Chính sách nhận biết quản lý nợ có vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam trên địa bàn TP HCM (Trang 62)

2.2 Thực trạng về hoạt động tín dụng và công tác Quản trị rủi ro tín dụng của

2.2.2.5 Chính sách nhận biết quản lý nợ có vấn đề

Chính sách nhận biết và quản lý nợ có vấn đề nhằn mục đích nắm bắt được thơng tin, kiểm tra, phịng ngừa, giám sát và có các biện pháp để xử lý đối với những khoản nợ có vấn đề để giảm thiểu mức độ rủi ro cho Ngân hàng.

Quy trình quản lý nợ có vấn đề gồm các bước: nhận biết các dấu hiệu và nguyên nhân của nợ có vấn đề; gặp gỡ làm việc với khách hàng; lập kế hoạch hành động; thực hiện kế hoạch; quản lý, theo dõi việc thực hiện kế hoạch.

Các NHTM nắm bắt thông tin khách hàng vay vốn thông qua các kênh thông tin chủ yếu sau: báo cáo tài chính định kỳ quý, 6 tháng, 1 năm và các báo cáo kiểm toán đối với khách hàng doanh nghiệp; các báo cáo định kỳ về tình hình kinh doanh, tài chính, tài sản đảm bảo tiền vay do khách hàng cung cấp; thông tin từ hệ thống CIC của nhà nước. CBTD thực hiện kiểm tra định kỳ đột xuất với tình hình thực hiện dự án SX-KD và tài sản đảm bảo tiền vay của khách hàng; thông tin từ các đối tác, bạn hàng, khách hàng của khách hàng; thơng tin từ chính quyền địa phương, bà con, tổ dân phố…

Sau khi kiểm tra xong, CBTD phân tích lại tình hình tài chính khách hàng, lập báo cáo, xếp loại khách hàng. Nếu xét thấy khả năng tài chính khách hàng khơng tốt thì CBTD sẽ báo cáo với giám đốc để có phương án xử lý thích hợp. Nếu Ngân hàng nào làm tốt công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu thì nơi đó có tỷ lệ nợ quá hạn thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam trên địa bàn TP HCM (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)