Cơ sở pháp lý quốc tế cho quản lý hoạt động gia công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động gia công xuất khẩu tại đồng nai (Trang 54 - 55)

Công ước Kyoto

Công ước Kyoto ra đời năm 1973, quy định về đơn giản hóa và hài hịa hóa thủ tục hải

quan. Năm 1999, Công ước Kyoto sửa đổi thay đổi một số nội dung để phù hợp với tình

hình phát triển kinh tế của thế giới. Trong đó, Cơng ước sửa đổi đặc biệt quan tâm đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật tối đa vào ứng dụng, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý rủi ro và KTSTQ. Thủ tục hải quan cũng được yêu cầu sửa đổi theo xu hướng ngày càng đơn giản, hài hòa và phù hợp tiêu chuẩn, chuẩn mực của hải quan hiện đại.Với việc kiểm tra thực tế hàng hóa phải thay đổi từ “tiền kiểm” chuyển sang “hậu kiểm”. Công

ước cũng yêu cầu cải thiện mối quan hệ giữa hải quan và doanh nghiệp.

Công ước về hệ thống hài hịa về mơ tả và mã hóa hàng hóa (HS)

Cơng ước nàyra đời năm 1988 tại Brussels. Công ước HS là cơ sở xây dựng hệ thống phân loại hàng hóa và tính thuế xuất nhập khẩu. Với hệ thống HS, hải quan các nước sẽ dễ dàng kiểm tra và kiểm soát doanh nghiệp có chọn đúng mã hàng hóa hay khơng. Hệ thống HS là một công cụ của hải quan để quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu, thống kê thương mại và xác

định xuất xứ cho hàng hóa. Khi hàng hóa qua những cơng đoạn gia cơng khác nhau sẽ tạo

ra thành phẩm khác nhau. Những thành phần vật liệu để cấu thành sản phẩm sẽ quyết định xuất xứ hàng hóa theo tỷ lệ thực hiện.

Hiệp định thực hiện điều VII của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại

Đây là cơ sở để đo lường giá trị của hàng hóa. Nếu như sự đo lường bị sai thì sẽ ảnh hưởng

đến sự cơng bằng và minh bạch trong khai báo hải quan, gây khó khăn trong việc thống kê

và đánh giá tình trạng xuất nhập khẩu của quốc gia. Việc khai sai trị giá hải quan thường gặp ở các nước đang phát triển, nơi hóa đơn thương mại có độ tin cậy thấp. Bởi vì các

nước đó thiếu khả năng, kỹ thuật để định giá sản phẩm. Do đó, việc áp dụng Hiệp định về trị giá hải quan (ACV) và Định nghĩa Brussels về trị giá (BDV) thường rất khó khăn.

Quy tắc xuất xứ hàng hóa là cơ sở để thu thuế của hải quan. Tại Việt Nam, các đối xử về

thuế là khác nhau đối với các nước, khu vực khác nhau. Đối với các nước trong

khốiASEAN, Việt Nam có thuế quan ưu đãi khu vực ASEAN. Thuế ưu đãi khu vực

ASEAN thấp hơn so với thuế quan thông thường hoặc thuế quan ưu đãi tối huệ quốc MFN. Do đó, phân biệt nguồn gốc hàng hóa là quan trọng, đặc biệt là những hàng hóa gia cơng. Hàng hóa xuất nhập khẩu khi đi qua biên giới sẽ được cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng

hóa (C/O). Việc xác định xuất xứ hàng hóa thường căn cứ vào giá trị tạo ra hàng hóa tuân theo quy định của Hiệp định về quy tắc xuất xứ của WTO, Phụ lục chuyên đề K của Công

ước Kyoto, Quy tắc xuất xứ áp dụng trong Hiệp định thương mại tự do. Tại Việt Nam, các

hiệp định thương mại tự do thường áp dụng là quy tắc xuất xứ của CEPT/AFTA, ASEAN - Trung Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động gia công xuất khẩu tại đồng nai (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)