Phương pháp chọn mẫu thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích ý kiến của hộ gia đình và các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẳn lòng chi trả đối với dịch vụ thu gom rác sinh hoạt ở quận bình tân thành phố hồ chí minh (Trang 38 - 39)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU

2.1 Phương pháp chọn mẫu thu thập số liệu

Địa bàn để thực hiện nghiên cứu là quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.

Quận Bình Tân TP. HCM được hình thành từ việc tách huyện Bình Chánh cũ thành huyện Bình Chánh mới và quận Bình Tân theo nghị định 130/2003/NĐ-CP ngày

05/11/2003 của Chính phủ nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Diện tích tự nhiên là 5188,02 ha. Phía đơng giáp các quận Tân Bình, quận 6 và quận 8. Phía tây giáp huyện Bình Chánh. Phía nam giáp quận 8 và huyện Bình Chánh. Phía bắc giáp quận 12 và huyện Hóc Mơn. Theo kết quả điều tra ngày 1/4/2009 dân số quận Bình Tân là 572.796 người, là đơn vị có dân số lớn thứ hai trong số các đơn vị hành chánh cấp huyện cả nước, chỉ sau thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Do tác động của q trình đơ thị hố, dân số quận Bình Tân tăng rất nhanh trong thời gian qua, tốc độ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 1999-2003 là 16,17%, chủ yếu do dân nhập cư từ các địa phương khác đến sinh sống. (Cổng thông tin điện tử UBND quận Bình Tân). Quận gồm có 10 Phường, một số phường có tốc độ tăng dân số rất

nhanh do đơ thị hóa và hoạt động cơng nghiệp như Tân Tạo, Tân Tạo A, Bình Hưng Hịa B. Việc tăng dân số đáp ứng được nhu cầu về lao động nhưng cũng là áp lực

2.1.1 Đối tượng quan sát trong mẫu điều tra

Sau khi nghiên cứu tổng quan tài liệu về nguồn phát thải rác sinh hoạt, các tài liệu cho thấy rằng các nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt rất đa dạng và có hình thức thu gom vận chuyển rác thải khác nhau. Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới

hạn đối tượng quan sát là các hộ gia đình riêng rẽ. Như vậy, không điều tra các hộ sống trong các khu chung cư, các hộ cho thuê (chủ yếu là cơng nhân), các cơ quan hành chính sự nghiệp (cơng sở, trường học) và các đối tượng khác. Mục đích của việc chỉ chọn một đối tượng là các hộ riêng rẽ là để có được số mẫu đồng nhất về

cách phát sinh và cách thu gom rác. Không phân biệt là hộ có hộ khẩu thường trú hay khơng vì lý do là việc thu tiền rác hàng tháng khơng căn cứ vào tiêu chí này.

2.1.2 Phương pháp lấy mẫu

Do đặc điểm hộ dân sống tại thành phố (ví dụ: rất khó tiếp xúc và phỏng

vấn, bận đi làm việc cả ngày) và dự đốn được những khó khăn khi thực hiện phỏng vấn, theo thiết kế ban đầu, đề tài sẽ áp dụng phương pháp lấy mẫu ‘tự nguyện’ và

‘thuận tiện’. Số mẫu dự kiến ban đầu là 20 mẫu/Phường. Người đi phỏng vấn sẽ được cán bộ địa phương của Phường giới thiệu đến các hộ dân, trình bày mục đích

cuộc phỏng vấn và đề nghị được thực hiện sự phỏng vấn và đợi sự chấp thuận của hộ. Thực tế điều tra đã cho thấy rằng rất nhiều hộ đã rất khó tiếp xúc và từ chối từ ban đầu. Do vậy, bản thân người nghiên cứu và các cán bộ phối hợp phỏng vấn tiếp xúc các hộ theo các mối quan hệ xã hội riêng. Tổng số mẫu đã thu thập được là 137 mẫu, một số mẫu quan sát đã khơng có đủ thơng tin cần thiết, và số mẫu thực tế còn lại sau cùng là 125 mẫu được sử dụng để phân tích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích ý kiến của hộ gia đình và các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẳn lòng chi trả đối với dịch vụ thu gom rác sinh hoạt ở quận bình tân thành phố hồ chí minh (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)