Công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro giá dầu trong ngành vận tải biển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa rủi ro giá dầu cho các doanh nghiệp vận tải biển (Trang 26 - 31)

1.3 Ảnh hưởng của rủi ro giá dầu trong ngành vận tải

1.3.2 Công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro giá dầu trong ngành vận tải biển

(Bunker Derivatives)

Giá dầu thay đổi hàng giờ và phụ thuộc vào một vài chỉ số đặc biệt. Do vậy, ngồi chi phí lọc dầu, vận chuyển, lưu trữ và phân phối, giá dầu còn phụ thuộc một vài chỉ số khác

Ví dụ, chi phí xăng dầu ở cảng Piraeus có thể tăng trong khi giá dầu Brent/thùng giảm. Có thể có nhiều nguyên nhân cho việc tăng này như là lượng dự trữ giảm tại cảng Piraeus, tăng nhu cầu do sản phẩm ở các cảng khác giảm, yếu tố chính trị trong khu vực, những quy định mới, những quyết định OPEC v.v...

Những chỉ số để biết giá dầu được đưa ra bởi Platts, một công ty tư nhân tại Luân Đôn. Những chỉ số này tham khảo việc vận chuyển hàng hóa của các vùng và được chấp nhận bởi tất cả những thành phần quan tâm. Điều quan trọng của những chỉ số này bao gồm chi phí của các nhà cung cấp (tinh chế, vận chuyển, lưu trữ, phân phối) lợi nhuận và giá dầu cuối cùng. Điểm chung nhất trong việc sử dụng dầu trong ngành vận tải biển là phân biệt sự khác nhau giữa dầu chưng cất và dầu cặn

16

(distillate and residual fuel oil). Dầu chưng cất gồm có các sản phẩm MGO: Marine gasoil và MDO : Marine diesel oil. Ngược lại dầu cặn có sản phẩm là dầu 380cst và 180 cst.

Do số lượng và nhu cầu những sản phẩm phái sinh liên quan vận tải biển thấp, những sản phẩm phái sinh dầu đang giao dịch ở sàn giao dịch phi tập trung. Một trong những cách mà công ty vận tải biển ổn định chi phí hoạt động chính là dùng cơng cụ hốn đổi. Hoán đổi ổn định chi phí dầu của cơng ty nhưng tham khảo những cảng chính như là Houston, Rotterdam, Singapore và Gibraltar. Cảng khác nhau là một cách để mở rộng việc sử dụng của chúng cũng như ở các cảng khác nhưng sự khác nhau này không phải lúc nào cũng giống nhau. Vì vậy, nếu biết lịch tàu chạy rồi, hoán đổi là một cách chung để tránh biến động giá dầu.

Tuy nhiên, nếu nhà khai thác tàu trơng chờ giá giảm, họ có thể cố định giá dầu cao nhất bằng một hợp đồng cap (a cap agreement). Chủ tàu có thể sử dụng quyền này khi thị trường cao hơn giá chốt trong hợp đồng và họ có thể mua giá giao ngay khi giá thị trường thấp hơn giá trong hợp đồng. Đương nhiên phí cho hợp đồng này cao hơn dùng sản phẩm phái sinh Collar.

Sản phẩm phái sinh Collar là những hợp đồng dựa trên mức giá trần và một mức giá sàn. Công ty đồng thời mua một cap và bán một floor. Như vậy, khi giá thị trường cao hơn mức giá cao nhất, họ được hưởng khoảng chênh lệch và khi thị trường thấp hơn giá sàn thì họ phải trả một khoảng chênh lệch giữa giá sàn và giá hiện tại. Cuối cùng khi giá thị trường trong phạm vi hai mức trên thì khơng có việc thanh tốn. Ưu điểm của việc cố định giá là cơng ty vận tải biết chính xác họ sẽ trả bao nhiêu và họ cần quan tâm mức giá cước của họ.

Cuối cùng, một giải pháp cho các chủ tàu, thuận lợi để phòng ngừa rủi ro của họ cần cân nhắc nhu cầu và triển vọng của thị trường. Việc sử dụng những sản phẩm phái sinh dầu vẫn cịn hạn chế nhưng rất hữu ích cho những nhà khai thác tàu

17

1.2 Bài học kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro giá dầu của các hãng tàu trên thế giới

Công cụ phái sinh được các hãng tàu sử dụng chốt giá dầu trong tương lai để tránh các biến động tiêu cực từ sự biến động giá dầu trên thị trường. Tuy nhiên sử dụng sản phẩm phái sinh khơng đúng mục đích sẽ gây thiệt hại rất lớn cho người sử dụng. Ví dụ điển hình hãng tàu CMA CGM của Pháp, theo báo cáo của tờ báo Liberation của Pháp công bố, hãng tàu vận chuyển container CMA CGM lỗ gần 1 tỷ USD đầu tư không đúng lúc trên thị trường phái sinh năm 2008 phần lớn tập trung chủ yếu vào giá dầu làm cho CMA CGM mất vị trí thứ 3 dẫn đầu trong lĩnh vực vận tải biển. Khoảng lỗ khổng lồ này do CMA CGM phòng ngừa rủi ro giá dầu hóa ra mang tính đầu cơ tồn diện và tình hình khi đó là giá dầu tăng khoảng 150USD/thùng năm 2008 nhưng sau đó lao xuống mức 30USD/thùng. “Cú đẩy” của chứng khoán phái sinh làm cho dịng tiền của CMA CGM rất kém vì các khoản nợ đến hạn.

Hãng tàu Koreas Hanjin công bố tăng việc phòng ngừa rủi ro giá dầu trong năm 2011. Tỷ lệ phòng ngừa rủi ro giá dầu của họ năm 2011 sẽ từ 20%-30% mức tiêu thụ dầu của họ cao hơn 10% so với năm ngối, mục đích để tối thiểu hóa những ảnh hưởng do biến động giá dầu mang lại. Mảng vận tải container và vận chuyển hàng rời mua với giá cố định bằng những công cụ phái sinh như hoán đổi, quyền chọn tại thị trường giao sau dầu như là Singapore, Rotterdam và Long Beach tại Mỹ.

Trong khi đó hãng tàu RCL (Regional Container L) tuyên bố duy trì việc phòng ngừa rủi ro biến động giá dầu một cách đáng kể. Năm 2011 RCL phòng ngừa rủi ro giá dầu đến 60% lượng dầu tiệu thụ và 55% trong năm 2012, 35% trong năm 2013 và 15% trong năm 2014. RCL duy trì mức phịng ngừa rủi ro giá dầu ở mức 120USD/thùng trong suốt năm 2011 và công cụ họ sử dụng là quyền chọn.

Mặt khác hãng tàu APM-Maerk và MISC Berhad, họ là những tập đoàn đa ngành nghề ngồi lĩnh vực vận tải biển trong đó có lĩnh vực khai thác và lọc dầu. Những cơng ty vận tải biển trực thuộc tập đoàn vẫn tham gia phòng ngừa rủi ro giá dầu

18

nhưng tổng thể lợi ích của tập đồn vẫn được hưởng lợi từ việc giá dầu tăng cao nhất là trong năm 2008.

Từ thực tế phòng ngừa rủi ro giá dầu trong thời gian qua của các hãng tàu trên thế giới, chúng ta rút ra bài họ kinh nghiệm sau đây:

Thứ nhất: Công cụ phái sinh là cơng cụ phịng ngừa rủi ro giá dầu phổ biến của các

hãng tàu trên thế giới. Tuy nhiên, đây là những giao dịch phức tạp trong khi những biến động giá dầu trên thị trường là khó đốn, điều này có thể thấy khi giá dầu tăng cao kỷ lục vào tháng 07/2008 nhưng đã quay đầu giảm sâu ngay sau đó. Và một sự thua lỗ từ vị thế phịng ngừa là rất lớn, nó có thể là đòn bẩy tác động vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các hãng tàu, do đó để áp dụng hiệu quả cơng cụ phái sinh địi hỏi các hãng tàu phải am hiểu đầy đủ và có kinh nghiệm về công cụ phái sinh.

Thứ hai: Và một điều quan trọng khi sử dụng công cụ phái sinh là phải sử dụng đúng mục đích là một trong những giải pháp của chính sách quản trị rủi ro của cơng ty nhằm hạn chế rủi ro hay chuyển rủi ro sang một mức độ mà các hãng tàu có thể chấp nhận được tránh mục đích đầu cơ.

Thứ 3: Các hãng tàu có thể đầu tư vào ngành khai thác và lọc dầu để khi biến động

giá dầu theo chiều hướng tăng cao mảng vận tải biển chịu ảnh hưởng trực tiếp một cách tiệu cực trong khi đó mảng khai thác và lọc dầu được hưởng lợi.

19

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chi phí nhiên liệu dầu chiếm khoảng 60% chi phí của chuyến tàu và chiếm khoảng 40% giá vốn của một công ty vận tải biển. Ngày nay, giá dầu biến động từng ngày từng giờ theo hướng tăng và thậm chí tăng lỷ lục như ngày 07/10/2008:147 USD/thùng. May mắn thay, trong thị trường tài chính có những cơng cụ phái sinh có thể tiến thành phịng ngừa rủi ro giá dầu và chương 1 đưa ra những kiến thức cơ bản về những công cụ phái sinh đó. Chương này cũng cho chúng ta biết được lợi ích của việc sử dụng cơng cụ phái sinh để phịng ngừa rủi ro thơng qua những nghiên cứu của các nhà khoa học trước đó, tìm hiểu sơ lược về những yếu tố ảnh hưởng giá dầu và cấu trúc thị trường dầu và kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro giá dầu của các hãng tàu trên thế giới

Chương 1 đã cung cấp những lý luận cơ bản làm nền tảng cho việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá những sản phẩm để phịng ngừa rủi ro giá dầu trên thực tế và tình hình sử dụng sản phẩm phái sinh của các doanh nghiệp vận tải biển hiện nay.

20

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM TRONG PHÒNG

NGỪA RỦI RO GIÁ DẦU THỜI GIAN QUA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa rủi ro giá dầu cho các doanh nghiệp vận tải biển (Trang 26 - 31)