Đây là cách khá phổ biến để thu hồi protein hịa tan trong dung dịch. Biện pháp này đơn giản, tuy nhiên để thực hiện thì cần một lượng muối khá lớn và gây tốn kém. Cơ sở khoa học:
Khả năng hịa tan của protein phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại protein, pH, nhiệt độ, nồng độ muối. . .Đặc biệt, bản chất và nồng độ ion cĩ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ nước và khả năng hịa tan của protein. Giữa nước, muối và các nhĩm bên acid amine của protein thường cĩ một mối quan hệ cạnh tranh.
Ở nồng độ muối thấp, tính tan của protein tăng ( thuật ngữ tiếng Anh làsalting in). Tuy nhiên, khi nồng độ muối cao, tính tan của protein lại giảm mạnh ( thuật ngữ tiếng Anh làsalting out)
Giả thuyết salting in của protein ở nồng độ muối thấp được giả thích bằng thuyết Debye-Huckel như sau: trong dung dịch, phân tử protein được bao bọc bởi các ion muối mang điện trái dấu. Kết quả là làm tăng các phân tử protein mang điện tích, tăng khả năng hidrat hĩa, từ đĩ làm tăng tính tan của protein. Giả thuyết này cũng dự đốn rằng độ tan của protein là một hàm logarit và hàm này tỉ lệ với căn bậc hai của cường độ ion trong dung dịch.
Mặt khác, tính chấtsalting out của protein trong dung dịch cĩ nồng độ muối cao được giả thích bởi Kirkwood. Sự cĩ mặt của nhiều ion muối trong dung dịch làm giảm khả năng solvate hĩa, dẫn đến làm giảm tính hịa tan của protein, vì vậy protein bị kết tủa và lắng xuống.
Ở nồng độ muối cao, độ hịa tan được tính theo phương trình thực nghiệm của Cohn:
log S = B - KI trong đĩ:
S: độ hịa tan của protein
B: hằng số (phụ thuộc vào loại protein, pH, nhiệt độ)
K: hằng số salting out (phụ thuộc vào pH, độ đồng nhất và hàm lượng muối cĩ trong dung dịch)
I: cường độ ion của muối
Bằng cách sử dụng các khoảng nồng độ muối thích hợp, chúng ta cĩ thể làm kết tủa các protein mong muốn từ dung dịch protein hịa tan ban đầu. Ngồi ra, khi phân tử lượng của protein tăng, lượng muối cho vào để kết tủa protein giảm xuống. Hiệu quả kết tủa protein của các anion muối khác nhau là khác nhau và được sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau: citrate > phosphate > sulphate > acetate/chloride > nitrate > thiocyanate.