CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Tóm tắt Chương 3
3.3.1. Nhìn chung trong năm 2010, huyện Bình Chánh (5 xã được điều tra) có điều kiện thỗ nhưỡng, thời tiết, nước tưới và tình hình sâu bệnh khá thuận lợi so với năm
trước đó. Mặt khác, nhu cầu tiêu thụ rau, tình hình giá cả rau trên thị trường cũng tương
đối ổn định. Trên địa bàn huyện Bình Chánh có một Hợp tác xã sản xuất và cung ứng
rau an toàn Phước An, Hợp tác xã hoạt động hiệu quả nhưng cũng cịn nhiều khó khăn
chưa được giải quyết nên chưa phát huy hết tiềm năng sản xuất rau trên địa bàn huyện. 3.3.2. Qua điều tra trên 100 mẫu thuộc địa bàn 5 xã cho thấy:
- Số lao động mỗi nông hộ là rất thấp và thiếu (1 đến 2 người); việc cải tạo đất và thu hoạch rau phải thuê thêm lao động từ bên ngồi; hình thức vần cơng, đổi cơng nhau
75
trong sản xuất được thực hiện khá phổ biến trong nông hộ để sử dụng lao động nhàn rỗi và giảm chi phí thuê lao động.
- Lao động sản xuất rau có trình độ học vấn tương đối thấp (chủ yếu cấp 1, cấp 2), tuy nhiên có nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất rau (trung bình là 18 năm). Mặt khác, năm kinh nghiệm sản xuất rau an tồn khơng cao, cho thấy việc sản xuất rau an tồn của nơng hộ chủ yếu trong những năm gần đây; mặc dù vậy, trình độ lao động thấp cũng ảnh hưởng hạn chế đến việc tiếp cận khoa học kỹ thuật hiện đại và cụ thể: cịn nơng hộ chưa mạnh dạn đầu tư trang bị phương tiện hiện đại (máy xới mini) để mang lại hiệu quả cao.
- Nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất nói chung là thuận lợi, có 31/100 nơng hộ tự đánh giá là có khó khăn về vốn, nhưng chỉ 10 trường hợp trong số đó vay vốn để sản xuất rau. Lý do không vay vốn của hầu hết nơng hộ có khó khăn về vốn là việc sản xuất rau không ổn
định, qui mô sản xuất nhỏ, tâm lý không muốn bị mắc nợ, sợ khơng có khả năng trả nợ, khó
khăn về vốn có thể khắc phục được bằng cách mua chịu (thiếu) các yếu tố đầu vào trong sản xuất (hạt giống, phân bón, thuốc trừ sâu,…) và thanh tốn sau khi thu hoạch rau;
- Khi so sánh doanh thu và thu nhập của hai nhóm hộ, có một vấn đề thực tế gây khó khăn cho việc so sánh là: trong nhóm hộ sản xuất rau an tồn có những hộ là hội viên Hợp tác xã Phước An hay tổ viên tổ hợp tác sản xuất rau an toàn, đầu ra của những hộ này cung cấp hoàn toàn hoặc một phần sản phẩm đầu ra cho hợp tác xã, phần cịn lại đưa ra thị
trường thơng qua thương lái hoặc đưa ra chợ để tiêu thụ. Ngồi ra, trong nhóm hộ sản xuất rau an tồn có những hộ khơng phải là hội viên hay tổ viên, họ sản xuất rau an toàn là do
được tập huấn về kỹ thuật và áp dụng, do đó phải tự xoay xở để tiêu thụ đầu ra như những
hộ sản xuất rau thông thường. Trong khi đầu ra của hộ thuộc nhóm sản xuất rau an tồn cung cấp cho hợp tác xã có giá cả ổn định theo hợp đồng, bất kể giá cả thị trường có tăng hay giảm. Điều này giúp nơng hộ có hợp đồng cung ứng rau an toàn cho hợp tác xã yên tâm sản xuất. Ngược lại, đối với hộ không hợp đồng cung ứng rau cho hợp tác xã mà cung ứng cho thương lái hoặc bằng hình thức khác thì có doanh thu rất cao khi giá cả lên (có khi lên
đến gấp đơi so với bình thường), nhưng khi giá xuống thấp thì có khi doanh thu khơng bù được chi phí thu hoạch. Do đó, thu nhập trung bình 1 vụ/100m2 đất canh tác của hộ sản
76
xuất rau thông thường và nông hộ sản xuất rau an tồn nhưng khơng cung ứng rau an tồn cho hợp tác xã có phần bấp bênh nhưng bù qua sớt lại thu nhập cũng không thua kém nhiều so với nơng hộ sản xuất rau an tồn cung ứng cho hợp tác xã.
- Phần lớn nông hộ tiêu thụ rau qua thương lái (chiếm 76% số hộ điều tra); 15% số hộ điều tra cung cấp rau thơng qua hợp tác xã, các hình thức bán rau khác là đưa rau
đến bán ở chợ địa phương (14% số hộ điều tra) và bán trực tiếp cho người tiêu dùng
(8% số hộ điều tra). Việc đưa rau đến bán ở chợ và bán rau trực tiếp cho người tiêu dùng là không phổ biến nhưng hình thức này mang lại thu nhập cao vì giảm được trung gian trong mua bán. Ngược lại, nông hộ thường bị thương lái ép giá nên làm giảm doanh thu và do đó cũng làm giảm thu nhập của nông hộ.
- Hầu hết nông hộ canh tác rau với qui mơ nhỏ, manh mún. Trung bình diện tích
đất canh tác của nơng hộ sản xuất rau an tồn có cao hơn so với nơng hộ sản xuất rau
thông thường (mặc dù kiểm định cho kết quả là khơng có sự khác biệt này), và vì vậy nhu cầu thuê đất của nông hộ sản xuất rau an tồn cũng cao hơn. Với diện tích đất nhiều hơn, số vụ canh tác trung bình 6 vụ/năm, nơng hộ sản xuất rau an tồn có đầu tư trang bị máy xới mini để phục vụ sản xuất và được sự hỗ trợ một phần kinh phí từ nhà nước. Kết quả kiểm định cho thấy có sự khác biệt về chi phí sản xuất trung bình 1 vụ/100m2 giữa hai nhóm hộ theo hướng nơng hộ sản xuất rau an tồn có chi phí trung bình cao hơn nông hộ sản xuất rau thông thường. Ngồi ra, nơng hộ sản xuất rau an toàn được sự quan tâm của chính quyền nhiều (mời tập huấn, hỗ trợ phân bón).
77