Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU
3.2 Nhận thức và quản lý rác sinh hoạt củahộ gia đình
3.2.2 Nhận thức và thực hiện việc phân loại rác từ nguồn
Nhận thức của hộ về việc phân loại rác
Phân loại rác từ nguồn thải (hộ gia đình) là một trong những chủ trương của thành phố. Vào cuối năm 2010, UBND Thành phố đã chỉ đạo sẽ triển khai đồng loạt tại 24 quận huyện. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là nguồn kinh phí cho địa phương, các công ty và tổ chức tham gia thu gom và xử lý rác, và tiêu chí, cách thức để phân loại. Hiện nay, chương trình vẫn cịn đang trong tình trạng thí điểm tại một số nơi như bệnh viện, trường học, công sở, khách sạn, nhà hàng. Nghiên cứu này, cũng đã tìm hiểu nhận thức và hành vi phân loại rác của hộ gia đình. Trong đó, tập trung vào việc phân loại các chất thải hữu cơ với các phế phẩm có thể tái chế. Theo nội dung của các chương trình thí điểm về phân loại rác từ nguồn tại các hộ gia đình, thì rác
được phân chia thành 2 loại: chất thải hữu cơ có thể sử dụng để tái chế thành phân
bón bao gồm các phế phẩm có nguồn gốc hữu cơ như: các dư thừa của cá, thịt, rau, củ, quả và các loại thực phẩm. Loại thứ 2 bao gồm các chất thải còn lại. Loại này
được chia thành 2 nhóm: nhóm thứ nhất là các chất thải vơ cơ như đất, đá, sành sứ
vỡ,… và nhóm thứ hai là các sản phẩm có thể tái chế: bao bì giấy, bao bì nhựa, thủy tinh, bao bì kim loại. Kết quả khảo sát cho thấy mặc dù chỉ có 43,8% người được
phỏng vấn đã từng được nghe hoặc đã được huấn luyện/phổ biến về sự cần thiết của việc phân loại rác sinh hoạt ngay từ hộ gia đình, hầu hết các hộ được phỏng vấn đều cho rằng sự phân loại này là cần thiết (87,6%) phải được thực hiện ngay tại hộ trước khi thải vào thùng rác, 12% số hộ được phỏng vấn cho rằng việc phân loại là khơng cần thiết (Hình 3.2).
Hình 3.2
Đánh giá của hộ về sự cần thiết của việc phân loại rác từ nguồn (% số hộ)
Sự cần thiết phân loại rác từ nguồn
Khá cần thiết 9% Rất cần thiết 52% Có lẽ khơng cần thiết 7% Hồn tồn khơng cần thiết 5% Cần thiết 27% Nguồn: Khảo sát và tính tốn tổng hợp
Điều này cho thấy những hoạt động tuyên truyền và giáo dục có phần nào đã
nâng cao được nhận thức của hộ gia đình về công tác phân loại ngay từ đầu để giảm bớt những chi phí và ảnh hưởng mơi trường có thể có về sau (khi rác được đưa về bãi rác/khu xử lý). Tuy nhiên, theo quan sát của tác giả và trao đổi với một số hộ khi phỏng vấn thì việc này vẫn chưa khả thi đối với rác sinh hoạt tại các hộ. Ví dụ, nếu người dân có ý thức tách riêng ra một số phế phẩm nguy hại như pin, bình accu, vỏ xe hư hỏng… thì việc thu gom hiện nay cũng đã đổ chung tất cả vào xe lấy rác trên các hẻm và đường phố. Ngoài ra tại các khu dân cư vẫn chưa có các thùng chứa rác riêng rẽ cho việc phân loại này. Trường hợp khi có nhiều phế phẩm có thể tái chế như giấy, báo, vỏ lon,… thì họ có thể chờ người mua phế liệu đến để bán.
Lợi ích của việc phân loại rác từ nguồn
Khảo sát ý kiến của hộ về những lợi ích có thể mang lại do việc phân loại rác ngay tại hộ gia đình (tại nguồn) trước khi thải bỏ cho thấy rằng hộ gia đình có nhận thức được rất nhiều lợi ích của việc làm này (Bảng 3.3). Trong 4 lợi ích được nêu ra trong Bảng 3.3, có hơn 90% nhận thức được và đồng ý rằng lượng rác có thể tái chế được giảm đáng kể, giảm chi phí cho việc xử lý tại khu xử lý/bãi rác, thuận tiện cho việc xử lý tiếp theo. Riêng lợi ích về việc tăng thêm một phần thu nhập cho hộ gia đình thì có khoảng 21% ý kiến khơng tán thành với lợi ích nêu trên
Bảng 3.3
Đánh giá của hộ về lợi ích của việc phân loại rác từ nguồn (% số hộ)
Lợi ích của việc phân loại rác
Mức đánh giá
Hoàn toàn đồng ý.... Hồn tồn khơng đồng ý 1 2 3 4 5
Giảm đáng kể lượng rác có thể tái chế
trước khi đưa vào bãi rác 54,7 24,1 13,9 7,3 - Thuận tiện và giảm chi phí phân loại
tại khu xử lý 49,6 28,5 14,6 7,3 -
Dễ áp dụng các biện pháp xử lý tiếp theo (như xử lý sinh học, hóa học…).Với thành phần hữu cơ trong rác, có thể ủ để sản xuất phân
compost sử dụng trong nông nghiệp
54,7 16,1 20,4 20,4 -
Hộ có thêm thu nhập nhỏ trong việc
bán phế liệu 33,6 16,1 29,2 11,7 9,5
Nguồn: Khảo sát và tính tốn tổng hợp
Thực hiện phân loại rác của hộ gia đình
Mặc dù tỷ lệ hộ cho rằng việc phân loại rác (tách riêng các sản phẩm có thể tái chế, nguy hại) ngay từ hộ là cần thiết (88%), nhưng tập quán tách riêng rác hữu cơ dễ phân huỷ (phế phẩm vỏ rau quả, thịt cá, thức ăn dư thừa,...) với các loại rác vô cơ/trơ (sành sứ, thủy tinh, vải, da, nhựa, giấy, kim loại, các loại bao bì nhựa....) chỉ có 16% số hộ thực hiện thường xuyên hàng ngày (Hình 3.3) và 37% thỉnh thoảng thực hiện.
Hình 4.3 Tập quán phân loại rác của hộ
Thỉnh thoảng 37% Thường xuyên hàng ngày 16% Không/Chưa thực hiện 20% Ít khi 27%
Hình 3.3 Tập qn phân loại rác của hộ
Lý do các hộ thỉnh thoảng làm điều này là họ chỉ thực hiện khi có rác thải thuộc thành phần có thể bán phế liệu được (ví dụ: lon bia/nước ngọt, chai lọ và phế phẩm nhựa). Đáng lưu ý là khoảng 47% số hộ khơng hoặc ít khi có tập qn này.
Như vậy, có thể suy luận rằng khoảng 85% lượng chất thải sẽ được hộ gia đình đem vứt bỏ hết vào thùng rác hàng ngày. Tuy rằng có nhận thức tốt, nhưng từ nhận thức biến thành hành động vẫn còn một khoảng cách quá lớn. Trong quá trình điều tra, tác giả cũng đã đi sâu để tìm hiểu lý do vì sao các hộ khơng phân loại các sản phẩm có thể tái chế đển đem bán, thì có hơn 90% người được phỏng vấn cho biết hành vi
đó là khơng cần thiết (Hình 3.4), hoặc việc phân loại đó là việc của người thu gom,
khơng thuận tiện cho hộ, không bán được bao nhiêu và hơn nữa là phải tích giữ lại trong hộ một thời gian, và khi nào có người đi mua phế liệu ngang qua nhà thì mới
đem bán.
Hình 4.4 Lý do khơng phân loại phế phẩm có thể tái chế (% số hộ) 12.5 20.5 43.8 13.4 9.8 1 2 3 4 5
Để việc phân loại rác từ nguồn được thuận tiện thì các biện pháp tạo được sự
thuận tiện cho người dân cần phải được các cơ quan liên quan nghiên cứu. Ví dụ, có thể đặt các thùng rác với các màu sắc khác nhau phân biệt các loại rác như thủy
tinh, các kim loại,… tại các khu dân cư.
Nguồn thông tin mà hộ gia đình tiếp cận được để nâng cao hiểu biết về lợi ích và sự cần thiết của việc phân loại rác từ nguồn thải đến từ nhiều kênh khác nhau (Bảng 3.4). Bảng 3.4 trình bày tổng hợp các nguồn thông tin mà hộ đã tiếp cận. Mỗi
Nguồn: Khảo sát và tính tốn tổng hợp
Lý do khác Không bán được
bao nhiêu Không thuận tiện Là việc của người thu gom/xử lý Không cần thiết
hộ có thể tiếp cận từ nhiều kênh khác nhau. Sự hoạt động của chính quyền, đồn thể về quản lý rác thải và vệ sinh môi trường ngày càng được mở rộng thơng qua các hình thức phát thanh, truyền hình, tạp chí và báo chí (Khung 3.2). Trên 65% số người được phỏng vấn cho biết họ đã biết được thơng tin và lợi ích của việc phân
loại rác từ nguồn thơng qua kênh phát thanh, truyền hình và tài liệu tuyên truyền. Tuy nhiên, sự hiểu biết của các hộ gia đình từ các hoạt động xã hội, phong trào chưa phải là nguồn cung cấp thơng tin chính. Thơng tin tên trang web và đào tạo tập huấn tại các cơ sở giáo dục và đào tạo cũng được 17,7% số hộ tiếp cận được. Chỉ khoảng hơn 10% các hộ biết sự cần thiết phải phân loại rác từ các chương trình, hoạt động cải thiện môi trường, và các kênh thông tin khác bao gồm: thông tin trực tiếp từ khu phố/tổ dân phố, băng rôn khẩu hiệu tuyên truyền và các tờ rơi.
Bảng 3.4
Các nguồn thông tin phân loại rác từ nguồn do hộ gia đình tiếp cận (% số hộ)
Nguồn thông tin phân loại rác từ nguồn Số ý kiến % Ý kiến
Báo, tạp chí, tài liệu 69 27,2
Truyền hình, truyền thanh 98 38,6
Hội nghị/hội thảo 13 5,1
Trên các trang web 24 9,4
Đào tạo/tập huấn trong các trường học 21 8,3
Các chương trình, hoạt động cải thiện môi trường 16 6,3
Kênh thông tin khác 13 5,1
n = 254 100,0
Nguồn: http://www.binhtan.hochiminhcity.gov.vn/tintuc Thứ 6 ngày 3 tháng 3 năm 2011
…….Hưởng ứng phong trào vệ sinh môi trường, treo 121 lượt băng rơn, 65 lượt pano, áp phích, phát bướm tuyên truyền về văn minh đô thị.
…. Hội Liên hiệp Phụ Nữ đẩy mạnh việc thực hiện phong trào “Vì đường phố, hẻm khơng rác”, nhân rộng mơ hình “Tuyến đường khơng rác”, “Đoạn đường khơng rác”, “Tuyến hẻm không rác” ở các Chi - Tổ Hội. Phát động tổng vệ sinh trong nhà - ngoài ngõ, vệ sinh đường phố, chọn các tuyến đường trọng điểm còn tồn đọng rác để quét dọn, thu gom bao bì, rác thải, phế liệu, vỏ chai trên kênh rạch, khai thông cống rãnh, ao tù, …
Khung 3.2: Hoạt động xã hội về quản lý rác thải tại quận Bình Tân
……Trong năm 2010, quận thực hiện khảo sát công tác quản lý 333 thùng rác công cộng đã được quận lắp đặt cùng 34 thùng rác công cộng xã hội hóa từ các đơn vị sản xuất lắp đặt thêm trên địa bàn phường Tân Tạo thì tình hình vứt rác bừa bãi tại khu vực đã lắp đặt có giảm, người dân dần có ý thức bỏ rác vào thùng. Trong năm 2010, Phịng Tài ngun và Mơi trường phối hợp UBND 10 phường lắp đặt thêm 100 thùng rác công cộng nâng tổng số thùng rác công cộng trên địa bàn lên 467 thùng. Quận đã hướng dẫn người dân, các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp quản lý rác thải tại nguồn và thực hiện giữ gìn vệ sinh, bảo vệ mơi trường ở nơi cư trú, khu vực kinh doanh, trú đóng, đồng thời phổ biến các quy định pháp luật về các biện pháp chế tài xử lý các vi
phạm liên quan.