Nguyên nhân rủi ro tín dụng từ phía Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam trên địa bàn TP HCM (Trang 68 - 74)

2.3. Khảo sát nguyên nhân rủi ro tín dụng của NHTM

2.3.2.2 Nguyên nhân rủi ro tín dụng từ phía Ngân hàng

Xét nguyên nhân rủi ro tín dụng từ phía Ngân hàng, có mười sáu ngun nhân chính sau đây

Bảng 2.12 Khảo sát nguyên nhân rủi ro tín dụng từ phía Ngân hàng Stt Các yếu tố ảnh hưởng Ảnh hưởng rất lớn (%) Ảnh hưởng lớn (%) Ảnh hưởng bình thường (%) Ảnh hưởng ít (%) Khơng ảnh hưởng (%) Tổng cộng 5 4 3 2 1 II Nguyên nhân từ phía Ngân hàng 11 Tn thủ quy trình cấp tín dụng 34% 42% 20% 3% 1% 100% 12 Khả năng nắm bắt thông tin và xác nhận các thông tin khi thẩm định về khách hàng của cán bộ tín dụng

25% 48% 25% 3% 0% 100%

13 Kiểm tra, giám sát trước cho vay

26% 45% 28% 1% 0% 100%

14 Kiểm tra, giám sát trong cho vay

21% 58% 20% 1% 0% 100%

15 Kiểm tra, giám sát sau cho vay

21% 58% 18% 3% 0% 100%

16 Khả năng xác định thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ của cán bộ tín dụng 9% 39% 46% 5% 1% 100% 17 Do tài sản đảm bảo có vấn đề 7% 41% 43% 9% 0% 100% 18 Do áp lực phải hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch hàng năm

được giao, chưa thật

sự quan tâm đến chất lượng tín dụng

19 Khả năng xác định rủi ro của nhân viên tín dụng về ngành nghề hoạt động của người xin vay

12% 48% 36% 3% 1% 100%

20 Mối quan hệ quen biết của nhân viên tín dụng với người xin vay

18% 32% 37% 10% 3% 100%

21 Do ý muốn chủ quan của người xét duyệt hoặc cấp có thẩm quyền

21% 41% 28% 6% 4% 100%

22 Tiêu chí cho vay của ngân hàng 10% 35% 43% 4% 7% 100% 23 Do bộ phận hổ trợ thu hồi nợ kém 6% 37% 48% 7% 2% 100% 24 Do hệ thống kiểm sốt trong khi cho vay khơng chặt chẽ và kém hiệu quả

14% 29% 45% 11% 1% 100%

25 Chính sách lương và khen thưởng của ngân hàng

5% 23% 48% 16% 8% 100%

26 Do bố trí cán bộ thiếu

đạo đức và trình độ

chun mơn nghiệp vụ

13% 52% 32% 3% 0% 100%

Nguồn: Khảo sát của tác giả nghiên cứu

Thứ nhất: Tuân thủ quy trình cấp tín dụng. Việc tn thủ quy trình cấp tín

dụng của người cho vay rất quan trọng, vì nó sẽ làm hạn chế rủi ro cho Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Kết quả khảo sát, với ý kiến 34% đồng ý là ảnh hưởng rất lớn, 42% ảnh hưởng lớn, 20% bình thường, 1% ít ảnh hưởng, 0% nói khơng ảnh hưởng.

Thứ hai: Khả năng nắm bắt thông tin và xác nhận các thông tin khi thẩm định về khách hàng của cán bộ tín dụng. Việc xác định thơng tin (pháp lý, khả năng

trả nợ, có hợp tác với ngân hàng khơng ?) của khách hàng rất quan trọng, đòi hỏi kinh nghiệm của người cho vay rất cao. Nếu xác định thông tin không đúng sẽ dẫn đến việc đánh giá sai khách hàng và làm cho Ngân hàng chịu rủi ro khi khách hàng không trả được nợ. Kết quả khảo sát, với ý kiến 25% đồng ý là ảnh hưởng rất lớn, 48% ảnh hưởng lớn, 25% bình thường, 3% ít ảnh hưởng, 0% nói khơng ảnh hưởng.

Thứ ba, thứ tư và thứ năm: Việc kiểm tra khách hàng trước, trong và sau khi cho vay rất quan trọng để xem khách hàng có kinh doanh thực sự, có sử dụng vốn đúng mục đích khơng?, nếu trong quá trình giải ngân hoặc sau khi giải ngân mà thấy khách hàng không thực hiện đúng như phương án thì cán bộ tín dụng trình báo lên giám đốc để có hướng xử lý, thậm chí buộc thu hồi vốn lại.

Thứ ba: Kiểm tra, giám sát trước cho vay. Kết quả khảo sát, với ý kiến 26%

đồng ý là ảnh hưởng rất lớn, 45% ảnh hưởng lớn, 28% bình thường, 1% ít ảnh hưởng, 0% nói khơng ảnh hưởng.

Thứ tư: Kiểm tra, giám sát trong cho vay. Kết quả khảo sát, với ý kiến 26%

đồng ý là ảnh hưởng rất lớn, 45% ảnh hưởng lớn, 28% bình thường, 1% ít ảnh hưởng, 0% nói khơng ảnh hưởng.

Thứ năm: Kiểm tra, giám sát sau cho vay. Kết quả khảo sát, với ý kiến 21%

đồng ý là ảnh hưởng rất lớn, 58% ảnh hưởng lớn, 18% bình thường, 3% ít ảnh hưởng, 0% nói khơng ảnh hưởng.

Thứ sáu: Khả năng xác định thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ của cán bộ tín dụng. Việc đánh giá thời hạn, kỳ hạn cho vay phải phù hợp với khả năng trả nợ

của khách hàng, để tránh tình trạng khách hàng chưa thu được dòng tiền về mà bắt khách hàng trả thì khách hàng khó có thể trả đúng thời hạn được. Kết quả khảo sát, với ý kiến 9% đồng ý là ảnh hưởng rất lớn, 39% ảnh hưởng lớn, 46% bình thường, 5% ít ảnh hưởng, 1% nói khơng ảnh hưởng.

Thứ bảy: Do tài sản đảm bảo có vấn đề. Cán bộ tín dụng cần phải xác định

đúng giá trị tài sản đảm bảo để cho vay theo tỷ lệ nhất định mà Ngân hàng quy định để giảm thiểu rủi ro tín dụng, nếu tài sản lớn cần phải đưa qua cơ quan thẩm định giá để xác định đúng. Ngoài ra cán bộ tín dụng cần phải xem tài sản có nằm trong quy hoạch không, dễ mua hay dễ bán, nếu thế chấp tài sản là động sản thì thường xuyên kiểm tra tài sản cịn khơng để có hướng xử lý. Kết quả khảo sát, với ý kiến 7% đồng ý là ảnh

hưởng rất lớn, 41% ảnh hưởng lớn, 43% bình thường, 9% ít ảnh hưởng, 0% nói khơng ảnh hưởng.

Thứ tám: Do áp lực phải hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch hàng năm được giao, chưa thật sự quan tâm đến chất lượng tín dụng. Chỉ tiêu doanh số vay do Hội

Sở các NHTM giao về cho các Chi nhánh năm sau luôn cao hơn năm trước, trong khi tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, số chi nhánh của các ngân hàng khác nhau trên cùng một địa bàn ngày càng nhiều, đồng thời tỷ lệ nhân sự nghỉ việc lại khá cao. Để hoàn thành chỉ tiêu được giao, tăng nhanh dư nợ, các chi nhánh đã hạ thấp lãi suất cho vay, hạ thấp các điều kiện an tồn tín dụng để thu hút khách hàng. Chất lượng tín dụng khơng được xem xét với các ngun tắc cẩn trọng cần thiết.

Hệ quả của việc chạy theo doanh số phát vay là việc quản lý sau khi cho vay trở nên phức tạp hơn, phát sinh nhiều vụ việc cần giải quyết, tỷ lệ gia hạn nợ và nợ quá hạn có xu hướng tăng theo doanh số phát vay. Việc tăng trưởng tín dụng ở một số chi nhánh chưa phù hợp với năng lực quản lý và trình độ của cán bộ tín dụng

Kết quả khảo sát, với ý kiến 22% đồng ý là ảnh hưởng rất lớn, 41% ảnh hưởng lớn, 30% bình thường, 4% ít ảnh hưởng, 3% nói khơng ảnh hưởng.

Thứ chín: Khả năng xác định rủi ro của nhân viên tín dụng về ngành nghề hoạt động của người xin vay. Kết quả khảo sát, với ý kiến 12% đồng ý là ảnh hưởng

rất lớn, 48% ảnh hưởng lớn, 36% bình thường, 3% ít ảnh hưởng, 1% nói khơng ảnh hưởng.

Thứ mười: Mối quan hệ quen biết của nhân viên tín dụng với người xin vay.

NHTM cần bố trí người quản lý hồ sơ khách hàng là người không quen biết với khách hàng cho vay, tránh tình trạng nể nang mà coi nhẹ quy trình tín dụng dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng Kết quả khảo sát, với ý kiến 18% đồng ý là ảnh hưởng rất lớn, 32% ảnh hưởng lớn, 37% bình thường, 10% ít ảnh hưởng, 3% nói khơng ảnh hưởng.

Thứ mười một: Do ý muốn chủ quan của người xét duyệt hoặc cấp có thẩm quyền. Theo ý kiến của các cán bộ tín dụng, họ rất sợ điều này vì nó nằm ngồi khả năng kiểm soát của họ, khách hàng lại vay nhiều tiền. Khi người xét duyệt hoặc cấp có thẩm quyền của cán bộ tín dụng phân cơng cho họ thẩm định những hồ sơ vay mà người đi vay có mối quan hệ thân thiết với người xét duyệt hoặc cấp có thẩm quyền và bị chỉ định phải tìm cách cho vay. Cán bộ tín dụng thường bị thúc ép về thời gian thẩm định và thiếu tính khách quan khi đề xuất cho vay do phải bỏ qua những yếu tố không tốt và không thẩm định kỹ càng.

Các nhà quản lý ngân hàng thường không thừa nhận rủi ro tín dụng do nguyên nhân này vì họ cho rằng khơng một nhà kinh doanh nào lại muốn tạo rủi ro cho mình và ngay cả trong trường hợp quyết định về những khoản cho vay ưu đãi so với bình thường, họ cũng đã có sự cân nhắc

Kết quả khảo sát, với ý kiến 21% đồng ý là ảnh hưởng rất lớn, 41% ảnh hưởng lớn, 28% bình thường, 6% ít ảnh hưởng, 4% nói khơng ảnh hưởng.

Thứ mười hai : Tiêu chí cho vay của ngân hàng. Mỗi NHTM đều có tiêu chí

cho vay khách nhau cho mỗi loại khách hàng, NHTM nếu có tiêu chí cho vay chặt chẽ thì sẽ hạn chế được rủi ro tín dụng. Kết quả khảo sát, với ý kiến 10% đồng ý là ảnh hưởng rất lớn, 36% ảnh hưởng lớn, 43% bình thường, 4% ít ảnh hưởng, 7% nói khơng ảnh hưởng.

Thứ mười ba: Do bộ phận hổ trợ thu hồi nợ kém. Công tác xử lý thu hồi nợ

kém sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nợ xấu cao, việc NHTM phải tăng tỷ lệ trích lập dự phòng cho các khoản tổn thất đang chờ xử lý, khơng rõ có thu hồi tài sản được hay không, làm giảm lợi nhuận kinh doanh. Kết quả khảo sát, với ý kiến 6% đồng ý là ảnh hưởng rất lớn, 37% ảnh hưởng lớn, 48% bình thường, 7% ít ảnh hưởng, 2% nói khơng ảnh hưởng.

Thứ mười bốn: Do hệ thống kiểm soát trong khi cho vay không chặt chẽ và kém hiệu quả. Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của việc giám sát và quản lý

sau khi cho vay, tại NHTM vẫn có thói quen tập trung nhiều cơng sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng q trình kiểm tra, kiểm sốt đồng vốn sau khi cho vay. Khi ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải được quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ được hoàn trả. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và của ngân hàng nói chung. Việc theo dõi hoạt động của khách hàng vay nhằm tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng giữa khách hàng và NHTM nhằm tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng cơ hội kinh doanh

Kết quả khảo sát, với ý kiến 14% đồng ý là ảnh hưởng rất lớn, 29% ảnh hưởng lớn, 45% bình thường, 11% ít ảnh hưởng, 1% nói khơng ảnh hưởng.

Thứ mười lăm: Chính sách lương và khen thưởng của ngân hàng. NHTM

cần có chính sách khen thưởng cho những người làm tốt cơng tác quản lý hoạt động cho vay, có cơ chế lương thưởng hợp lý để phòng hờ cán bộ tín dụng mốc ngoặc với khách hàng nhằm hưởng lợi cá nhân gây hậu quả cho Ngân hàng. Kết quả khảo sát,

với ý kiến 5% đồng ý là ảnh hưởng rất lớn, 23% ảnh hưởng lớn, 48% bình thường, 16% ít ảnh hưởng, 8% nói khơng ảnh hưởng.

Thứ mười sáu: Do bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chun mơn nghiệp

vụ. Việc bố trí cán bộ có đạo đức và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ sẽ giúp cho Ngân hàng giảm thiểu rủi ro tín dụng khi cho vay khách hàng. Nếu bố chí cán bộ tín dụng thiếu đạo đức thì hậu quả là NHTM phải tăng tỷ lệ trích lập dự phịng cho các khoản tổn thất đang chờ xử lý, khơng rõ có thu hồi tài sản được hay không, làm giảm lợi nhuận kinh doanh. Kết quả khảo sát, với ý kiến 13% đồng ý là ảnh hưởng rất lớn, 52% ảnh hưởng lớn, 32% bình thường, 3% ít ảnh hưởng, 0% nói khơng ảnh hưởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam trên địa bàn TP HCM (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)