Thành phần hữu cơ trong rác thải củahộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích ý kiến của hộ gia đình và các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẳn lòng chi trả đối với dịch vụ thu gom rác sinh hoạt ở quận bình tân thành phố hồ chí minh (Trang 60)

Nguồn: Khảo sát và tính tốn tổng hợp 100.0 90.0 80.0 70.0 60.0 50.0 40.0 30.0 20.0 Fr equ enc y 30 20 10 0 Std. Dev = 19.40 Mean = 53.3 N = 137.00

Hình 4.6 Lượng rác thải phân theo thu nhập hộ

0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 L ượ ng r ác th i ( kg /n g ày ) 0.00 <3 3 đến <6 6 đến <9 9 đến <12 12 đến <15 > 15 Thu nhập hộ (triệu đồng/tháng)

Theo thông tin từ http://hepa.gov.vn, lượng chất hữu cơ bình quân tại Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai thay đổi từ 60 đến 71,42%. Ngoài lượng chất hữu cơ, trong rác thải còn chứa nhiều chất khác như: bao bì nhựa (chai lọ, túi, hộp…), kim loại, thủy tinh, chất trơ… Theo kết quả khảo sát tại các hộ trong quận, thì lượng chất hữu cơ bình qn có trong rác sinh hoạt hàng ngày là khoảng 53,28%, thấp nhất là 20% và cao nhất là 98%. Sự khác biệt với số liệu của thành phố có thể do khác nhau về phương pháp đo đạc. Cuộc khảo sát thực hiện trong một thời gian ngắn và không thực hiện việc đo lường kỹ thuật (cân lượng rác) và chủ

yếu dựa theo ước tính của người được phỏng vấn. Với tỷ lệ chất hữu cơ cao và độ

ẩm cao, việc tái sử dụng để làm phân bón hữu cơ hoặc tạo khí sinh học là những

khả năng cần được khai thác nhiều hơn trong thời gian tới.

3.4 Đánh giá hoạt động thu gom chất thải sinh hoạt

Với hiện trạng thu gom rác thải hiện nay tại quận, nghiên cứu này cũng đã

thực hiện khảo sát lấy ý kiến đánh giá của hộ gia đình. Có 5 mục đánh giá về hoạt

động thu gom xử lý rác hiện nay được đưa ra, bao gồm thái độ thân thiện của người

thu gom, cần thiết phải cải tiến kỹ thuật thu gom, sự thuận tiện của hộ gia đình, mất cảnh quan đơ thị, ô nhiễm mùi hôi và vung vãi rác khi thu gom. Người được phỏng vấn cho biết mức độ đồng ý của mình (chia theo 5 mức) cho từng mục nêu trên

(xem Phụ lục 1: Bảng câu hỏi).

Hình 4.7 Đánh giá của hộ về hoạt động thu gom rác

76.6 76.6 78.8 88.3 55.0 0 20 40 60 80 100

Không vệ sinh, nhiều m ùi hôi và rác vung vãi khi thu gom

Mất cảnh quan khu dân cư Thuận tiện và hợp lý cho hộ gia đình Cần có nhiều cải tiến về kỹ thuật Thái độ người thu gom rác thân thiện

% hộ đồng ý Hình 3.7 Đánh giá của hộ về hoạt động thu gom rác

Nguồn: Khảo sát và tính tốn tổng hợp

Kết quả thu được như sau: về kỹ thuật thu gom cần phải có nhiều sự cải tiến, (có 88,3% hộ đồng ý) vì hiện nay chủ yếu thu gom bằng các xe đẩy tay và xe gắn máy thô sơ. Gây mất cảnh quan khu vực dân cư, không vệ sinh và nhiều vung vãi

khi thu gom rác (77,6% hộ đồng ý). Cơ hội để tăng thêm khả năng dịch vụ cịn

nhiều khi chỉ có 78,8 % hộ cho rằng việc thu gom như hiện nay là thuận tiện và hợp lý. Đặc biệt là thái độ thân thiện của người thu gom rác cần được các tổ chức quản lý chú ý nhiều hơn, chỉ có 55% hộ cho rằng hành vi và thái độ của những người thu gom là thân thiện với cộng đồng. Sau cùng, chỉ có 67,9 % hộ gia đình được phỏng vấn cho biết họ hài lòng với cách thu gom rác sinh hoạt hiện nay tại quận.

3.5 Tóm lược nội dung chính của Chương

Hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt tại các hộ gia đình trên địa bàn quận

Bình Tân tương tự như đã thực hiện tại các quận/huyện Thành phố Hồ Chí Minh. Phương thức thu gom chủ yếu là từ người thu gom sử dụng các xe đẩy, xe gắn máy thu rác thô sơ để thu gom rác trên các đường, hẻm của quận. Có khoảng 80% số hộ tiếp cận được với hệ thống thu gom rác này.

Nhận thức các vấn đề mơi trường tại địa phương thì vấn đề ơ nhiễm khơng

khí (khói bụi), ngập và ơ nhiễm nước, và ô nhiễm rác thải chiếm một tỷ lệ cao trong số các hộ được phỏng vấn. Các hộ gia đình có nhận thức và đánh giá cao về lợi ích và sự cần thiết của việc phân loại rác từ nguồn, nhưng từ nhận thức đến hành động vẫn còn một khoảng cách xa. Trong số các hộ điều tra, chỉ có khoảng 52% số hộ thực hiện hoặc đơi khi thực hiện. Về lý do thì có 90% người được phỏng vấn cho

biết hành vi đó là khơng cần thiết, hoặc việc phân loại đó là việc của người thu gom, không thuận tiện cho hộ, không bán được bao nhiêu tiền.

Lượng rác thải bình quân/ngày tại các hộ điều tra là 2.07kg. Cao nhất là

5kg/hộ. Lượng thải bình quân đầu người/ngày là 0.52kg/người. Chất hữu cơ theo

ước tính của hộ bình qn chiếm 53,28% khối lượng rác sinh hoạt hàng ngày. Phân

chia lượng rác bình qn đầu người/ngày theo giới tính của người được phỏng vấn thì kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% về ước tính

lượng rác bình qn đầu người/ngày. Ngược lại, khơng có sự khác biệt giữa các nhóm thu nhập về lượng rác bình qn đầu người/ngày. Mức phí trung bình mỗi hộ trả cho một tháng bình quân là 17.500 đồng/hộ/tháng.

Đánh giá chung về sự hài lịng của hộ gia đình với cách thu gom rác sinh

hoạt hiện nay tại quận cho thấy chỉ có 67,9% hộ gia đình được phỏng vấn hài lòng với hoạt động hiện nay. Sự cải tiến về kỹ thuật và thái độ thân thiện trong dịch vụ

Chương 4

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN WTP

Trên cơ sở đã hỏi những người phỏng vấn về nhận thức về vấn đề môi

trường và rác thải sinh hoạt, đồng thời mô tả những lợi ích của hệ thống thu gom và xử lý rác thải, câu hỏi WTP được đưa ra để người dân định giá trị cho hàng hóa là chất lượng môi trường do hệ thống được cải thiện mang lại. Nội dung Chương này

trình bày kết quả ước lượng WTP và các yếu ảnh hưởng đến WTP của các hộ gia

đình cho việc cải thiện dịch vụ thu gom và xử lý rác sinh hoạt dựa theo số liệu khảo

sát tại các hộ gia đình. Phần thứ nhất là phân tích, xem xét và mơ tả từng yếu tố có

ảnh hưởng đến WTP. Phần thứ hai trình bày mơ hình ước lượng WTP và phân tích

các yếu tố ảnh hưởng. Phần thứ ba là phân tích và thảo luận kết quả ước lượng

WTP.

4.1. Thống kê mô tả sự quan hệ giữa các yếu tố đến WTP 4.1.1 Thống kê điều tra sự sẳn lòng chi trả của hộ 4.1.1 Thống kê điều tra sự sẳn lòng chi trả của hộ

Bước thứ nhất trong phân tích WTP là phải thống kê sự đáp ứng và tỷ lệ hộ sẳn lòng chi trả cho hàng hóa chất lượng mơi trường đang nghiên cứu (dịch vụ thu

gom xử lý chất thải sinh hoạt sẽ mang lại chất lượng môi trường xung quanh tốt hơn). Qua kết quả phỏng vấn, với câu hỏi mở sau cùng trong kết cấu của 3 câu hỏi về WTP, khơng có mẫu nào khơng có câu trả lời và tất cả WTP đều dương. Số tiền chi trả thêm cho dịch vụ được cải thiện được tính bằng cách lấy số tiền sẳn lịng chi trả WTP mà người phỏng vấn cho biết trừ đi cho số tiền lệ phí thu gom rác hiện

nay. Kết quả cho thấy, trong số 137 hộ điều tra có 12 hộ khơng sẳn lịng chi trả

thêm, và WTP mang trị số âm (9%).

Theo mơ hình lý thuyết về hàm số WTP (Bateman và Cộng sự, 2002) thể hiện mối quan hệ giữa khả năng chi trả của hộ và giá trị WTP thì WTP phải lớn hơn hoặc bằng zero và nhỏ hơn hoặc bằng thu nhập của hộ, vì thế các mẫu này sẽ được loại bỏ vì giá trị WTP khơng mang dấu âm. Cịn lại 125 mẫu sẽ được đưa vào phân tích. Trong số này có 38 mẫu có giá trị zero (28%), có nghĩa là mức chi trả cho dịch

vụ thu gom xử lý cải tiến được đánh giá là ngang với dịch vụ hiện nay, và hộ chỉ sẳn lòng chi trả ngang bằng với mức hiện tại.

Hình 5.1: Thống kê số phiếu trả lời WTP

WTP âm 9% WTPzero 28% WTP dương 63%

Hình 4.1 Thống kê số phiếu trả lời WTP

Nguồn: Khảo sát và tính tốn tổng hợp

4.1.2 Thu nhập và WTP

Thu nhập của hộ gia đình điều tra theo ước tính của người được phỏng vấn là khá thấp, chỉ có 17,6% hộ có thu nhập từ 9 triệu đồng/tháng trở lên. Đa số hộ có

mức thu nhập trong khoảng từ 3 triệu đến nhỏ hơn 9 triệu/tháng. Xem xét sự quan hệ giữa mức thu nhập và WTP, kết quả tại Bảng 4.1 cho thấy rằng đây có mối quan hệ dương. Khi thu nhập càng cao thì WTP càng lớn. Các hộ có thu nhập dưới 3 triệu/tháng sẳn lòng chi trả tăng thêm cho dịch vụ cải tiến với mức trung bình là 4.000 đồng/hộ/tháng. Đối với nhóm hộ có thu nhập từ 9 triệu đồng trở lên sẳn lòng chi trả từ 10.000 đồng hoặc cao hơn.

Bảng 4.1

Quan hệ giữa thu nhập và WTP (đồng/tháng)

Mức thu nhập (triệu

đồng/hộ/tháng) Trung bình WTP Số mẫu (n) Độ lệch chuẩn Trung vị

1. Dưới 3 triệu 4.000 20 (16,0%) 4.167 5.000 2. Từ 3 đến nhỏ hơn 6 triệu 6.730 52 (41,6%) 5.763 5.000 3. Từ 6 đến nhỏ hơn 9 triệu 8.226 31 (24,8%) 6.130 10.000 4. Từ 9 đến nhỏ hơn 12 triệu 11.666 12 (9,6%) 9.128 12.500 5. Trên 12 triệu 10.000 10 (8,0%) 8.819 7.500 Tổng số 7.400 125 (100%) 6.556 5.000

Tuy nhiên, khi so sánh thống kê mức chi trả trung bình của các hộ cho thấy WTP khơng có sự khác biệt có nghĩa thống kê ở mức 5% giữa nhóm 1 và nhóm 2; và giữa 3 nhóm 3, 4, 5. Nói cách khác là WTP trung bình chỉ khác biệt giữa nhóm hộ có thu nhập nhỏ hơn 6 triệu (nhóm 1 và 2) và nhóm có thu nhập từ 6 triệu trở lên (nhóm 3, 4 và 5). (Xem phụ lục thống kê 4.1)

4.1.3 Trình độ học vấn và WTP

Trình độ học vấn của người được phỏng vấn tại các hộ điều tra là khá cao, trên 68% số người được phỏng vấn có trình độ là cao đẳng và đại học trở lên. Số

liệu trong Bảng 4.2 cho thấy các nhóm hộ có trình độ học vấn từ Cấp 3, trung cấp trở lên sẳn lòng chi trả thêm với mức từ khoảng 5.600 đồng đến 8.500 đồng/hộ/tháng, số người có trình độ học vấn là trung học cơ sở (cấp 2) trở xuống

sẳn lòng trả cao hơn Cấp 3 và trung cấp khoảng 500 đồng. Tuy nhiên, khi so sánh thống kê mức chi trả trung bình của các hộ theo trình độ học vấn cho thấy chỉ có sự khác biệt có nghĩa thống kê ở mức 5% giữa nhóm 2 và 3. Nói cách khác là WTP trung bình chỉ khác biệt giữa nhóm hộ có trình độ học vấn là Cấp 3, trung cấp và nhóm có học vấn cao đẳng, đại học trở lên. (Xem Phụ lục thống kê 4.2).

Bảng 4.2

Quan hệ giữa trình độ học vấn và WTP (đồng/tháng)

Trình độ học vấn Trung bình WTP Số mẫu (n) Độ lệch chuẩn Trung vị

1. Trung học cơ sở (cấp 2)

trở xuống 6.111 18 (11.9%) 6.3142 7.500 2. Cấp 3 + trung cấp 5.625 32 (19.5%) 4.5348 5.000 3. Cao đẳng, đại học trở lên 8.466 75 (68.6%) 7.1647 10.000

Tổng số 7.400 125 (100%) 6.5562 5.000

Nguồn: Kết quả hồi qui và tính tốn tổng hợp

4.1.4 Số người trong hộ, các biến số khác và WTP

Trong số 125 hộ điều tra, số người cư ngụ thực tế bình quân trong hộ là trên 4 người, ít nhất là 2 và cao nhất là 10 người. Trong số người trưởng thành, bình qn có ít hơn 3 người làm việc có mang lại thu nhập cho hộ, ít nhất là 1 người và cao nhất là 8 người (Bảng 4.3). Số trẻ em cao nhất trong hộ là 2 người. Tuổi bình

quân của người được phỏng vấn là 37 tuổi. Số người trong hộ được giả định là có

quan hệ với lượng rác thải hàng ngày, và khi lượng rác thải càng lớn thì kỳ vọng là hộ sẽ sẳn lịng trả lệ phí cao hơn. Kết quả trong Bảng 4.3 cho thấy rằng khi số người trong hộ tăng, thì mức sẳn lịng chi trả sẽ cao hơn. Nhóm hộ có từ 5 người trở lên có WTP trung bình là 10.890 đồng/tháng, cao hơn hai nhóm khác. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Nếu so sánh WTP của hai nhóm hộ có mức lệ phí rác thải hiện nay khác nhau, thì nhóm có mức lệ phí hiện nay thấp sẽ sẳn lòng trả cao hơn. Tuy nhiên sự chênh lệch về WTP này khơng có ý nghĩa thống kê. Nói cách khác là WTP của hai nhóm sẽ là như nhau.

Bảng 4.3

Quan hệ giữa các biến kinh tế xã hội và WTP (đồng/tháng)

Đặc tính Số mẫu Min. Max. Trung bình Độ lệch chuẩn Số người/hộ (người) 125 2 10 4.48 1.76 Số trẻ em <6T 125 0 2 .48 .60 Người trưởng thành 125 2 10 3.60 1.48 Người già >60T 125 0 2 .40 .65 Người có thu nhập 125 1 8 2.62 1.20 Tuổi (số năm) 125 18 60 36.90 10.25

Số mẫu WTP Khác biệt có nghĩa Hộ có 2-3 người 32 (25.6%) 5.000 A Hộ có 3-4 người 65 (52.0%) 7.076 A Hộ có 5 người trở lên 28 (22.4%) 10.890 B Nam (người) 70 (56%) 7.571 A Nữ (người) 55 (44%) 7.182 A Lệ phí ≤ 15.000đ/tháng 85 (68%) 7.900 A Lệ phí ≥ 20.000đ/tháng 40(32%) 6.250 A Ơ nhiễm do rác thải là nghiêm trọng 55 (44%) 9.454 A Ô nhiễm do rác thải là không nghiêm trọng 70 (56%) 5.785 B

Ghi chú: Khác biệt có nghĩa: các mục có cùng một ký tự giống nhau thì khơng có sự khác biệt

thống kê ở mức 5% (Xem phụ lục thống kê 5.3)

Nhận thức về tình hình ơ nhiễm rác thải hiện nay tại địa phương có ảnh

hưởng thuận đến WTP của hộ. Nhóm hộ phát biểu cho biết rằng ơ nhiễm rác thải tại

địa phương là vấn đề môi trường quan trọng thứ nhất hoặc thứ nhì thì họ sẳn lòng

trả cao hơn. Sự khác biệt WTP của hai nhóm là 3.668 đồng, có ý nghĩa thống kê ở mức 1% (Xem phụ lục thống kê 4.3). Giới tính cũng có ảnh hưởng đến WTP, tuy

nhiên sự khác biệt về WTP phân theo giới tính của người được phỏng vấn là khơng có ý nghĩa thống kê. Nói cách khác là phát biểu đánh giá giá trị của dịch vụ thu gom xử lý rác cải tiến là như nhau.

Tóm lại, trong số 137 mẫu khảo sát, có 125 hộ phát biểu cho biết WTP từ mức zero trở lên, đáp ứng được yêu cầu của việc phân tích theo phương pháp CVM, và 125 mẫu này được sử dụng trong chương này. Qua phân tích riêng rẽ một số biến số có khả năng ảnh hưởng đến WTP của hộ cho thấy một số điểm cơ bản như sau:

WTP trung bình của hộ cho việc cải thiện dịch vụ thu gom xử lý rác sinh hoạt để có

được chất lượng mơi trường xung quanh tốt hơn bình quân là 7.400 đồng/hộ/tháng.

Các yếu tố có ảnh hưởng thuận đến WTP là số người trong hộ, tổng thu nhập của hộ/tháng, trình độ học vấn và nhận thức của người phỏng vấn về vấn đề ô nhiễm rác tại địa phương. Những yếu tố này cùng nhau tác động đến WTP như thế nào sẽ được ước lượng trong phần tiếp theo.

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến WTP 4.2.1 Xác định mơ hình thực nghiệm 4.2.1 Xác định mơ hình thực nghiệm

Qua phân tích tại phần 4.1 cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến WTP của hộ cho dịch vụ thu gom và xử lý rác sinh hoạt cải tiến. Tuy nhiên, đó chỉ là kết quả khi xét từng yếu tố riêng lẻ, khi tập hợp lại các yếu tố đó thì ảnh hưởng của một

biến số giải thích đến WTP sẽ có thể khác nhau. Phần này trình bày mơ hình hồi quy thực nghiệm với các biến số cụ thể dựa theo mơ hình lý thuyết cơ bản (2.6). Mục đích của hồi qui là để xem xét tác động tổng hợp và chiều hướng tác động của các yếu tố đến WTP. Đây là mối quan hệ mang ý nghĩa thống kê không nhất thiết là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích ý kiến của hộ gia đình và các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẳn lòng chi trả đối với dịch vụ thu gom rác sinh hoạt ở quận bình tân thành phố hồ chí minh (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)