Về huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam trên địa bàn TP HCM (Trang 50 - 55)

2.2 Thực trạng về hoạt động tín dụng và công tác Quản trị rủi ro tín dụng của

2.2.1.1 Về huy động vốn

Tại TP.HCM, trung tâm kinh tế lớn nhất và sối động nhất cả nước, tính đến hết tháng 12/2012, tổng nguồn vốn huy động của các NHTM và tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt 960.500 tỷ đồng, tăng 8,3% so với cuối năm 2011

Bảng 2.5. Tổng quan huy động vốn của các NHTM trên địa bàn TP.Hcm từ năm 2007-2012 Đvt: Tỷ đồng Năm Vốn huy động Mức tăng, giảm so với năm trước Tốc độ tăng, giảm (%) 2007 387,028 101,525 35.56% 2008 461,038 74,010 19.12% 2009 603,353 142,315 30.87% 2010 806,264 202,911 33.63% 2011 886,900 80,636 10.00% 2012 960,500 73,600 8.30%

Nguồn : Báo cáo thường niên của NHNN qua các năm 2007-2012

Từ số liệu của bảng 2.8 cho thấy , nguồn vốn huy động luôn được mở rộng từ năm 2001 là 64.110 tỷ đồng, năm 2002 là 84.230 tỷ đồng, năm 2003 là 112.124 tỷ đồng, năm 2004 là 146.909 tỷ đồng, năm 2005 là 188.809 tỷ đồng, năm 2006 là 285.503 tỷ đồng, năm 2007 là 387.028 tỷ đồng, năm 2008 là 461.038 tỷ đồng, năm 2009 là 603.353 tỷ đồng, năm 2010 là 806.264 tỷ đồng, năm 2011 là 886.900 tỷ đồng, năm 2012 là 960.500 tỷ đồng.

Tốc độ tăng trưởng huy động hàng năm luôn ổn định và ở mức độ cao, năm 2007 so với 2006 là 35,56%, năm 2008 so với 2007 là 19,12%, năm 2009 so với 2008 là 30,87%, năm 2010 so với 2009 là 33,63%, năm 2011 so với 2010 là 10,0%, năm 2012 so với 2011 là 8,3%. Từ năm 2001 đến 2010 tốc độ tăng trưởng huy động vốn

bình quân tăng mạnh khoảng 33%. Còn từ năm 2010 đến 2012 tốc độ tăng trưởng huy động vốn có tăng nhưng khơng nhiều

Đồ thị 2.6 Huy động vốn của 10 NHTM trên địa bàn TP.HCM từ năm 2009-2012 Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo thường niên của 10 NHTMCP từ năm 2009-2012 Từ đồ thị 2.6 ta thấy mức huy động vốn của các NHTMCP có xu hướng tăng, năm 2009 của ACB là cao nhất, tiếp theo là Sacombank, thấp nhất là PGbank và Westernbank. Năm 2012 huy động cao nhất thuộc về Ngân hàng ACB và Sacombank, thấp nhất vẫn là PGbank và Westernbank, Navibank và ĐôngAbank.

2.2.1.2 Dư nợ cho vay

Quy mô cho vay được mở rộng với tốc độ tăng cao. Dư nợ cho vay của các NHTM trên đại bàn TP.HCM tăng dần qua các năm, thể hiện sự cố gắng của các NHTM trong việc tài trợ vốn cho nền kinh tế

Bảng 2.6: Dư nợ cho vay của các NHTM trên địa bàn TpHcm từ năm 2007-2012

Đvt: Tỷ đồng Năm Tổng dư nợ cho vay Tăng, giảm so với năm trước Tốc độ tăng, giảm (%) 2007 306,327 76,580 33.33% 2008 409,735 103,408 33.76% 2009 559,855 150,120 36.64% 2010 709,090 149,235 26.66%

2011 763,947 54,857 7.74%

2012 805,200 41,253 5.40%

Nguồn : Báo cáo thường niên của NHNN qua các năm 2007-2012

Từ số liệu của bảng 2.6 cho thấy , dư nợ cho vay luôn được mở rộng từ năm năm 2007 là 436.327 tỷ đồng, năm 2008 là 409.735 tỷ đồng, năm 2009 là 559.855 tỷ đồng, năm 2010 là 709.090 tỷ đồng, năm 2011 là 763.947 tỷ đồng, năm 2012 là 805.200 tỷ đồng.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng hàng năm ln ổn định và ở mức độ cao từ năm 2007 so với 2006 là 33,66%, năm 2008 so với 2007 là 33,76%, năm 2009 so với 2008 là 36,64%, năm 2010 so với 2009 là 26,66%, năm 2011 so với 2010 là 7,74%, năm 2012 so với 2011 là 5,4%. Từ năm 2001 đến 2010 tốc độ tăng trưởng tín dụng bình qn khoảng 30%.Cịn từ năm 2010 đến 2012 tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng chậm lại.

Đồ thị 2.7 Dư nợ cho vay của 10 NHTM trên địa bàn Tp.Hcm năm 2007-2012 Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo thường niên của 10 NHTMCP từ năm 2009-2012 Từ đồ thị 2.7 ta thấy mức cho vay của các NHTMCP có xu hướng tăng, năm 2009 của ACB là cao nhất, tiếp theo là Sacombank, thấp nhất là PGbank và Westernbank. Năm 2012 huy động cao nhất thuộc về Ngân hàng ACB và Sacombank, thấp nhất là Westernbank, Navibank và ĐơngAbank.

Vốn tín dụng của ngân hàng đã thúc đẩy tình hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ, đặc biệt là sản xuất hàng xuất khẩu phát triển nhanh, tạo nhiều việc làm cho người lao động tại chỗ và thu hút người lao động ở các địa phương khác tới. Đồng thời góp phần tích cực thực hiện chính sách tiền tệ, ngành ngân hàng trên địa bàn thành phố đã góp phần ổn định lãi xuất, tỷ giá, giá vàng, ổn định chỉ số giá tiêu dung. Mức lạm phát cũng như chỉ số CPI ở thành phố trong những năm qua nằm trong mức bình quân chung cả nước, nhiều năm ổn định ở mức thấp hơn cả nước. Có thể khẳng định đây là thành tựu nổi bật nhất và đáng ghi nhận nhất của ngành ngân hàng trên địa bàn trong những năm qua.

Nhìn tổng thể trên địa bàn TP.HCM thì các Ngân hàng trong nước vẫn chiếm 70% thị phần cho vay, các Ngân hàng liên doanh và chi nhánh Ngân hàng nước ngoài chỉ chiếm 30% phần còn lại, nguyên nhân do các NHTM cố gắng đáp ứng nhu cầu vốn vay của khách hàng. Trong khi đó, nếu phân tích cụ thể diễn biến thì chúng ta thấy, đối với khối NHTM quốc doanh, số vốn cho vay, tỷ trọng thị phần vẫn tăng lên và chiếm tỷ trọng lớn nhất. Trong khi đó ở khối NHTMCP có xu hướng giữ vững và mở rộng thị phần. Những năm gần đây, NHTMCP có liên quan nhiều vụ án làm cho NH rơi vào tình trạng yếu kém. Nhưng do tiến hành nhiều giải pháp quyết liệt, tiến hành cũng cố, sắp xếp lại, sáp nhập, bán lạ cho ngân hàng khác. Nên đến nay khối NHTMCP có tốc độ phát triển nhanh và vững chắc. Dư nợ cho vay mới tăng nhanh, còn nợ quá hạn, nợ khó địi có xu hướng giảm mạnh. Một số NHTMCP làm ăn khá, quy mô vốn tăng đáng kể.

2.2.1.3 Tỷ lệ dư nợ cho vay trên vốn huy động

Nhìn chung tỷ lệ dư nợ cho vay trên vốn huy động bình quân của các NHTM trên địa bàn Tp.Hcm tăng trên 80%. Cao nhất là năm 2009 với 92,79%, thấp nhất là năm 2007 với 79,15%.

Bảng 2.7 Tỷ lệ dư nợ cho vay trên vốn huy động của NHTM ở TP.HCM năm 2007-2012 Đơn vị : Triệu đồng, % Năm Chỉ tiêu Vốn huy động Dư nợ cho vay

Tỷ lệ dư nợ cho vay trên vốn huy động (%) 2007 387,028 306,327 79.15% 2008 461,038 409,735 88.87% 2009 603,353 559,855 92.79% 2010 806,264 709,090 87.95% 2011 886,900 763,947 86.14% 2012 960,500 805,200 83.83%

Nguồn : Tổng hợp số liệu từ báo cáo thường niên của NHNN từ năm 2007-2012

Qua bảng 2.7 Tỷ lệ dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy động của các NHTM

trên địa bàn TP.HCM đã phán ánh rõ hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu và là hoạt động truyền thống nhằm tạo lợi nhuận cho các NHTM. Tốc độ tăng dư nợ cho vay đó cũng cho thấy nhu cầu vốn đầu tư cho tăng trưởng kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ dân cư trên địa bàn thành phố là rất lớn. Đồng thời nếu trừ đi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tiền gửi bảo đảm thanh tốn…. Thì các TCTD và chi nhánh TCTD trên địa bàn phải sử dụng số vốn khá lớn vay trên thị trường liên ngân hàng hay điều chuyển vốn trong hệ thống ngân hàng.

Đồ thị 2.8 Tỷ lệ dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy động của NHTM từ năm 2007-2012

Đơn vị tính: %

Đồ thị 2.9 Tỷ lệ dư nợ cho vay trên vốn huy động của 10 NHTMCP năm 2009- 2012

Nguồn : Tổng hợp từ báo cáo thường niên của 10 NHTMCP từ năm 2009-2012

Từ đồ thị 2.9 tỷ lệ sử dụng vốn vay năm 2009 của Ngân hàng DongABank cao nhất với 106,67%, tiếp theo là Eximbank với tỷ lệ 99,52%, Ngân hàng Sacombank là 97,44%, … thấp nhất là Ngân hàng Westernbank với 19,97%. Đến năm 2012 tỷ lệ cho vay trên vốn huy động của PGBank là cao nhất 124,92%, Navibank là 107,63%, Eximbank là 93,29%, .. thấp nhất là Ngân hàng Westernbank với tỷ lệ 49,23%, kế đến là ngân hàng Oceanbank với tỷ lệ 52,26%. Theo NHNN thì tỷ lệ này chỉ nên ở mức 80%, cịn trên mức đó thì Ngân hàng đã sử dụng vốn vay quá nhiều so với huy động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam trên địa bàn TP HCM (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)