Hoàn thiện khung pháp lý cho việc kinh doanh, sử dụng sản phẩm phái sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa rủi ro giá dầu cho các doanh nghiệp vận tải biển (Trang 64 - 65)

Để tạo điều kiện cho thị trường phái sinh Việt Nam phát triển cũng như cung cấp cho doanh nghiệp một cơng cụ phịng ngừa rủi ro hiệu quả trong một thị trường đầy biến động như ngày nay nhà nước cần tiến đến xây dựng và hoàn thiện khung pháp về giao dịch phái sinh.

Việt Nam cần có những văn bản hướng dẫn thống nhất và cụ thể về các giao dịch phái sinh cho các doanh nghiệp. Hiện tại, nhà nước đã cho phép một số Ngân hàng

thương mại triển khai các giao dịch phái sinh hàng hố và tài chính như tiền tệ, lãi suất, vàng, cà phê… Ngoài ra, theo Nghị định 158/2006/NĐ-CP quy định chi tiết về Luật Thương Mại và hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá tại Điều 5 có quy định Thương nhân Việt Nam có quyền tham gia các Sở giao dịch hàng hố nước ngồi. Tuy nhiên chưa có văn bản nào hướng dẫn các doanh nghiệp có được phép ký kết các hợp đồng phái sinh với đối tác nước ngồi trên thị trường OTC hay khơng. Với các chính sách và khung pháp lý khơng rõ ràng hiện nay, các doanh nghiệp sẽ cho rằng họ không bị cấm trong việc thực hiện ký kết hợp đồng phái sinh với đối tác nước ngoài trên thị trường OTC. Điều này dẫn đến các cơ quan nhà nước sẽ khó kiểm sốt được các giao dịch này đồng thời các doanh nghiệp sẽ

54

khó xử lý và hoạch tốn các khoản chi phí từ hợp đồng phái sinh vì thiếu văn bản pháp lý hướng dẫn.

Khung pháp lý về thuế: Nhà nước cần có những hướng dẫn cụ thể về việc tính thuế

đối với các giao dịch phái sinh. Theo luật thuế Thu nhập Doanh nghiệp, nhà nước đã quy định tại điều 3.15 số tiền thu được từ việc cung ứng các dịch vụ tài chính phái sinh trong kỳ tính thuế sẽ được xác định là thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên, Luật chỉ đề cập đến thu nhập của những nhà cung ứng dịch vụ phái sinh không đề cập đến khoản lời/lỗ của các doanh nghiệp phòng hộ rủi ro bằng hợp đồng phái sinh có được tính vào thu nhập chịu thuế hay các khoản chi phí giao dịch phái sinh có được xem là chi phí hợp lý được khấu trừ khi tính thuế hay không. Do vậy tác giả muốn đề xuất với nhà nước rằng để khuyến khích doanh nghiệp sử dụng cơng cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp bằng cách quy định doanh thu từ việc cung ứng hay sử dụng dịch vụ phái sinh sẽ không thuộc doanh thu để tính thuế thu nhập doanh nghiệp và khoản lỗ hay các khoản chi phí giao dịch phái sinh của doanh nghiệp phòng hộ rủi ro sẽ được xem là chi phí hợp lý.

Hướng dẫn về hoạch toán kế toán: Nhà nước cần tiến đến xây dựng một chuẩn

mực kế toán hướng dẫn về hoạch tốn kế tốn và trình bày báo cáo tài chính về các cơng cụ phái sinh cho các doanh nghiệp. Hiện tại,nhà nước chỉ mới ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn hoạch tốn kế tốn và trình bày báo cáo tài chính về các cơng cụ phái sinh cho các tổ chức tín dụng. Việc thiếu văn bản hướng dẫn về hoạch toán kế tốn dẫn đến các doanh nghiệp rất khó thể hiện bản chất cơng cụ phái sinh và phòng ngừa rủi ro trên các báo cáo tài chính cũng như cung cấp thơng tin cho cổ đông và các cơ quan quản lý nhà nước. Việc xây dựng chuẩn mực kế tốn cho cơng cụ phái sinh tại Việt Nam cũng có thể được nghiên cứu dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế số 32-Trình bày cơng cụ tài chính (IAS 32), chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế số 7 (IFRS 07).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa rủi ro giá dầu cho các doanh nghiệp vận tải biển (Trang 64 - 65)