Các chỉ báo thực hiện quan trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động gia công xuất khẩu tại đồng nai (Trang 29 - 30)

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THEO MƠ HÌNH QUẢN LÝ DỰA TRÊN KẾT QUẢ

3.2. Quản lý dựa trên kết quả đối với quản lý hoạt động gia công

3.2.4 Các chỉ báo thực hiện quan trọng

Các chỉ báo thực hiện quan trọng (KPI) dùng để đo lường các CSF. mỗi CSF sẽ có nhiều KPI.

Đối với CSF thứ nhất, HQĐN sử dụng tiêu chí tỷ lệ nhân sự của Chi cục KTSTQ, tỷ lệ

doanh nghiệp được KTSTQ, tỷ lệ KTSTQ đối với hoạt động gia cơng. Ngồi ra, HQĐN

nên đo lường tỷ lệ phát hiện vi phạm trong KTSTQ đối với hoạt động gia công để đánh giá mức độ vi phạm của doanh nghiệp gia công.

39 Tổng Cục Hải quan (2011).

Đối với CSF thứ hai, HQĐN nên thống kê số lượng các bước trong quy trình thơng quan

tham gia hải quan điện tử. Những KPI để để đo lường CSF này của HQĐN là: tỷ lệ doanh

nghiệp và tờ khai tham gia hải quan điện tử. Ngoài ra, HQĐN cũng nên phân loại theo từng loại hình để dễ dàng đánh giá.

Đối với CSF thứ ba, HQĐN phải đo lường số lượng Chi cục thông quan tham gia chương

trình văn phịng điện tử (E-office-ĐNa40

). Trong đó, HQĐN thống kê các loại chứng từ được chuyển thơng qua máy tính. Từ đó, Hải quan tính tốn tỷ lệ các chứng từ tham gia và

tỷ lệ chứng từ bị hủy trong E-office-ĐNa. Thực tế, HQĐN chưa có tiêu chí đo lường cho CSF này.

Đối với CSF thứ tư, HQĐN đã có những chỉ tiêu đo lường như: tỷ lệ thực hiện tuyên ngôn,

số vụ vi phạm tun ngơn. Nhưng, HQĐN chưa có tiêu chí đánh giá, đo lường sự phù hợp về số lượng, chất lượng của các cam kết. HQĐN cũng chưa thống kê các bước làm thủ tục gia công trong thông quan chưa có cam kết trong tun ngơn.

Đối với CSF thứ năm, HQĐN chưa có một tiêu chí nào để đo lường và thực hiện. Hoạt động khai báo, kiểm tra định mức là dựa vào kinh nghiệm và sự chủ quan của hải quan.

Trên cơ sở phát hiện số vụ vi phạm về thanh khoản và định mức quá cao, tác giả đề xuất một số tiêu chí đo lường CSF này như sau: (1) Đo lường số lượng các vụ vi phạm KTSTQ về định mức trên số vụ KTSTQ về định mức hoặc trên tổng số vụ KTSTQ, (2) thống kê số lượng ngành hoạt động gia công tại Đồng Nai và những văn bản hướng dẫn định mức đối

với từng ngành nghề, (3) thẩm định tính đầy đủ của cơ sở dữ liệu của định mức.

Đối với CSF thứ sáu, đầu tiên, HQĐN phải xác định nguồn, giai đoạn và phương thức thu

thập cơ sở dữ liệu rủi ro. Sau đó, HQĐN kiểm tra tính thống nhất trong toàn cục và với

Tổng cục. Bên cạnh đó, HQĐN cũng cần đánh giá cơ sở dữ liệu rủi ro đó có phù hợp với thực tế sản xuất, kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động gia công xuất khẩu tại đồng nai (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)