CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Chủ trương, chính sách và thực trạng sản xuất rau và rau an toàn ở thành phố Hồ Chí
3.1.3.3. Nguồn nhân lực
a. Dân số và cơ cấu dân số
Theo Niên giám thống kê năm 2010 của phòng Thống kê huyện Bình Chánh [11] thì năm 2003, dân số huyện Bình Chánh là 219.340 người; đến cuối năm 2010, dân số toàn huyện đạt 458.930 người, tăng hơn gấp 2 hai lần so với năm 2003. Đây là kết quả của chương trình dãn dân từ nội thành ra ngoại thành và số dân di cư tự do đến địa bàn huyện cũng khá đông. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng lớn (71,33% tổng dân số).
Mật độ dân số trung bình tồn huyện là 1.766 người/km2, trong đó dân cư tập trung đơng nhất ở xã Bình Hưng (4.824 người/km2) và thấp nhất là xã Bình Lợi (466 người/km2 ).
Cơ cấu lao động theo ngành nghề của huyện chuyển dịch theo đúng định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương: “công nghiệp – thương mại; dịch vụ - nông nghiệp”, lao động trong ngành nông –lâm – nuôi trồng thủy sản ngày một giảm, lao
động hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thương mại, công nghiệp ngày một tăng nhanh.
28
Tuy nhiên, số hộ tham gia sản xuất nông nghiệp giảm chậm hơn so với tỷ lệ lao
động nông nghiệp (Bảng 3.5), điều này cho thấy các hộ sản xuất nông nghiệp vẫn giữ lại
truyền thống sản xuất nông nghiệp và chủ yếu là lao động lớn tuổi và lao động ngoài độ tuổi tham gia ngành nơng nghiệp, cịn lao động trẻ và nhập cư chủ yếu tham gia sản xuất phi nông nghiệp. Điều này tạo ra một áp lực cho việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng nơng nghiệp đơ thị, sản xuất hàng hóa chất lượng cao, do lực lượng lao động lớn tuổi khó tiếp cận khoa học kỹ thuật mới.
Qua Bảng 3.5, cho thấy tỷ lệ tăng dân số trong độ tuổi lao động trong những năm qua luôn tăng. Nguyên nhân là do các khu công nghiệp Lê Minh Xuân, Tân Tạo… thu hút được nguồn lao động lớn từ nội thành và các tỉnh khác đến. Bên cạnh đó, cịn do
trên địa bàn huyện cịn quỹ đất nơng nghiệp khá lớn, đã thu hút các hộ dân cư có thu
nhập vừa và thấp đến định cư, xây dựng nhà ở ngay trên đất nơng nghiệp. Do đó, việc tăng dân cơ học cao và tự phát vừa tạo nguồn lao động dồi dào cho huyện, nhưng cũng nảy sinh nhiều vấn đề khó khăn trong quản lý xây dựng và các lĩnh vực xã hội khác.
Bảng 3.4: Thống kê dân số - lao động trên địa bàn qua các năm
Đơn vị tính: người
STT CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 2009 2010
I Dân số trung bình 330.605 346.979 366.036 406.067 446.084
II Nguồn lao động
1 Số người trong độ tuổi lao động 236.420 248.526 261.893 289.631 318.173
a Mất sức lao động 4.248 4.461 4.706 5.221 5.736 b Có khả năng lao động 232.172 243.795 257.187 284.410 312.473
2 Ngoài độ tuổi lao động 10.889 11.428 12.056 13.375 14.693
III Phân phối lao động
1 Lao động đang làm việc 128.606 132.971 140.275 150.839 165.704
a Nông – Lâm – Thủy sản 40.851 28.088 29.631 28.093 27.650 b Công nghiệp - TTCN 49.775 55.804 58.869 65.308 73.744 c Thương mại – dịch vụ 37.980 49.097 51.775 57.438 64.310
2 Lao động dự trữ 83.741 87.933 92.763 102.909 113.050
(Nguồn: Phịng Thống kê huyện Bình Chánh, Niên giám thống kê năm 2010) [11]
29
Bảng 3.5: Thống kê hộ, nhân khẩu, lao động nông nghiệp trên địa bàn qua các năm
STT CHỈ TIÊU ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010
1 Hộ nông nghiệp Hộ 12.634 11.926 11.405 11.057 10.823 2 Tỷ lệ hộ nông nghiệp % 14,83 13,61 10,11 9,62 9,12 3 Nhân khẩu nông nghiệp Người 68.519 47.696 50.316 52.364 51.743 4 Tỷ lệ khẩu nông nghiệp % 20,73 13,75 13,75 12,90 11,60 5 Lao động nông nghiệp Người 40.851 28.099 29.631 28.093 27.650 6 Tỷ lệ lao động nơng nghiệp % 17,28 11,31 11,31 9,70 8,69
(Nguồn:Phịng Thống kê huyện Bình Chánh, Niêm giám thống kê năm 2010) [11]
Mặt khác, trình độ lao động trong vịng 7 năm qua có tăng, nhưng nhìn chung vẫn cịn thấp so với mức bình qn chung của tồn Thành phố. Điều này gây khó khăn trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh kế của Huyện nói chung và chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp nói riêng.
b. Thu nhập và đời sống dân cư
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân trên địa bàn trong thời gian qua đã được tăng lên. Năm 2004, tổng số hộ nghèo có thu nhập dưới 6 triệu đồng/người/năm là 6.724 hộ chiếm 16,92% so với tổng số hộ tồn Huyện, thì đến năm
2010 trên địa bàn Huyện khơng cịn hộ nghèo có thu nhập dưới 6 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo có thu nhập dưới 12 triệu đồng/người/năm tính đến 30/9/2010 là 10,59%
(11.938 hộ). Đây là kết quả của việc thực hiện chương trình giảm hộ nghèo, chính sách hỗ trợ người nghèo phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho lao động… nhờ
đó mà chất lượng cuộc sống người dân được nâng cao, nhiều hộ nghèo vươn lên làm giàu
chính đáng.