Chất lượng cảm quan của dâu tây sấy theo các chế độ sấy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thử nghiệm quy trình sản xuất dâu tây sấy dẻo bằng phương pháp thẩm thấu (Trang 69 - 70)

Từ bảng 1, bảng 2, phần tính toán của phụ lục 9 ta được phương trình hồi quy thể hiện sự ảnh hưởng của nhiệt độ và vận tốc gió tới chất lượng cảm quan của sản phẩm.

Phương trình hồi quy là : Ŷ2 = 16,41- 0,59X1 + 0,57X2 Kết luận

Từ phương trình ta thấy rằng: Muốn tăng điểm chất lượng cảm quan của sản phẩm thì ta phải giảm nhiệt độ và tăng vận tốc gió. Vì ở nhiệt độ thấp và vận tốc gió cao sẽ hạn chế tối đa các phản ứng oxy hóa tạo màu. Trong khi đó hệ số bay hơi nước trên bề mặt tăng lên làm giảm thời gian sấy, tăng chất lượng cảm quan.

Tuy nhiên giảm nhiệt độ và tăng vận tốc gió cũng nằm trong giới hạn nhất định và phù hợp. Mục đích nhằm tạo ra cân bằng giữa khuếch tán nội và khuếch tán ngoại mà không ảnh hưởng tới chất lượng cảm quan của sản phẩm

Kết quả thời gian sấy và giá trị cảm quan của các thí nghiệm

Phương trình hồi quy của thời gian sấy Ŷ1 = 16,25 – 2,25X1 - 1,75X2

Phương trình hồi quy của điểm chất lượng cảm quan. Ŷ2 = 16,41 - 0,59X1 + 0,57X2

Nhận xét :

Cả hai phương trình đều phù hợp với thực nghiệm. từ phương trình trên ta thấy muốn giảm thời gian sấy thì phải tăng nhiệt độ và vận tốc gió. Nhưng nếu muốn tăng điểm chất lượng cảm quan thì lại phải giảm nhiệt độ và tăng vận tốc gió. Mà mục đích của quá trình sấy là phải tạo ra sản phẩm có chất lượng cảm quan tốt nhất và thời gian không quá dài. Vì vậy mà ta giảm nhiệt độ và tăng vận tốc gió phải phù hợp để đạt được mục đích trên. Tuy nhiên mục đích đạt được chất lượng cảm quan vẫn là quan trọng nhất.

Hệ số b1 > b2 ở cả hai phương trình, điều đó chứng tỏ yếu tố nhiệt độ ảnh hưởng nhiều hơn tới thời gian sấy và chất lượng cảm quan. Vì vậy trong quá trình sấy ta phải chú ý đến nhiệt độ nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thử nghiệm quy trình sản xuất dâu tây sấy dẻo bằng phương pháp thẩm thấu (Trang 69 - 70)