giáp giữa Việt Nam và Trung Quốc (Trang 35)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ 12 CON GIÁP

1.3 Mƣời hai con giáp nhìn từ sinh thái học

Nền văn minh của dân tộc Trung Hoa bắt nguồn từ hệ thống sơng Hồng Hà. Bên cạnh nền văn minh sơng Hồng Hà, xi xuống vùng phía nam, cộng đồng người Hoa cịn có một nền văn minh rực rỡ không kém với nền văn minh Hồng Hà là văn minh từ dịng sơng Trường Giang. Đã có nhiều ý kiến khác nhau về những nền văn minh này, nhưng tất cả đều nhận định, nền văn minh Trung Hoa cũng giống như bao nền văn minh của các nước phương phương Đơng khác, đều mang trong mình xuất phát điểm từ nông nghiệp.

Từ xa xưa và cho đến tận bây giờ, công việc sản xuất nông nghiệp luôn gắn liền và phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Vào thời cổ xưa, khi mà khoa học kĩ thuật chưa phát triển, con người đều dựa vào tự nhiên để sinh tồn và phát triển, chính vì thế q trình lâu dài đó cịn được hiểu là một q trình vừa chinh phục, vừa sợ hãi, vừa sùng bái tự nhiên.

Sản xuất nông nghiệp không chỉ đơn thuần là trồng các cây lương thực, các cây nông nghiệp như lúa, ngô, khoai, sắn, các cây thuộc dịng đậu, đỗ mà bên cạnh đó, sản xuất nơng nghiệp cịn gắn liền với việc chăn ni của con người.

Đã có một số con vật, qua một quá trình thời gian lâu dài, người cổ xưa đã thuần hố nó, để nó trở thành người bạn với con người và thân thuộc với cuộc sống của con người như con chó, con mèo, … Cũng có một số con vật, người xưa đã tận dụng sức kéo của nó để phục vụ cho công cuộc sản xuất nông nghiệp như con trâu, con ngựa,… Cũng có một số con vật đã được con người nuôi để tăng gia sản xuất hoặc để cung cấp chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày như con lợn, con gà. Cũng có một số con vật sống trong tự

nhiên nhưng ảnh hưởng không tốt đến việc sản xuất nông nghiệp của người dân như con chuột, con rắn,… Ngồi ra, cịn có con vật khơng có thật, nhưng với ước mong mưa thuận gió hồ, phát triển, sinh sơi nảy nở mà người xưa đã liên tưởng đến nó và hố thân nó thành một hình tượng kì vĩ là hình tượng con rồng.

Trong văn hóa phương Đơng, chuột tồn tại sóng đơi với nghề nơng nghiệp, đặc biệt là cây lúa. Trên những cánh đồng lúa bạt ngàn, loài chuột cùng kiếm ăn, sinh sơi nảy nở. Mặc dù có những biểu tượng tiêu cực nhưng trong 12 con giáp, chuột chiếm vị trí đầu tiên. Đó là vì theo văn hố cổ Trung Hoa về nguồn gốc vạn vật thì: Trời mở hội ở Tí, Đất mở hội ở Sửu, Người mở hội ở Dần,… tạo thành Tam Tài ( Thiên, Địa, Nhân). Vì vậy, tính Năm phải lấy Trời làm Khởi (Tí); tính Mùa phải lấy Đất làm Nền (Sửu); tính Tháng phải lấy Sửu làm Phát. Các nhà bốc phệ thường bấm ngón tay; vì Tí thuộc Trời nên đứng đầu, số 1 khởi Thuỷ, số dương. Sửu thuộc Đất - thứ 2 thuộc âm. Dần đứng đầu các vật, thuộc người, cách Tiên Thiên nên cũng thuôc dương, tháng Giêng bao giờ cũng là tháng Dần. Mang cốc theo cung Tí (năm); cung Dần (tháng),…

Điều này cho thấy người dân phương Đông vẫn dành cho sự hiện diện của linh vật này một chỗ đứng trang trọng, trước cả hổ, rồng.

Trong văn hoá đại chúng, hình tượng con trâu phổ biến trong văn hoá phương Đơng và gắn bó với cuộc sống người dân ở vùng Đông Nam Á và Nam Á, đặc biệt là trong văn hóa Việt Nam. Trong văn hóa phương Đơng, trâu là một trong 12 con giáp cịn được gọi là Sửu, đứng ở vị trí thứ 2, đồng thời là gia súc đứng đầu lục súc gồm trâu, chó, ngựa, dê, gà, lợn. Trâu có vai

trị cực kỳ quan trọng trong nơng nghiệp lúa nước. Trâu là con vật dùng vào việc lễ tế thần thánh. Từ khi được thuần hóa, trâu là một trong những con vật rất gần gũi với con người.

Hình tượng con hổ hay chúa sơn lâm đã xuất hiện từ lâu đời và gắn bó với lịch sử của lồi người. Trong nhiều nền văn hố khác nhau trên thế giới, hình ảnh con hổ gợi lên những liên tưởng về sức mạnh, sự thanh thế, oai linh, vẻ đẹp rực rỡ nhưng đầy bí hiểm, sự uyển chuyển với cơ thể vằn vện thấp thống lượn sóng cũng như tính hung hãn, thú tính của một dã thú là động vật săn mồi hàng đầu và là một biểu tượng của đẳng cấp chiến binh đồng thời tốt lên vẻ đẹp khơi vĩ và sức mạnh.

Về bản chất tự nhiên, hổ là dã thú có sức mạnh, to khỏe, nhanh nhẹn, thuần thục về kỹ thuật chiến đấu, thành thạo về kỹ năng săn mồi, lồi vật này cịn đặc trưng bởi tính hung dữ, táo bạo, liều lĩnh, dám tấn công hay đối địch nhiều thú to khỏe khác cùng với tiếng gầm rống rung chuyển núi rừng, gây khiếp đảm cho mn lồi và cịn là động vật tinh khơn từ đó hổ được người ta tơn lên vị trí Chúa tể của rừng núi và coi hổ là con vật linh thiêng.

Loài thỏ được con người biết đến đầu tiên đó là những con thỏ châu Âu vào khoảng 1000 năm trước công nguyên bởi những người xứ Phoenician. Thỏ rừng châu Âu là lồi thỏ duy nhất được thuần hóa. Thỏ vừa được xem là thú nuôi, làm thực phẩm (thịt thỏ) và cũng là những kẻ phá hoại ruộng vườn.

Mèo đã sống gần gũi với lồi người ít nhất 9.500 năm, cho đến gần đây, mèo được cho rằng đã bị thuần hóa trong thời kỳ Ai Cập cổ đại, nơi chúng được thờ cúngvà hiện nay chúng là con vật phổ biến nhất trên thế giới với hơn 600 triệu con và mèo đã trở thành con vật quen thuộc của nhiều gia đình, là người bạn thân thiết của con người.

Mèo có nhiều loại và có nhiều bộ lơng khác nhau. Tuỳ theo bộ lông mà người ta gọi mèo trắng (lông màu trắng), mèo mướp (lơng màu xám có vằn đen nhạt), mèo nhị thể (lông hai màu thường là đen trắng hoặc vàng xám hay vàng trắng), mèo tam thể (lông ba màu thường là vàng, trắng, xám…), mèo đen (lơng đen tuyền). Mèo đen có nơi gọi là linh miêu. Trong các nền văn hóa khác nhau trên thế giới, ý nghĩa biểu tượng của mèo rất không thuần nhất, vừa xấu vừa tốt. Điểu này có thể giải thích bằng thái độ vừa dịu dàng, vừa vờ vĩnh của con vật này.

Rồng là một biểu tượng văn hoá, ra đời từ sự nỗ lực của con người trong việc tìm hiểu và nhận thức thế giới tự nhiên. Ở phương Đơng, rồng là biểu tượng của bản ngun tích cực và sáng tạo, là sức mạnh của sự sống. Nguồn gốc sâu xa của biểu tượng này là do điều kiện tự nhiên như địa lý, khí hậu và xã hội như lịch sử, kinh tế quy định. Ở Trung Hoa xưa, con người xem rồng là tinh linh núi, là thần linh bảo hộ năm vùng, nghĩa là bốn phương và vùng trung tâm; là kẻ bảo hộ năm hồ, bốn biển. Trong quá trình hình thành và phát triển các dân tộc phương Đông, rồng dần được gán thêm các ý nghĩa mới, phù hợp với tính chất của thời đại như biểu tượng nguồn gốc dân tộc, vương quyền, cao sang, may mắn, thịnh vượng,…

Rắn là lồi sinh vật có mặt nhiều nơi trên trái đất. Trong một số nền văn hoá, rắn là một siêu biểu tượng, biểu trưng cho sự sống (tính đa giá trị và mâu thuẫn tự thân): cho vật tổ (totem) của tộc người, cho nước và lửa, cho linh hồn và nhục dục, huỷ diệt và tái sinh, sự linh hoạt và thụ động, quyết đốn và đa nghi… Chính nét đặc trưng sinh học của lồi rắn đã góp phần quyết định ý nghĩa biểu tượng của nó: cách di chuyển uyển chuyển và sự siết chặt trong

động tác bắt mồi khiến nó biểu trưng cho sức mạnh; sự lột da biểu trưng cho sự tái sinh; nọc độc của rắn có liên hệ đến đặc tính xấu; tính lưỡng giới tượng trưng cho khởi nguồn của vũ trụ; thân hình rắn là một đường ngoằn ngoèo không đầu không đuôi kéo dài vô tận hoặc là một đường trịn thể hiện tính luân hồi của sống và chết.

Ngựa vốn là loài vật gắn bó với con người. Nó nằm trong “lục súc” - 6 loại gia súc nuôi trong nhà như ngựa, trâu/bị, cừu/dê, chó và lợn. Trước khi kết thúc thời đại đồ đá mới, các cư dân Á Đông đã thuần hóa thành cơng 6 loại gia súc này trước tiên.

Ngựa là con vật thông minh, khôn ngoan, sống gần người và được con người yêu quý. Trong đời sống vất vả, ngựa không chê chủ nghèo mà luôn trung thành, cần mẫn lao động với chủ. Khi xông pha trận mạc, ngựa lại kề vai sát cánh, cùng chung sinh tử với chiến binh. Xuất phát từ đặc điểm tự nhiên của loài ngựa mà hình tượng con ngựa ln đại diện cho những gì đẹp đẽ. Ngựa vừa có dáng vẻ đẹp đẽ, tính cách mạnh mẽ, sức lực sung mãn, vừa có đức tính trung thành, tình nghĩa thủy chung.

Từ thời tiền sử hình tượng con dê đã xuất hiện trong đời sống văn hóa, nghệ thuật, vật chất và tâm linh của nhân loại từ Đông sang Tây. Dê là động vật được con người thuần dưỡng rất sớm. Trên đầu dê với bộ sừng uốn cong, hình tượng ấy đã được khắc vẽ trên các vách đá, hang động cách đây khoảng 10- 20 nghìn năm.

Bản tính của dê là một động vật hiền lành, dễ thuần dưỡng và rất thân thiện với con người. Do vậy, sự ảnh hưởng của nó lại rất mạnh mẽ, phong phú, đa dạng và tích cực tới đời sống văn hóa, nghệ thuật của nhiều dân tộc và

quốc gia trên thế giới. Đặc biệt là ý nghĩa tinh thần, văn hóa tâm linh và mang tính biểu tượng nghệ thuật cao. Ở Trung Quốc, dê sống rất gần gũi với con người, nên có nhiều điển tích rất lý thú và hấp dẫn về dê trong đời sống, văn hóa xã hội. Một trong những điển tích nổi tiếng là điển tích Dương xa (tức xe dê kéo).

Trong các nền văn hóa, hình ảnh con khỉ thường là biểu tượng cho sự nghịch ngợm, tinh ranh, láu lỉnh, nhanh nhẹn. Cũng có khi, khỉ trở thành biểu tượng thần thánh như Tôn Ngộ Không trong văn hóa Trung Hoa, hay Hanuman trong văn hóa Ấn Độ.

Trong văn hóa Trung Quốc, văn chương thời xưa cho khỉ là lồi cao q, ví như người qn tử chốn rừng xanh. Có những câu chuyện dân gian cịn thêu dệt nên sự huyền bí cho lồi khỉ, khi cho rằng chúng có thể sống tới nghìn năm, rồi thành tinh, hóa thành người. Hình tượng khỉ nổi tiếng nhất trong văn hóa Trung Hoa phải kể tới nhân vật Tôn Ngộ Không - nhân vật chính trong bộ tiểu thuyết “Tây Du Ký”.

Con gà, đặc biệt là gà trống, hiện diện trong nhiều nền văn hóa phương Đơng và phương Tây. Là vật ni được con người thuần hóa từ lâu trong lịch sử, gà gắn bó với cuộc sống con người, nhất là trong tôn giáo và thần thoại.

Từ thời cổ đại, gà đã là loài vật linh thiêng trong nhiều nền văn hóa, gắn chặt với nhiều hệ thống tín ngưỡng, hoạt động thờ cúng tơn giáo, với tư cách của một lễ vật. Gà có vai trị quan trọng trong đời sống xa xưa, đặc biệt ở vùng nông thôn, tiếng gà trống gáy là tiếng đồng hồ báo thức cho con người, là vẻ đẹp về thanh âm của những vùng quê yên ả.

Trong văn hóa phương Đơng, gà là một trong 12 con giáp. “Dậu” (từ để chỉ gà) cũng nằm trong lục súc (6 loại gia súc nuôi trong nhà, gồm ngựa (mã), trâu/bị (ngưu), cừu/dê (dương), chó (cẩu), lợn (trư), và gà (kê).

Trong số các giống vật ni của con người, con chó có mặt từ rất sớm. Di cốt của chúng đã được tìm thấy ở nhiều di chỉ khảo cổ học trên thế giới, có niên đại từ thời đại đồ đá giữa cách nay hàng chục vạn năm. Dựa vào các đặc điểm hình thái, giải phẫu của sọ và răng chó, các nhà khảo cổ khẳng định chó nhà có nguồn gốc từ chó rừng và chắc chắn hơn một vạn năm trước, vào thời đại đồ đá mới, chó đã được con người thuần dưỡng.

Chó là con vật có những đặc điểm q: tinh khơn, nhanh nhẹn, dễ ni (ni chó khơng phải nấu thêm cơm[24, tr43]), trung thành với chủ... Do đó con người ni chó để dùng vào các cơng việc khác nhau. Chó giúp người canh nhà. Chó cùng người đi săn thú rừng. Chó hộ vệ con người. Vào thế kỷ trước, con chó Lai ca đã góp phần vào cơng cuộc chinh phục vũ trụ vì mục đích hịa bình. Ngành cơng an sử dụng chó để truy tìm dấu vết tội phạm. Chó cịn dùng làm vật thí nghiệm trong y học...

Chó gần gũi với đời sống con người. Người ta ni chó trong nhà trong khi trâu, bị, lợn, gà phải làm chuồng riêng. Bước vào đời sống lồi người, chó phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chủng loại.

Lợn là một chi động vật móng guốc có nguồn gốc ở đại lục Á-Âu được gộp nhóm tổng thể với danh pháp khoa học là Sus, thuộc họ Lợn (Suidae). Lợn rừng đã được thuần hóa và được nuôi như là một dạng gia súc để lấy thịt cũng như da. Lợn nhà là một gia súc được thuần hóa, được chăn ni để cung cấp thịt.

Là con vật có sự gần gũi với đời sống con người nên hình ảnh của nó đã đi vào thơ ca, ca dao, hội họa dân gian, và là một biểu tượng văn hóa. Trong 12 con giáp, heo nằm trong số ba con vật cuối cùng (gà, chó, và heo) có mối liên hệ gần với đời sống hàng ngày của con người hơn các con vật khác như rồng, cọp, khỉ.

Trong ba con vật cuối cùng của 12 địa chi (gà, chó và lợn), lợn là con vật có thể nói đã từng song hành với con người trong suốt quãng đường dài tiến hóa. Lợn là một trong những con vật có một mối liên hệ lâu đời nhất với con người, khơng chỉ người Á châu mà cịn cả châu Âu và các nền văn minh khác.

Sự hiện diện và tồn tại của những con vật thân thuộc với cuộc sống của con người thông qua nhiều hình thức đã vơ tình đi vào trong tâm thức của người xưa. Dựa vào các đặc điểm, tính cách, hình thái,… của những con vật đó mà người xưa đã nâng tầm giá trị của các con vật đó lên, đưa nó trở thành những biểu tượng một cách có hệ thống trong các quy luật, các học thuyết về thế giới tự nhiên xung quanh.

1.4. Mƣời hai con giáp nhìn từ đời sống tâm linh cổ đại Đơng Á

Văn hố Đơng Á là tổng hoà các giá trị vật chất và tinh thần do các dân tộc Đơng Á sáng tạo ra. Bởi vì văn hố Đơng Á thuộc văn hố phương Đơng, có cội nguồn từ văn hố nơng nghiệp nên giữa con người và mơi trường tự nhiên có mối quan hệ tương tác rất lớn với nhau. Người cổ đại Đông Á tin vào sức mạnh của chủ thể là bản thân, chính là con người nhưng đồng thời cũng tin vào sức mạnh đến từ tự nhiên. Tự nhiên trong tư tưởng của người Đông Á không chỉ đơn thuần là các vị thần thiên nhiên như sơn, thuỷ, mộc mà tự nhiên cịn chính là những động vật tồn tại xung quanh cuộc sống của cư

dân; nó khơng những có vai trị, ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống mà còn biểu hiện một cách chân thực và sinh động về tư duy, hoạt động cũng như lối sống của cư dân Đơng Á.

Tý (chuột)

Có lẽ Trung Hoa là dân tộc gắn cho loài chuột nhiều màu sắc nhất. Văn hóa Trung Hoa mang trong mình đủ các loại hình của văn hóa thế giới, từ chất du mục trên thảo nguyên, đến chất nông nghiệp cạn (kê, mạch, ngô) miền bắc và nơng nghiệp lúa nước miền nam. Chính vì thế, văn hóa của họ từ khắp mọi miền, ở đâu cũng có dấu ấn của chuột. Trong văn hóa Hán, chuột được xem là biểu tượng của sự trung thực, lịng vị tha, óc cầu tiến, tính cách dễ dãi và sự hào phóng. Các dân tộc thiểu số khác như Di, Tạng, Thái Vân Nam, Choang, Nasi (Nạp Tây), Uigur (Duy Ngô Nhĩ),.. vẫn chọn chuột đứng đầu trong dãy 12 con giáp, dù sau chuột, các con vật khác được chọn thay đổi theo quan niệm của từng tộc người. Ngoài Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên cũng chọn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tương đồng và khác biệt trong quan niệm 12 con giáp giữa Việt Nam và Trung Quốc (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)