Chính sách bảo đảm tiền vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam trên địa bàn TP HCM (Trang 61 - 62)

2.2 Thực trạng về hoạt động tín dụng và công tác Quản trị rủi ro tín dụng của

2.2.2.4 Chính sách bảo đảm tiền vay

Để giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng khi khách hàng vay không trả được nợ và thực hiện quy định chung của NHNN, các NHTM trên địa bàn TP.HCM thực hiện chính sách cho vay có bảo đảm bằng tài sản. Hiện nay, các chi nhánh NHTM đều phải thực hiện các biện pháp đảm bảo tiền vay bằng tài sản theo Quyết định của Hội đồng quản trị của từng Ngân hàng và phải phù hợ quy định với Nghị định 163/2006/NĐ-CP của chính phủ về giao dịch bảo đảm và các quyết định khác có liên quan của NHNN. Riêng một số NHTM vẫn có chính sách cho vay tín chấp (vay vốn khơng có tài sản đảm bảo) theo 2 nhóm:

Nhóm thứ nhất: là khách hàng truyền thống có uy tín thỏa mãn các điều kiện

của Ngân hàng, sử dụng vốn vay có hiệu quả và trả nợ gốc, lãi vốn vay đầy đủ trong quan hệ vay vốn với NHTM đó và các tổ chức tín dụng khác; có khả năng tài chính để thực hiện trả nợ, được xếp hạng tín nhiệm theo tiêu chí phân loại khách hàng của NHTM đó, song phải thực hiện bảo đảm tiền vay từ chính dự án vay vốn, từ tài sản hình thành từ vốn vay.

Nhóm thứ hai: thực hiện cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản theo chính

sách của Ngân hàng đựa trên cơ sở tín chấp theo lương, thu nhập ổn định của doanh nghiệp, ổn định trên cơ sở giám đốc doanh nghiệp, thủ trưởng cơ quan xác định mức lương, mức thu nhập ổn định hàng tháng và bảo lãnh cho vay vốn, cam kết trường hợp người vay khơng trả được nợ thì được trích từ tiền lương hay quyền lợi khác để trả nợ NHTM đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam trên địa bàn TP HCM (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)