Kết quả nghiên cứu chế độ sấy đến độ ẩm yêu cầu của sản phẩm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thử nghiệm quy trình sản xuất dâu tây sấy dẻo bằng phương pháp thẩm thấu (Trang 71 - 75)

a. Chế độ sấy với vận tốc gió 1m/s.

Hình 3.9. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi ẩm của dâu tây qua từng thời gian sấy (1m/s )

Nhận xét:

Dựa vào biểu đồ ta thấy ở cùng chế sấy vận tốc gió v= 1m/s và độ ẩm của không khí φ=20÷40 %, khoảng cách đèn 40 cm thì nhiệt độ sấy tỷ lệ thuận với sự

giảm hàm lượng ẩm và tỷ lệ nghịch với thời gian sấy. Khi nhiệt độ sấy càng lớn thì hàm lượng ẩm của dâu tây giảm càng nhanh và thời gian sấy càng rút ngắn. Ta thấy sấy ở 40oC hết 20 giờ, và sấy ở 50oC thì hết 17 giờ. Nguyên nhân là khi nhiệt độ tăng thì nguyên liệu được nâng nhiệt và quá trình khuếch tán ẩm ra bên ngoài tăng nên hàm lượng ẩm giảm nhanh hơn so với sấy ở nhiệt độ thấp.

Khi sấy ở nhiệt độ thấp thì độ dốc của đồ thị ít hơn, khi sấy ở nhiệt độ cao thì độ dốc tăng nhanh. Vì ở nhiệt độ cao độ ẩm giảm nhanh.

b. Hàm ẩm của sản phẩm chế độ sấy với vận tốc gió 2m/s.

Hình 3.10. Sự thay đổi ẩm của dâu tây qua từng thời gian sấy( 2m/s )

Nhận xét:

Khi ở cùng chế độ vận tốc gió v=2m/s, độ ẩm không khí trong buồng φ=20÷40 %, khoảng cách đèn 40cm, ta thấy sự giảm hàm lượng ẩm cũng tuân theo quy luật khi nhiệt độ sấy tăng thì thời gian sấy sẽ rút ngắn hơn.

Tuy nhiên ở chế độ sấy này vận tốc gió lớn v=2m/s nên tốc độ khuếch tán ngoại lớn. Ở nhiệt độ 40oC thì giai đoạn đầu hàm lượng ẩm giảm nhanh đồ thị có độ dốc lớn . Nhưng hình thành màng cứng bên ngoài do khuếch tán nội chậm mà khuếch tán ngoại nhanh nên về sau hàm lượng ẩm giảm rất chậm đồ thị có độ dốc ít và thời gian sấy dài hơn.

Ở nhiệt độ 50oC do có sự cân bằng giữa khuếch tán nội và khuếch tán ngoại nên tốc độ thoát ẩm nhanh dẫn đến hàm lượng ẩm giảm nhanh. Vì vậy mà đồ thị có độ dốc lớn nhất.

c. Hàm ẩm của sản phẩm ở chế độ sấy tại tâm phương án.

Hình 3.11. Độ ẩm của sản phẩm thay đổi theo thời gian sấy tại tâm phương án

Nhận xét:

Qua đồ thị ta thấy khi thời gian sấy càng dài thì hàm ẩm càng giảm, càng về sau khi cùng thời gian sấy nhưng lượng ẩm giảm đi ít dần.

Thí nghiệm tại tâm phương án cho ta thấy sự giảm hàm lượng ẩm qua từng thời gian sấy tương đối đều. Vì tại chế độ sấy này nhiệt độ và vận tốc gió tương đối phù hợp tạo điều kiện cho quá trình khuếch tán nội và khuếch tán ngoại xãy ra đồng đều. Chính vì vậy ở chế độ này cho ta sản phẩm có điểm cảm quan tương đối cao, gần bằng điểm tại chế độ sấy tối ưu.

d. Sự thay đổi hàm ẩm theo thời gian ở cùng chế độ sấy của hai phương pháp sấy khác nhau. (sấy nóng và sấy lạnh kết hợp bức xạ hồng ngoại)

Hình 3.12. Biến đổi hàm ẩm của dâu tây ở hai phương pháp sấy.

Nhận xét:

Dựa vào đồ thị ta thấy khi sấy nóng thì thời gian sấy mất 14 giờ ngắn hơn sấy lạnh kết hợp bức xạ hồng ngoại. Nhưng khi sấy nóng hàm lượng ẩm giảm không đều, lượng ẩm giảm rất mạnh vào thời gian đầu, đến gần cuối hàm lượng ẩm giẩm rất chậm.

Cũng cùng chế độ sấy đó nhưng ta thấy phương pháp sấy lạnh kết hợp hồng ngoại mặc dù thời gian sấy dài hơn, nhưng hàm lượng ẩm giảm tương đối đều theo thời gian.

Thảo luận

Khi ta chiếu bức xạ vào quả dâu tây thì các phân tử nước trong quả dâu tây sẽ dao động mạnh tạo ma sát và sinh nhiệt. Mặt khác, dưới tác động của năng lượng bức xạ phân tử nước dễ dàng bị phân ly thành các ion H+ và OH- nên làm cho ẩm trong vật liệu sấy thoát ra rất nhanh. Cùng với nhiệt và vận tốc gió làm cho quá trình khuếch tán nội, khuếch tán ngoại xãy ra đồng đều. Ngược lại khi sấy bằng

không khí nóng thời gian đầu quá trình khuếch tán ngoại xãy ra mạnh mẽ, ẩm giảm nhanh nhưng đến một lúc xãy ra hiện tượng quá nhiệt cục bộ làm chai cứng bề mặt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thử nghiệm quy trình sản xuất dâu tây sấy dẻo bằng phương pháp thẩm thấu (Trang 71 - 75)