Bảng câu hỏi CVM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích ý kiến của hộ gia đình và các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẳn lòng chi trả đối với dịch vụ thu gom rác sinh hoạt ở quận bình tân thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 32)

1.2 Các cơ sở lý thuyết về kinh tế chất thải rắn

1.2.7 Bảng câu hỏi CVM

Yếu tố quan trọng nhất trong phương pháp CVM, tương tự như những kỹ thuật

điều tra khác, là thiết kế bảng phỏng vấn CVM thật tốt. bảng phỏng vấn là một công cụ

bao gồm các câu hỏi được thiết kế để thu thập các thông tin từ những người được phỏng vấn. Theo Bateman và cộng sự (2002), bảng phỏng vấn CVM có một số điểm đặc thù sau đây cần phải lưu ý:

- Câu hỏi CV đòi hỏi người được phỏng vấn phải xem xét việc thay đổi về hàng hóa mơi trường khơng có trong thị trường ảnh hưởng đến họ như thế nào. Việc thay đổi này phải được mô tả rõ ràng cho người được phỏng vấn trước khi họ đưa ra giá trị cho hàng hóa đó.

- Nhiều trường hợp thay đổi về hàng hóa mơi trường là rất khó giải thích và người

được phỏng vấn chưa hề được biết (ví dụ như thay đổi về đa dạng sinh học, thay đổi về

bệnh tật). Một số trường hợp khác thì người trả lời khá quen thuộc (ví dụ như cải thiện cung cấp nước sạch, cách thức thu gom rác).

- Người tham gia phỏng vấn được yêu cầu định giá cho hàng hóa mơi trường đang nghiên cứu.

Việc thiết kế bảng câu hỏi bao gồm ba giai đoạn quan trọng như sau (Bateman và cộng sự, 2002):

Giai đoạn 1: Hình thành vấn đề cần đánh giá

- Sự thay đổi nào về mặt chính sách cần được đánh giá? - Xây dựng các kịch bản giả định

- Xây dựng các câu hỏi WTP/WTA

Giai đoạn 2: Xây dựng các câu hỏi bổ trợ

- Những câu hỏi bổ sung về WTP/WTA

- Câu hỏi về thái độ, ý kiến, kiến thức và sử dụng hàng hóa - Xây dựng các câu hỏi WTP/WTA

Giai đoạn 3: Thử nghiệm bảng câu hỏi

- Nhóm chuyên gia

- Phỏng vấn thử trực tiếp các cá nhân - Thực hiện điều tra thử

Phương pháp mơ hình lựa chọn (CM), là một phương pháp phát triển từ

phương pháp CVM, cũng được dựa vào các câu hỏi giả định. Ý tưởng đằng sau của phương pháp này là bất kỳ hàng hóa nào cũng có thể mơ tả về đặc tính và vị trí

(mức độ quan trọng) của nó trong hàng hóa (Bateman và cộng sự, 2002). Sự khác biệt của CM với CVM trong việc đánh giá ngẫu nhiên là CM yêu cầu người trả lời xếp hạng các đặc tính của hàng hóa đang nghiên cứu chứ không nhắm trực tiếp vào giá trị tổng quát của hàng hóa. Với cách thức này, phương pháp CM tránh được một số vấn đề khi người phỏng vấn khơng ủng hộ hoặc chấp nhận bởi vì người dân sẽ cảm thấy dễ dàng để xếp hạng các đặc tính của hàng hóa mà khơng phải nghĩ trực tiếp đến giá trị bằng tiền. CM có thể chuyển tải thơng tin về những đặc tính quan trọng về giá trị mà người dân gán vào các hàng hóa và dịch vụ khơng có thị trường.

Ví dụ như việc xếp hạng các đặc tính sẽ khác nhau giữa những người liên quan. Giá trị khác nhau khi thay đổi hoặc thêm một đặc tính của hàng hóa, và sau cùng nếu tất cả các thuộc tính của hàng hóa được đưa ra để nghiên cứu thì sẽ có được tổng giá trị kinh tế của hàng hóa. Phương pháp CM thích hợp để ước tính giá sẳn lịng trả hoặc chấp nhận những thay đổi về đặc tính của hàng hóa. Ngược lại, CVM sẽ thích hợp trong trường hợp cần thiết phải dựa trên đặc điểm toàn thể của hàng hóa chứ khơng phải là các thành phần đặc tính của nó.

Nói chung, khi thực hiện nghiên cứu định giá trị hàng hóa hoặc dịch vụ mơi trường thì nên sử dụng cùng lúc nhiều phương pháp khác nhau để so sánh kết quả. Với khả năng về học thuật cịn hạn chế về khía cạnh kỹ thuật, tác giả chưa thể phân loại được các đặc tính của việc quản lý rác thải để hình thành các lựa chọn và giúp cho người trả lời dễ dàng hơn trong việc định giá. Đề tài chọn phương pháp CVM

để ước tính giá sẳn lịng trả của hộ cho toàn thể dịch vụ thu gom và xử lý rác cải

tiến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích ý kiến của hộ gia đình và các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẳn lòng chi trả đối với dịch vụ thu gom rác sinh hoạt ở quận bình tân thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)