Vị trí địa lý kinh tế, tiềm năng tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích, so sánh sản xuất rau an toàn với sản xuất rau thông thường của các hộ dân trên địa bàn huyện bình chánh, thành phố hồ chí minh (Trang 36 - 38)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Chủ trương, chính sách và thực trạng sản xuất rau và rau an toàn ở thành phố Hồ Chí

3.1.3.1. Vị trí địa lý kinh tế, tiềm năng tự nhiên

Qua tham khảo Báo cáo thuyết minh của Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh về quy hoạch sản xuất nơng nghiệp huyện Bình Chánh đến năm 2020 và định hướng đến

năm 2025, tác giả rút ra được những thông tin liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Bình Chánh mà có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp,

đặc biệt là sản xuất rau xanh của huyện như sau: [20]

a. Vị trí địa lý kinh tế

Huyện Bình Chánh là một trong 5 huyện ngoại thành, tổng diện tích tự nhiên là 25.255,29 ha, chiếm 12% diện tích tồn thành phố; Huyện nằm về phía Tây của Thành phố, có 15 xã và 01 thị trấn.

Ranh giới hành chính: Bắc giáp Hóc Mơn; Nam giáp hai huyện Bến Lức, Cần Giuộc – tỉnh Long An; Tây giáp huyện Đức Hòa – tỉnh Long An; Đơng giáp quận Bình Tân, quận 7, quận 8 và huyện Nhà Bè.

Huyện Bình Chánh có các trục đường giao thông quan trọng như Quốc lộ 1A,

liên tỉnh lộ 10, đường Nguyễn Văn Linh, Quốc lộ 50, đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương,… tạo cho Bình Chánh trở thành cầu nối giao lưu kinh tế, giao thương đường bộ giữa vùng đồng bằng Sông Cửu Long với vùng kinh tế miền Đông Nam Bộ.

24

Huyện có hệ thống sơng, kênh, rạch khá phong phú như sông Cần Giuộc, ông Lớn, kênh Xáng Đứng, kênh ngang, rạch ơng Hền,… có ý nghĩa quan trọng và là vùng

đệm sinh thái phía Tây của thành phố Hồ Chí Minh.

b. Địa hình

Huyện Bình Chánh có dạng địa hình đồng bằng tương đối phẳng và thấp, bị chia

cắt bởi nhiều sông rạch, kênh mương. Hướng dốc không rõ rệt với độ dốc nền rất nhỏ.

Cao độ mặt đất phổ biến thay đổi từ 0,2m đến 1,1m. Phần lớn diện tích huyện Bình

Chánh hiện nay được bảo vệ không bị ngập do triều cao trên sông rạch nhờ vào hệ thống thủy lợi với đê bao-cống ngăn triều.

c. Khí hậu

Bình Chánh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với nền nhiệt độ

cao và ổn định, lượng bức xạ phong phú, số giờ nắng dồi dào, với 2 mùa mưa và khô rõ rệt. Mùa mưa tương ứng với gió mùa Tây Nam bắt đầu từ cuối tháng 5 đến hết tháng 11, mùa khơ ứng với gió Đông Nam bắt đầu từ tháng 12 đến cuối tháng 5.

Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu khí hậu của huyện Bình Chánh.

STT Nội dung Đơn vị tính Trị số trung bình 1. 2. 3. 4. 5. 6. Lượng bức xạ Nhiệt độ Số giờ nắng Độ ẩm khơng khí Lượng mưa Tốc độ gió kcal/cm2 oC giờ/ngày % mm/năm m/s 12 27 6,5 79,5 1.800 – 2.000 2,5 – 4,7

(Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh (2011), Báo cáo thuyết minh về quy hoạch

sản xuất nơng nghiệp huyện Bình Chánh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025)

[20]

d. Mạng lưới thủy văn

Tồn Huyện có 888 ha sơng suối mặt nước chuyên dùng với hệ thống sông rạch khá chằng chịt, gồm các hệ thống chính sau:

25

- Sông Cần Giuộc: nối liền sông chợ Đệm và sơng Sồi Rạp, đoạn chảy qua địa bàn huyện dài khoảng 1,35km, rộng từ 90-110m; là sông lớn nhất chảy qua địa bàn huyện ảnh hưởng khá lớn đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

- Sông Chợ Đệm: chảy qua địa bàn với chiều dài 0,81 km, rộng 80-100m; có ý

nghĩa quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước mặt cho sản xuất nông nghiệp của khu vực sơng chảy qua.

Ngồi ra, trên địa bàn cịn có hệ thống các kênh, rạch lớn nhỏ với tổng chiều dài 25,9 km, bề rộng lớn nhỏ khác nhau, thay đổi từ 5-80m.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích, so sánh sản xuất rau an toàn với sản xuất rau thông thường của các hộ dân trên địa bàn huyện bình chánh, thành phố hồ chí minh (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)