Lý thuyết kinh tế chất thải rắn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích ý kiến của hộ gia đình và các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẳn lòng chi trả đối với dịch vụ thu gom rác sinh hoạt ở quận bình tân thành phố hồ chí minh (Trang 25)

1.2 Các cơ sở lý thuyết về kinh tế chất thải rắn

1.2.4 Lý thuyết kinh tế chất thải rắn

Đối mặt với tình hình phát thải các chất vào môi trường, các nhà kinh tế đã

vận dụng và phát triển nhiều cơ sở lý thuyết kinh tế để giải quyết vấn đề chất thải rắn. Theo Pearce và Turner (2004), thì chính sách quản lý chất thải tại bất kỳ một quốc gia nào cũng thường phải theo những bước cơ bản sau đây: a) giảm phát thải tại các nguồn thải; b) cân đối tối ưu giữa vấn đề chôn lấp, phân hủy và tái chế;

c) quản lý các chất thải chưa được thu gom; và d) lựa chọn các biện pháp quản lý để bảo đảm giảm chất thải và phân hủy tối ưu nhất.

Lợi ích $ RO R* W B C A O

Chi phí xã hội biên Chơn lấp MSCL

Lợi ích xã hội biên Tái chế MSBT

Chi phí $

D

Hình 1.4: Cân đối tối ưu giữa chơn lấp và tái chế chất thải (Pearce và Turner, 2004)

Giảm phát thải tại các nguồn thải cần được thực hiện đến một mức nhất định

nào đó mà thơi, mà tại điểm này lợi ích tăng thêm để giảm một đơn vị chất thải cần phải ngang bằng với chi phí tăng thêm để thực hiện việc cắt giảm một đơn vị chất

thải’ thường có rất nhiều khả năng bị sai lầm vì chính sách đó rất thường bỏ qua các chi phí để giảm thải.

Cân đối tối ưu giữa vấn đề chôn lấp, phân hủy và tái chế. Các quyết định về số

lượng chất thải để chôn lấp, phân hủy hoặc tái chế cũng phải tính tốn chi phí và lợi ích xã hội của các hoạt động này.

Ví dụ nếu sự lựa chọn là cân đối giữa việc chôn lấp và tái chế, thì dựa trên cơ sở kinh tế học và phân tích chi phí lợi ích, số lượng chất thải cần được tái chế phải dừng một mức mà tại mức này chi phí xã hội của việc xử lý chơn lấp (MSCL) ngang bằng với lợi ích mang lại từ việc tái chế (MSBT). Trên hình vẽ mức đó là tại điểm

R*. Dựa trên cơ sở này, mục tiêu của một chính sách ‘tối ưu hóa những hoạt động

tái chế khả thi’ cũng có thể bị sai lầm khi phải các nỗ lực tái chế cần quá nhiều năng lượng so với năng lượng mà hoạt động này có thể mang lại.

Quản lý các chất thải chưa được thu gom. Đây là một vấn đề mà chính phủ

các nước đang phát triển thường gặp. Biện pháp có thể thực hiện là tăng cường và mở rộng hệ thống thu gom, hoặc ý thức môi trường cho người dân.

Lựa chọn các biện pháp quản lý. Tại các nước trên thế giới, chính phủ thơng

thường áp dụng các biện pháp quản lý hành chính để kiểm soát và giảm thiểu vấn

đề phát thải, thu gom và phân hủy chất thải rắn. Trong nhiều năm gần đây, có rất

nhiều quốc gia đã nỗ lực áp dụng các công cụ kinh tế để cải thiện hiệu quả của việc quản lý chất thải rắn. Các công cụ này bao gồm: trợ cấp hoặc cho vay ưu đãi để kích thích các hoạt động tái chế; lệ phí chơn lấp chất thải rắn, lệ phí bao bì đóng gói

nhằm giảm bớt những việc đóng gói khơng cần thiết; miễn thuế cho các hoạt động tái sử dụng, tái chế; sử dụng hệ thống ký thác-hồn trả; áp dụng thuế/lệ phí đánh vào các ngun liệu đầu vào nguyên thủy nhằm tác động vào giá tương đối của nó so với các nguyên vật liệu từ tái chế; lệ phí sử dụng (phí rác thải sinh hoạt). Về nguyên tắc thì các cơng cụ kinh tế này sẽ cung cấp những động lực cho nhà sản xuất hoặc người tiêu dùng thay đổi hành vi của họ khi đối mặt với một vấn đề cụ thể nào

đó của phát thải chất thải rắn; đồng thời tạo cho họ có nhiều lựa chọn về cách kết

hợp giữa việc phát thải, tái chế, tái sử dụng, và tiêu hủy với một chí phí thấp nhất. Lệ phí thu gom rác sinh hoạt tại các hộ gia đình đã và đang được áp dụng tại nước

ta tạo điều kiện tốt hơn cho việc cải thiện hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý,

chôn lấp chất thải, hoặc khôi phục và cải thiện lại các bãi rác lâu năm.

1.2.5 Khung lý thuyết phân tích kinh tế chất thải rắn

Phân tích kinh tế về chất thải rắn

Như đã đề cập ở phần trên, dòng tài nguyên khi đưa vào quá trình sản xuất để

cung cấp các hàng hóa và dịch vụ cho xã hội. Các hàng hóa này sau khi được các hộ gia

đình sử dụng sẽ tạo ra một dịng chất thải ra mơi trường. Bản thân mơi trường tự nhiên

có thể phân giải các chất theo các phản ứng lý hóa và sinh học. Tuy nhiên, do sự phát triển quá nhanh chóng của nền kinh tế, hàng hóa đã được sản xuất và sử dụng quá nhiều và dòng chất thải ngày càng lớn, dịng chất thải này nói chung đã vượt q khả năng phân giải của mơi trường. Khi khơng có sự can thiệp của Nhà nước, sự suy thối mơi trường do ô nhiễm do chất thải gây ra là điều hiện thực. Mối quan hệ giữa vấn đề ô

nhiễm do chất thải rắn gây ra và suy thối mơi trường là một dạng của thất bại thị trường gây ra tình trạng phân bổ sử dụng tài ngun khơng được tối ưu. Sự ô nhiễm này là hậu quả của những thị trường cạnh tranh khơng hồn hảo và phát sinh các ngoại tác tiêu cực. Thị trường cạnh tranh hồn hảo ngầm chỉ rằng phải có một thị trường cho mỗi hàng hóa, và từ đó các cá nhân có thể trao đổi đến khi đạt được mức tối ưu của sự phân bổ và sử dụng tài ngun. Nếu khơng đạt được tình trạng tối ưu thì sự phân bổ và sử dụng tài

ngun đó được xem là không hiệu quả. Một trong những giả định (điều kiện) cần thiết trong thị trường cạnh tranh hồn hảo là phải có một hệ thống quyền sở hữu tài sản được xác định rõ ràng. Các quyền sở hữu này phải được xác định chi tiết, minh bạch, có thể chuyển nhượng và an tồn cho các cá nhân. Tuy nhiên đặc tính này khó có thể đạt được

đối với các hàng hóa và dịch vụ mơi trường vì bản chất của các hàng hóa mơi trường đa

số mang tính chất của một hàng hóa cơng.

Một trong những dạng của thất bại trị trường trong trường hợp hàng hóa và dịch vụ mơi trường là sự hiện diện của ngoại tác. Dịng chất thải rắn phát thải vào môi trường

đã gây ngoại tác tiêu cực đến con người, môi trường và xã hội nói chung. Điều này dẫn đến sự mất mát trong thặng dư xã hội bao gồm cả thặng dư của người sản xuất và thặng

dư của người tiêu dùng. Khi việc sản xuất hoặc tiêu dùng của các cá nhân hoặc doanh nghiệp ảnh hưởng đến mức hữu dụng của người khác hoặc sản xuất của các doanh

nghiệp khác thì việc phân bổ tối ưu về tài nguyên sẽ không thể đạt được. Do sự không hoàn chỉnh của thị trường, các ngoại tác tiêu cực này không được phản ảnh trong hệ

thống giá cả thị trường và từ đó đã ảnh hưởng đến lợi ích (hay mức hữu dụng) của những người khác mà không đền bù cho những mất mát, thiệt hại đã xảy ra. Trong trường hợp của hàng hóa mơi trường, các thị trường khơng thể phát ra được những tín hiệu giá đúng vì chúng là một dạng của thất bại thị trường. Chất lượng môi trường là một dạng cụ thể của hàng hóa cơng và do vậy việc sử dụng khơng được kiểm sốt của nó khơng thể đạt

được mức tối ưu. Việc thiếu vắng các thị trường cho chất lượng thị trường và thị trường

cho chất thải rắn làm cho việc xác định được một giá thị trường phản ảnh được giá trị của nó đối với xã hội, là rất không khả thi. Điều này đưa đến sự cần thiết phải sử dụng các phương pháp định giá trị bằng tiền cho các hàng hóa khơng có thị trường và giá trị của chất lượng môi trường (Field and Field, 2002).

Trong những nghiên cứu thực nghiệm về kinh tế môi trường, điều mà các nhà kinh tế quan tâm nhất là lợi ích kinh tế mang lại từ những hoạt động nhằm cải thiện, thay

đổi mức độ của chất lượng môi trường. Nghĩa là, những thay đổi trong việc cung cấp

hàng hóa và dịch vụ mơi trường sẽ tác động đến mức hữu dụng hoặc phúc lợi của các cá nhân trong xã hội như thế nào và ước tính giá trị của sự thay đổi đó bằng tiền. Trên khía cạnh đo lường nhu cầu hàng hóa mơi trường, và đo lường sự thay đổi trong phúc lợi của các cá nhân trong xã hội, có 2 phương pháp phổ biến là đường cầu đền bù Hicksian và thặng dư người tiêu dùng Marshallian. Đường cầu Marshallian tập trung xem xét ảnh hưởng của yếu tố giá cả và chủ yếu dùng để mô tả tác động của giá đến nhu cầu lượng hàng hóa của các cá nhân. Trong trường hợp hàng hóa mơi trường mang tính chất là một hàng hóa cơng, các cá nhân trong xã hội thường đối mặt với lượng hàng hóa được cung cấp chứ khơng phải là giá cả của hàng hóa đó, vì đa số là các hàng hóa này khơng có giá thị trường. Hơn nữa, các hàng hóa mơi trường thường có hệ số co giãn theo thu nhập cao hơn nhiều so với các hệ số đó của các hàng hóa thơng thường ngồi thị trường. Do vậy, phương pháp đường cầu đền bù Hicksian được ưa chuộng hơn, và về mặt lý thuyết thích hợp hơn trong việc đo lường sự thay đổi trong phúc lợi của các cá nhân từ việc cung cấp các hàng hóa mơi trường (Batemen và cộng sự, 2002).

Đường cầu Hicksian đánh giá sự thay đổi phúc lợi bằng sự điều chỉnh trong thu

và sau khi có sự thay đổi trong sự cung ứng hàng hóa và dịch vụ mơi trường. Theo phương pháp Hicksian thì có hai cách thức khả thi dùng để đo lường thay đổi trong phúc lợi: ‘Thay đổi đền bù’ (CV) và ‘Thay đổi ngang bằng’ (EV). CV là sự điều chỉnh thu

nhập cần thiết (thay đổi phúc lợi) để giúp cho một người giữ được mức hữu dụng ban

đầu của mình (U0) trong suốt quá trình thay đổi về cung cấp hàng hóa mơi trường.

Ngược lại CV là sự điều chỉnh trong thu nhập (thay đổi phúc lợi) cần thiết để giúp một người đạt được mức hữu dụng sau cùng của mình (U1) trong suốt quá trình thay đổi về cung cấp hàng hóa mơi trường (Batemen và cộng sự, 2002). Đạo hàm của hai đo lường này sẽ là các đường cầu. Tùy thuộc vào quyền tài sản được gắn vào hàng hóa, những đo lường về phúc lợi này có thể được đo lường bằng giá sẳn lòng trả (WTP) hoặc giá sẳn lòng chấp nhận (WTA) đền bù. Trong trường hợp một sự cung cấp hàng hóa mơi trường

được đề xuất làm gia tăng được mức hữu dụng, thì đo lường CV sẽ cho chúng ta biết được cá nhân sẽ sẳn lòng trả bao nhiêu (WTP) cho việc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ đó sẽ trở thành hiện thực.

1.2.6 Phương pháp định giá trị hàng hóa mơi trường

Như đã trình bày và phân tích tại các phần nêu trên, việc phát thải các chất thải rắn sẽ tạo ra chi phí ngoại tác cho những người khác và mơi trường và thị trường khơng thể cho những tín hiệu về giá thật của các hàng hóa mơi trường. Do khơng có thị trường cho chất lượng mơi trường và thị trường của chất thải rắn, việc xác định được giá trị đúng của nó là việc làm rất khó khăn. Trong những trường hợp này các nhà kinh tế

thường sử dụng phương pháp ‘phát biểu ý thích’ bao gồm nhiều phương pháp như phương pháp ‘đánh giá ngẫu nhiên’ (CVM), phương pháp ‘mơ hình lựa chọn’ (CM) để

đánh giá nhu cầu hàng hóa và dịch vụ.

Phương pháp CVM, phương pháp dựa vào bảng phỏng vấn, được dùng để phát

hiện ra và hiểu được những sở thích của người tiêu dùng, đồng thời rút ra được thông tin về giá trị (những chi phí và lợi ích) mà người đó đặt vào hàng hóa mơi trường. Số liệu về WTP hoặc WTA do người được phỏng vấn phát biểu là giá trị mà người đó gán cho

hàng hóa mơi trường (Batemen và cộng sự, 2002). Phương pháp này cơ bản có ba nội dung chính như sau:

- Xây dựng các kịch bản chi tiết về thị trường giả định cho hàng hóa mơi trường, bao gồm việc mơ tả các điều kiện ảnh hưởng.

- Thiết kế bảng phỏng vấn, câu hỏi WTP với tiêu chí giảm thiểu các độ chệch vốn có trong phương pháp CVM, và thực hiện phỏng vấn.

- Đánh giá tính xác đáng và tin cậy của các thông tin của người được phỏng

vấn, kết luận về WTP, và phân tích các điểm cần nghiên cứu.

So sánh với các phương pháp hiện có trong kinh tế mơi trường, CVM là phương pháp được sử dụng linh động, dễ chấp nhận và áp dụng nhiều nhất để thực hiện việc đánh giá các giá trị của thay đổi trong chất lượng môi trường khi mà không thể áp dụng

các phương pháp khác (Field và Olewiler, 2005). Các kết quả nghiên cứu của CVM tương đối dễ hiểu, dễ suy diễn, và dùng vào các mục đích xây dựng chính sách, và có thể dùng để so sánh với kết quả thu được từ các phương pháp khác. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhiều sự thiên lệch (bias). Pearce and Turrner 1994 cho thấy CVM thường mắc phải những sự thiên lệch sau đây: lệch về chiến lược, lệch do thiết kế, lệch về giả thuyết, và lệch do cách thực hiện. Những hạn chế, thiên lệch này có thể được cải thiện bằng cách thiết kế bảng câu hỏi thật cẩn thận, cấu trúc câu hỏi WTP/WTA hợp lý, xây dựng các kịch bản, tình huống giả định về hàng hóa mơi trường phải đơn giản và dễ hiểu cho người được phỏng vấn, huấn luyện cán bộ phỏng vấn tốt và cán bộ này phải thật hiểu về nội dung và mục đích của câu hỏi về WTP/WTA.

1.2.7 Bảng câu hỏi CVM

Yếu tố quan trọng nhất trong phương pháp CVM, tương tự như những kỹ thuật

điều tra khác, là thiết kế bảng phỏng vấn CVM thật tốt. bảng phỏng vấn là một công cụ

bao gồm các câu hỏi được thiết kế để thu thập các thông tin từ những người được phỏng vấn. Theo Bateman và cộng sự (2002), bảng phỏng vấn CVM có một số điểm đặc thù sau đây cần phải lưu ý:

- Câu hỏi CV đòi hỏi người được phỏng vấn phải xem xét việc thay đổi về hàng hóa mơi trường khơng có trong thị trường ảnh hưởng đến họ như thế nào. Việc thay đổi này phải được mô tả rõ ràng cho người được phỏng vấn trước khi họ đưa ra giá trị cho hàng hóa đó.

- Nhiều trường hợp thay đổi về hàng hóa mơi trường là rất khó giải thích và người

được phỏng vấn chưa hề được biết (ví dụ như thay đổi về đa dạng sinh học, thay đổi về

bệnh tật). Một số trường hợp khác thì người trả lời khá quen thuộc (ví dụ như cải thiện cung cấp nước sạch, cách thức thu gom rác).

- Người tham gia phỏng vấn được yêu cầu định giá cho hàng hóa mơi trường đang nghiên cứu.

Việc thiết kế bảng câu hỏi bao gồm ba giai đoạn quan trọng như sau (Bateman và cộng sự, 2002):

Giai đoạn 1: Hình thành vấn đề cần đánh giá

- Sự thay đổi nào về mặt chính sách cần được đánh giá? - Xây dựng các kịch bản giả định

- Xây dựng các câu hỏi WTP/WTA

Giai đoạn 2: Xây dựng các câu hỏi bổ trợ

- Những câu hỏi bổ sung về WTP/WTA

- Câu hỏi về thái độ, ý kiến, kiến thức và sử dụng hàng hóa - Xây dựng các câu hỏi WTP/WTA

Giai đoạn 3: Thử nghiệm bảng câu hỏi

- Nhóm chuyên gia

- Phỏng vấn thử trực tiếp các cá nhân - Thực hiện điều tra thử

Phương pháp mơ hình lựa chọn (CM), là một phương pháp phát triển từ

phương pháp CVM, cũng được dựa vào các câu hỏi giả định. Ý tưởng đằng sau của phương pháp này là bất kỳ hàng hóa nào cũng có thể mơ tả về đặc tính và vị trí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích ý kiến của hộ gia đình và các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẳn lòng chi trả đối với dịch vụ thu gom rác sinh hoạt ở quận bình tân thành phố hồ chí minh (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)