Các nhân tố thành công cốt lõi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động gia công xuất khẩu tại đồng nai (Trang 28 - 29)

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THEO MƠ HÌNH QUẢN LÝ DỰA TRÊN KẾT QUẢ

3.2. Quản lý dựa trên kết quả đối với quản lý hoạt động gia công

3.2.3. Các nhân tố thành công cốt lõi

Các nhân tố thành công cốt lõi (CSF) được đưa ra trên cơ sở để đạt đến các mục tiêu trong sứ mạng và tạo ra hình ảnh hải quan như mong muốn.

CSF đầu tiên là tăng cường KTSTQ để đảm bảo tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.

Thực tế, hoạt động gia công được hưởng nhiều chính sách ưu đãi như: miễn thuế nguyên

vật liệu nhập khẩu, nên doanh nghiệp thường có xu hướng gian lận thương mại. Để phát

hiện và làm giảm những vi phạm, hải quan phải tăng cường KTSTQ và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm. Hoạt động KTSTQ cịn có mục đích là chống thất thu thuế. Do đó, KTSTQ là một nhân tố rất quan trọng.

CSF thứ hai là ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý khách hàng (áp dụng hải quan

diện tử vào quản lý khách hàng). Hải quan đã kiểm tra nghiêm túc trong KTSTQ, nên để

trở thành đơn vị thân thiện với khách hàng, HQĐN phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp

gia công thực hiện các thủ tục thông quan một cách dễ dàng hơn. Hải quan điện tử là biện pháp để làm giảm thời gian thông quan và tạo môi trường kinh doanh công bằng, minh

bạch hơn. Hơn nữa, hải quan điện tử còn tạo điều kiện để hải quan thu thập thông tin tốt

37 Cục Hải quan Đồng Nai (2013) 38 Tổng Cục Hải quan (2013)

hơn. Nếu áp dụng hải quan điện tử một cách triệt để thì doanh nghiệp có thể làm thủ tục

hải quan tại địa điểm và thời gian bất kỳ trong ngày (24/24 giờ).

CSF thứ ba là ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nội bộ. Tương tự như CSF thứ

hai, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nội bộ sẽ giảm thời gian thông quan, thu thập dữ liệu nhanh chóng và củng cố mối quan hệ giữa doanh nghiệp và hải quan.

CSF thứ tư là thực hiện và cải thiện các cam kết trong tuyên ngôn phục vụ khách hàng.

Tuyên ngôn phục vụ khách hàng là một cam kết của ngành hải quan đối với doanh nghiệp về một môi trường hoạt động “chuyên nghiệp, minh bạch và hiệu quả”.39 Nếu tuyên ngôn

được thực hiện , mối quan hệ giữa doanh nghiệp và hải quan chắc chắn sẽ được cải thiện.

Tuyên ngôn cũng cam kết sự tuân thủ pháp luật của hải quan, minh bạch thơng tin, từ đó,

hiện tượng gian lận cũng sẽ giảm dần.

CSF thứ năm là quản lý hiệu quả định mức. Hiện nay, hiện tượng gian lận định mức và

thanh khoản rất nhiều, bởi vì văn bản pháp lý của gia công về định mức chưa có hướng dẫn rõ ràng. Hải quan khơng có cơ sở kiểm tra, do đó, một số doanh nghiệp đã lợi dụng vấn đề này để gian lận. Vì vậy, cải thiện quản lý định mức là rất quan trọng đối với việc giảm thất thu thuế và chống hành vi gian lận thương mại.

CSF thứ sáu là cải thiện hệ thống quản lý rủi ro. Theo xu hướng chung, quản lý gia công

dựa vào quản lý rủi ro. Quản lý trong quy trình thơng quan sẽ tốt hơn nếu như có một hệ thống rủi ro với thơng tin đầy đủ và đáng tin cậy. Do đó, cải thiện hệ thống quản lý rủi ro

là một phương thức để giảm các hành vi gian lận và chống thất thu thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động gia công xuất khẩu tại đồng nai (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)