Chất thải rắn sinh hoạt phát thải từ các hộ gia đình là một trong những tác
nhân làm tăng thêm mức ô nhiễm, suy thối mơi trường và sức khỏe cộng đồng. Nội dung của chương này đã trình bày những khái niệm cơ bản về chất thải rắn sinh hoạt (rác sinh hoạt) và cách thức quản lý thu gom, xử lý tại khu vực đô thị. Trong cách thức quản lý thì chiến lược và biện pháp giảm thiểu lượng phát thải là tiền đề quan trọng, kế đến các chiến lược cân đối tối ưu giữa biện pháp chôn lấp, phân hủy và xử lý, và sau cùng là nhấn mạnh các biện pháp tăng cường quản lý rác sinh hoạt chưa được thu gom. Do có sự đánh đổi phát triển kinh tế và chất lượng môi trường, ngoại tác tiêu cực gây ra do rác sinh hoạt cần phải ước tính. Các lý thuyết ngoại tác, khung phân tích kinh tế, và lý thuyết về thay đổi trong phúc lợi xã hội đã được thảo luận nhằm làm cơ sở cho việc phân tích thay đổi trong thặng dư của người sản xuất và tiêu dùng khi có sự thay đổi về chất lượng môi trường. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên CVM được trình bày chi tiết, làm nền tảng cho việc áp dụng để ước
lượng mức sẳn lòng chi trả (WTP) cho dịch vụ thu gom xử lý rác thải trong Chương 4. Phương pháp này được sử dụng phổ biến nhất để đánh giá giá trị hàng hóa khơng có thị trường, trong trường hợp này là giá trị của chất lượng môi trường được cải
thiện. Nội dung của chương kết thúc bằng các tóm tắt và thảo luận kết quả, phương pháp nghiên cứu của các nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước. Các nghiên cứu này nhìn chung đã cho thấy tính khả thi của việc áp dụng phương pháp CVM để
ước tính mức WTP của hộ gia đình cho việc chất lượng mơi trường thông qua biện
pháp cải thiện cách thức thu gom và xử lý chất thải rắn. Các nghiên cứu thực nghiệm tương tự chưa được thực hiện nhiều tại Việt Nam.