Chậm nhất là 1 ngày kể từ khi doanh nghiệp nhập khẩu nguyên phụ liệu gia công, doanh nghiệp phải đăng ký hợp đồng gia công tại cơ quan hải quan, hồ sơ gồm:
02 bản chính hợp đồng gia công hoặc phụ lục hợp đồng gia công (nếu hợp đồng gia cơng bằng tiếng nước ngồi thì doanh nghiệp nộp kèm 01 bản dịch tiếng việt).
01 bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư (doanh
nghiệp nước ngoài).
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký hợp đồng gia công, hải quan tiến hành kiểm tra các nội
dung sau:
Xác định loại hình gia cơng: Hợp đồng gia cơng phải có đầy đủ nội dung, chữ ký và mộc
dấu.
Xác định hàng hóa được phép gia cơng: Doanh nghiệp gia cơng tất cả hàng hóa trừ hàng
hóa thuộc danh mục bị cấm xuất, nhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất, nhập khẩu. Đối với
hàng hóa yêu cầu phải có giấy phép, cơ quan hải quan kiểm tra giấy phép trước khi đăng ký.
Kiểm tra ngành nghề kinh doanh: Nếu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm
doanh nghiệp chế xuất) thì cơ quan hải quan kiểm tra ngành nghề kinh doanh, hoạt động xây dựng nhà máy đối với doanh nghiệp đăng ký hoạt động gia công lần đầu.
Kiểm tra tính đồng bộ, đầy đủ, hợp lệ hồ sơ gia công: Nếu hồ sơ gia công đáp ứng các điều kiện trên thì chuyển sang bước 2. Nếu công chức từ chối hồ sơ GC thì phải trả lời
bằng phiếu nghiệp vụ, ghi rõ lý do từ chối.
Kiểm tra cơ sơ sản xuất: cơ quan hải quan kiểm tra cơ sở sản xuất trong trường hợp sau:
theo kế hoạch, khi có nghi vấn về sai phạm, khi doanh nghiệp thuê đơn vị khác thực hiện toàn bộ hợp đồng gia công, quá 3 tháng kể từ khi nhập khẩu lô hàng đầu tiên nhưng doanh nghiệp không thực hiện gia công. Trước khi kiểm tra, lãnh đạo chi cục phải gửi văn bản
thông báo doanh nghiệp về thời gian, địa điểm, nội dung kiểm tra.