1.3.1 Nghiên cứu ngoài nước
Viniegra, Cortés và Cuevas (2001), nghiên cứu xác định giá trị kinh tế của
sự cải thiện chất lượng môi trường của các biện pháp thu gom rác sinh hoạt từ các hộ gia đình tại các khu dân cư ngoại ô vùng San Pedro Cholula của miền trung Mexico. Giả thuyết được đưa ra trong nghiên cứu này dựa vào lý thuyết của phương pháp đánh giá ngẫu nhiên là giá sẳn lòng trả của hộ gia đình sẽ phản ảnh giá trị của chất lượng môi trường được tốt hơn. Về mặt lý thuyết thì sự thay đổi chất lượng
mơi trường ngầm chỉ một sự gia tăng trong phúc lợi của các cá nhân, và như vậy họ phải trả một giá trị cho điều thay đổi đó. Giá sẳn lịng trả hàng tháng cho hệ thống thu gom cải tiến là 1.85 đơ la Mỹ/hộ gia đình. Tác giả đã sử dụng mơ hình kinh tế lượng hồi qui đa biến để xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẳn lòng chi trả của hộ. Kết quả cho thấy, thu nhập của hộ là yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất. Hệ số co giãn thu nhập đối với chất lượng môi trường là 0.13. Tuy nhiên, khi ước tính
tổng lợi ích mang lại cho dân số vùng này thì khơng đủ để bù đắp chi phí cho dự án dự định đưa ra. Các tác giả đề nghị cần xem xét thêm những chi phí và lợi ích ngoại
tác khác trước khi quyết định có nên thực hiện dự án cải thiện hệ thống thu gom và xử lý rác thải hay không.
Tadesse và cộng sự (2008) thực hiện nghiên cứu về mức sẳn lòng trả cho hệ
thống quản lý chất thải rắn tại thành phố Mekelle của Ethiopia. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã sử dụng phương pháp đánh giá CVM cho hàng hóa khơng có thị trường. Phân tích thực nghiệm trong đề tài đã áp dụng phương pháp hồi qui Probit và Tobit để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến giá sẳn lòng trả WTP của các hộ gia
đình cho hệ thống quản lý chất thải rắn được cải tiến. Kết quả cho thấy WTP của hộ
gia đình quan hệ có ý nghĩa thống kê với thu nhập, nhận thức về chất lượng môi trường và tuổi của chủ hộ. Ngồi ra, mức sẳn lịng chi trả này cũng phụ thuộc vào số lượng rác sinh hoạt được thải, và loại dịch vụ thu gom xử lý rác thải theo yêu cầu của hộ. Dựa vào kết quả về mức chi trả của hộ trong nghiên cứu đã cao hơn mức chi trả hiện hành, các tác giả đã đề xuất các nhà làm chính sách nên sử dụng kết quả
WTP để xác định mức phí chi trả cho dịch vụ quản lý chất thải rắn cải thiện.
Về cấu trúc bảng câu hỏi WTP, các tác giả đã xây dựng nội dung bảng câu hỏi gồm có 4 phần: phần thứ nhất là các câu hỏi liên quan đến nhận thức và đánh giá hiện trạng chất thải rắn tại thành phố; phần thứ hai liên quan đến các vấn đề môi trường và mô tả chi tiết các kịch bản giả định (nghĩa là các cải tiến trong hệ thống
thu gom và xử lý rác thải); phần thứ ba gồm các câu hỏi WTP; và phần thứ 4 là các câu hỏi liên quan đến kinh tế- xã hội của hộ gia đình. Các kịch bản trong bảng câu hỏi mô tả chi tiết về các dịch vụ sẽ được cung cấp trên cách khía cạnh như lợi ích và
độ tin cậy của dịch vụ, các vấn đề môi trường hiện nay của quản lý chất thải rắn,
các yếu tố giả định sẽ được cải tiến, và cách thức mà hộ gia đình sẽ chi trả.
Chandra và Devi (2009) nhận định vấn đề quản lý chất thải rắn là một thách
thức lớn cho tất cả các quốc gia trên thế giới. Đô thị Mysore thuộc tỉnh Karnataka của Ấn Độ cũng đang đối mặt với nhiều vấn đề trong quản lý chất thải rắn. Các tác giả đã thực hiện một nghiên cứu chi tiết về các cách thức phát thải chất rắn tại các nguồn thải trong thành phố, phương cách thu gom rác, vận chuyển, tích trữ, xử lý và phân hủy rác thải đô thị. Các số liệu được thu thập chủ yếu bằng bảng câu hỏi, tham quan các nguồn, tiếp xúc với cộng đồng và ghi nhận ý kiến. Kết quả cho thấy việc
phân loại rác hỗn hợp tại bãi rác là rất tốn kém và lãng phí, và đề xuất cần áp dụng cách thức phân loại rác tại nguồn thải. Nghiên cứu này về cơ bản là quản lý môi trường. Các tác giả cũng nhận định rác là một nguồn ‘tài nguyên’ có thể sử dụng để tạo năng lượng, làm phân bón, tùy thuộc vào trình độ kỹ thuật hiện có, khơng nên xem rác là ‘vơ ích’ và chủ yếu xử lý bằng biện pháp chôn lấp.
Altaf và Deshazo (1996), sử dụng số liệu điều tra của 968 hộ gia đình tại
thành phố cơng nghiệp Gujranwala của Pakistan năm 1990, để đánh giá nhu cầu của hộ gia đình về cải thiện hệ thống quản lý chất thải rắn. Kết luận quan trọng của nghiên cứu là quan sát, điều tra các dịch vụ quản lý chất thải rắn đem lại nhiều
thông tin quan trọng, nhưng những thông tin này không thể dùng để lượng hóa nhu cầu về dịch vụ. Để có thể ước lượng được giá trị của việc cải thiện các dịch vụ, các tác giả sử dụng phương pháp CVM để ước tính số tiền tối đa hàng tháng mà các hộ gia đình sẳn lịng trả cho các dịch vụ cải thiện. Cuộc điều tra cũng đã xem xét và
phân tích thái độ, nhận thức và sự ưa chuộng của hộ gia đình về dịch vụ thu gom xử lý rác thải hiện tại và cải tiến. Nhằm cải thiện mức độ chính xác về mức WTP của hộ, trong khi tiến hành điều tra, các tác giả đã áp dụng phương pháp tách mẫu để
kiểm chứng sự thiên lệch của ba giả thuyết nghiên cứu. Thứ nhất là mức phí ban
đầu được đề nghị. Một nữa số hộ được phỏng vấn WTP bắt đầu từ mức giá thấp và
một nữa số mẫu còn lại bắt đầu từ mức phí cao hơn. Thứ hai là cơ quan sẽ cung cấp dịch vụ. Một nữa số hộ sẽ được nói rằng dịch vụ sẽ do Công ty đô thị phụ trách, một nữa số hộ khác sẽ được nói rằng dịch vụ cải thiện sẽ do một Công ty tư nhân cung cấp. Giả thuyết thứ 3 là do chất thải rắn mang đặc tính của một hàng hóa cơng, nên WTP của người được phỏng vấn có thể bị ảnh hưởng bởi sự phán đốn của người đó là có bao nhiêu phần trăm số người trong khu dân cư của mình sẽ sẳn sàng chi
trả. Để kiểm chứng sự kỳ vọng này có ảnh hưởng đến kết quả WTP khơng, các tác
giả đã phân chia một nữa số mẫu và nói với người dân trong nhóm này là có 75% số hộ sẽ chấp thuận dịch vụ cải tiến, và nữa số mẫu cịn lại, người dân sẽ được nói rằng có khoảng 25% số hộ sẽ đồng ý tham gia dịch vụ cải thiện được đưa ra. Các tác giả này giả định rằng nếu người được phỏng vấn đánh giá cao về lợi ích xã hội của việc cải thiện, bên cạnh lợi ích của cá nhân, thì tình huống thứ nhất sẽ đưa ra được mức WTP cao hơn. Trên góc độ học thuật, các tác giả kết luận rằng nghiên cứu này đóng
góp một phần quan trọng để minh chứng rằng thông tin về nhu cầu hàng hóa của hộ
được thu thập khá dễ dàng, thơng qua phỏng vấn và ít tốn kém, có thể cung cấp được nhiều thơng tin có giá trị để lập kế hoạch về cung cấp các dịch vụ công cải
tiến.
1.3.2 Nghiên cứu trong nước
Liên quan đế vấn đề kinh tế chất thải rắn, hiện nay theo kiến thức và tìm
kiếm tốt nhất của tác giả thì có nhiều đề tài nghiên cứu về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, hoạt động cải tiến hệ thống thu gom trên địa bàn thành phố và quốc gia đã được thực hiện. Tuy nhiên, hầu như chưa có nghiên cứu nào ứng dụng phương pháp
nghiên cứu kinh tế môi trường và phương pháp định giá trị cho chất thải rắn (không có thị trường) như các nghiên cứu ngồi nước đã trình bày trong phần trên. Do vậy, phần sau đây trình bày những ngiên cứu trong nước có liên quan phần nào đó đến chủ đề nghiên cứu.
Trang, Nguyễn Thanh (2010), thực hiện nghiên cứu về mức sẳn lòng chi trả
tăng thêm cho dịch vụ thu gom tái chế chất thải nhựa trên địa bàn TP.HCM, bên cạnh mức lệ phí thu gom rác sinh hoạt hiện nay tại các địa phương. Tác giả đã sử
dụng phương pháp CVM, cụ thể là phương pháp ‘phiếu chi trả’ (payment card) để
ước lượng mức WTP của các hộ. Cuộc điều tra được thực hiện thông qua mạng
internet đã thu được 487 phiếu trả lời tự nguyện của đại diện các hộ dân, trong độ
tuổi từ 18 đến 60, có tiếp cận được với dịch vụ internet. Kết quả về mức WTP
trung bình được ước tính bằng phương pháp hồi quy Probit thứ bậc (ordered probit model) là 43.200 đồng/hộ/năm. Trong số các biến số kinh tế-xã hội của người phỏng vấn và hộ gia đình, các biến số về tình trạng hơn nhân, nghề nghiệp và thu nhập của hộ có tác động ý nghĩa ở mức 5% đến WTP. Ngoài ra, các biến số đại diện cho nhận thức và hành vi cá nhân như: sự quan tâm về chất lượng môi trường xung quanh, mối đe dọa của ô nhiễm do chất thải nhựa đến sức khỏe người dân và lợi ích của việc tái chế phế liệu nhựa cũng có ảnh hưởng quan trọng đến mức sẳn lịng chi
trả thêm cho dịch vụ tái chế các phế liệu này.
Khải, Phạm Ngọc (2005) thực hiện nghiên cứu về các giải pháp thu gom
pháp điều tra kỹ thuật về lượng rác phát sinh tại các nguồn, cách thức thu gom và vận chuyển rác đến các bãi rác. Đề tài phân tích các ưu nhược điểm của hệ thống thu gom vận chuyển rác hiện có tại quận. Đề tài cũng phân tích chi phí và lợi ích của việc phân loại rác tại nguồn.
Thành, Trần Cao (2005) tiến hành khảo sát hệ thống quản lý chất thải rắn
Quận 5, TP.HCM và đề xuất biện pháp quản lý phù hợp giai đoạn 2005-2015. Tác giả dùng phương pháp điều tra bằng cách sử dụng bảng câu hỏi có chuẩn bị từ trước
để thu thập thông tin cần thiết, điều tra về hệ thống thu gom, vận chuyển, lộ trình
lấy rác có đảm bảo hợp vệ sinh. Đề tài đã đưa ra các đề xuất về: hệ thống quản lý kỹ thuật mới, phân loại rác tại nguồn; đồng thời phân tích hậu quả và lợi ích của việc khơng phân loại rác. Trên cơ sở khối lượng và thành phần chất thải rắn sinh hoạt ở quận, tác giả cũng đã đề xuất các phương án cơng nghệ xử lý rác có thể áp dụng
trong tương lai.
Hạnh, Võ Thị Hồng (2004) thực hiện đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải
pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt quận Tân Bình, TP.HCM. Tác giả tiến hành
điều tra hiện trạng hệ thống thu gom: cách thức, thời gian và phương tiện vận
chuyển, phí thu gom, qua đó đánh giá công tác thu gom và vận chuyển. Các đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt thông qua việc sử dụng các công cụ hỗ trợ pháp lý và công cụ kinh tế như: hệ thống ký quỹ hồn chi, phí sản phẩm, các khoản trợ cấp, lệ phí thu gom; và các biện pháp khác nhằm hoàn thiện việc quản lý rác.
Châu, Hà Minh (2008) triển khai nghiên cứu xây dựng tuyến phù hợp thu
gom vận chuyển chất thải rắn đô thị trên địa bàn TP.HCM. Tác giả tìm hiểu: a) hiện trạng hệ thống thu gom, mạng lưới tuyến vận chuyển chất thải rắn đơ thị; b) phân tích đánh giá hệ thống quản lý nhà nước, hệ thống quản lý kỹ thuật; c) phân tích chi phí và hiệu quả thu gom vận chuyển; và d) mức độ hài lòng của cộng đồng. Mục đích của đề tài nhằm xác định khoảng cách cần thiết ngắn nhất vận chuyển chất thải
rắn đơ thị; tối ưu hóa hiệu quả kinh tế cho chi phí hoạt động thu gom vận chuyển
khoa học nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn đơ thị cho chính quyền
thành phố.