Yếu tố kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty đầu tư tài chính nhà nước tp HCM giai đoạn 2014 2020 (Trang 36)

5. Kết cấu luận văn

2.2. Phân tích mơi trường bên ngoài

2.2.1.1 Yếu tố kinh tế

Theo The World Bank, Việt Nam là một trong những nền kinh tế đang phát triển vận hành tốt nhất trên thế giới. Việt Nam đã tiến hành công cuộc chuyển đổi lâu dài từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị

trường và tồn cầu hóa và có tiềm năng tạo ra một trong những câu chuyện thành công về phát triển.

Bảng 2.1 : Tốc độ tăng trưởng GDP thế giới và Việt Nam giai đoạn 2004 – 2012 và dự báo 2013, 2017

2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Dự báo 2013 2014 2017 Thế giới 4,9 4,6 5,3 5,4 2,8 -0,6 5,1 3,9 3,2 3,5 4,1 4,6 Việt Nam 7,8 8,4 8,2 8,5 6,3 5,3 6,8 5,9 5,1 5,9 - 7,5

Nguồn : World Economic Outlook October 2012 – International Monetary Fund Janu – 2013

Bảng 2.2 : Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2004 – 2012 và dự báo 2013, 2017

2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Dự báo 2013 2017 Việt Nam 7,9 8,4 7,5 8,3 23,1 6,7 9,2 18,7 8,1 (6,81) 6,2 5,0

Bảng 2.3 : Bảng lãi suất huy động cao nhất tại các ngân hàng thương mại VN năm 2005-2013

Đvt : %/năm Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Lãi suất huy động

VNĐ cao nhất 9,12 9,24 10,08 14,4 9 12 14 9 7,5

Nguồn : Tóm tắt từ VnEconomy

Ta nhận thấy trong 9 năm (2004 – 2012) Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá cao (bình qn 6,8%/năm) so với mức tăng trưởng bình quân của thế giới (Bảng 2.1). Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đã cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng tốt. Mặc dù cuối năm 2008 và nửa đầu năm 2009 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới nên tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có giảm sút nhưng đã tăng trong năm 2010 và hứa hẹn một mức tăng trưởng cao sau suy thối. Theo Trung tâm Thơng tin và dự báo Kinh tế - xã hội quốc gia, khi dự báo về tình hình kinh tế thế giới giai đoạn 2011-2020, các tổ chức nghiên cứu kinh tế và các chuyên gia trên thế giới đều thống nhất nhận định rằng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng lạc quan. Theo dự báo của IMF, tăng trưởng GDP của Việt Nam từ năm 2013-2017 tăng từ 5,9 lên đến 7,5. Tốc độ tăng trưởng tăng của Việt Nam là cơ hội cho cơng ty vì sẽ tạo được niềm tin đối với các tổ chức tài chính, tín dụng trên thế giới trong việc cung cấp nguồn vốn vay. Đồng thời, tăng trưởng kinh tế cũng tạo nhu cầu cao trong việc thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong nước.

Bên cạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng, thu nhập bình quân đầu người cũng tăng dần theo từng năm dẫn đến chất lượng cuộc sống người dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, với thu nhập bình quân đầu người vượt 1.175 USD

(ngưỡng quy định của WB và được cập nhật hàng năm), Việt Nam sẽ khơng cịn đủ điều kiện tiếp cận các nguồn vay ưu đãi. Do đó, cơng ty cũng có nguy cơ khó tiếp cận với các nguồn vốn có lãi suất ưu đãi.

Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam tương đối ổn định (ngoại trừ năm 2008 và năm 2011 có sự tăng vọt) do có sự điều hành của chính phủ bằng các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong kiềm chế lạm phát. Theo dự báo của IMF, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam từ năm 2013-2017 sẽ ở mức từ 6,2 đến 5,0 (Bảng 2.2). Với mức lạm phát một con số, Việt Nam là một trong những nước hấp dẫn đầu tư nước ngoài. Đây là điều đáng mừng đối với quốc gia tuy nhiên công ty có nguy cơ phải cạnh tranh với các tổ chức đầu tư nước ngồi.

Mặc dù có những bước tăng trưởng nhưng các chỉ số về kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội vẫn còn thấp so với nhiều nước trên thế giới. Hệ thống kết cấu hạ tầng Việt Nam còn thiếu và do đầu tư dàn trải nên chưa đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng làm giảm năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Từ đó cho thấy nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cao và đây chính là cơ hội của cơng ty. Tuy nhiên do trong bối cảnh nguồn lực đầu tư cơng cịn hạn chế, việc tăng cường thu hút nguồn lực về tài chính của các khu vực khác là ưu tiên hàng đầu của chính phủ dẫn đến việc xâm nhập của các tổ chức tài chính nước ngồi cũng là nguy cơ cho công ty.

Lãi suất huy động vốn tại các ngân hàng thương mại mặc dù tăng cao trong những năm gần đây nhưng hiện nay có xu hướng giảm do chính sách điều hành lãi suất của chính phủ nhằm làm giảm lãi suất tín dụng góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp (Bảng 2.3). Đối với HFIC, lãi suất ưu đãi là một lợi thế nhưng các dự án được xét cho vay phải thỏa mãn một số điều kiện ràng buộc. Nếu lãi suất ưu đãi khơng có sự chênh lệch lớn so với lãi suất tín dụng dễ tạo điều kiện cho

khách hàng tìm đến các ngân hàng thương mại mà khơng phải chịu các điều kiện ràng buộc. Do đó, lãi suất tín dụng thấp có khả năng làm mất lợi thế của cơng ty. 2.2.1.2 Yếu tố chính trị, luật pháp

Tình hình chính trị của Việt Nam được xem là ổn định trong khu vực và điều này có một ý nghĩa nhất định trong việc phát triển kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút đầu tư nước ngoài để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Việt Nam cũng đã trở thành thành viên chính thức của WTO và một số tổ chức trong khu vực cũng như quốc tế nên có quan hệ ngày càng mở rộng với các nước trên thế giới, tạo điều kiện tăng cường đầu tư của các nước, các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp nước ngoài. Đảng và nhà nước chủ trương đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.

Trong hoàn cảnh nhu cầu cơ sở hạ tầng tại Việt Nam ngày càng tăng nhanh mà ngân sách của Chính phủ và các nhà tài trợ có giới hạn, hình thức hợp tác cơng tư (PPP) có khả năng như một địn bẩy đối với các nguồn lực tài chính và chun mơn từ khu vực tư nhân nhằm cải thiện chất lượng và mở rộng độ bao phủ của các dịch vụ cơ sở hạ tầng tại Việt Nam hiện nay. Đây cũng là nguy cơ trong cạnh tranh mà công ty cần phải quan tâm.

2.2.1.3 Yếu tố văn hóa – xã hội

Với thu nhập bình quân đầu người tăng dần theo từng năm nên người dân ln địi hỏi chất lượng cuộc sống phải ngày càng được cải thiện thông qua kết cấu cơ sở hạ tầng phát triển như xây dựng hệ thống cầu đường, khu công nghiệp, khu đô thị mới ; các dự án cung cấp nước sạch, dự án chỉnh trang kinh rạch,... vừa mang ý nghĩa phục vụ thiết thực cho đời sống dân cư và góp phần tạo lập mỹ quan và văn minh đơ thị.

Đây là một yêu cầu hết sức chính đáng và là cơ hội tốt cho công ty mở rộng và phát triển việc đầu tư các dự án.

2.2.1.4 Yếu tố tự nhiên

Việt Nam có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong khu vực Đông Nam Á. Các yếu tố tự nhiên của Việt Nam khá thuận lợi để phát triển kinh tế trong đó thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, là nơi có hoạt động kinh tế năng động mang lại nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư. Đây là nguy cơ đối với cơng ty vì phải cạnh tranh với các nhà đầu tư nước ngoài.

2.2.1.5 Yếu tố dân số – lao động

Bảng 2.4 : Dân số phân chia theo thành thị nông thôn (Sơ bộ năm 2011)

Đvt : triệu người

Nguồn : Tổng cục Thống kê

Hiện nay, dân số Việt Nam đã hơn 88 triệu người, trong đó khu vực nơng thơn chiếm hơn 68% tổng dân số và q trình đơ thị hóa vẫn đang diễn ra với tốc độ cao. Hệ thống đô thị của cả nước bao gồm 753 khu đơ thị, trong đó có hai thành phố loại đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, 9 khu đơ thị loại I, 12 khu đô thị loại II, 45 khu đô thị loại III, 41 khu đô thị loại IV và 643 khu đô thị loại V. Các khu đô thị sẽ được mở rộng và xây dựng đồng bộ về cơ sở hạ tầng cùng với các hệ thống cơng trình cơng cộng. Riêng tại Thành phố HCM, với mật độ dân số trung bình là 3.589 người/km2, lại là trung tâm thương mại, dịch vụ, du

Tổng số Thành thị Nơng thơn Tồn quốc Thành phố Hồ Chí Minh 87,8 7,5 27,8 6,3 60,0 1,2

lịch của cả nước nên chắc chắn nhiều dự án lớn, nhiều cơng trình quan trọng sẽ được khởi công xây dựng nhằm đảm bảo cho thành phố được phát triển ổn định, bền vững. Đây là cơ hội rất tốt cho công ty trong việc mở rộng đầu tư.

2.2.1.6 Yếu tố toàn cầu

Theo dự đoán của chuyên gia kinh tế Nourel Roubini : “Sự suy thối kinh tế của Mỹ, tình hình khó khăn của kinh tế Trung Quốc, sự xuống dốc của các thị trường mới nổi và cuộc xung đột quân sự tại Iran sẽ tạo thành một cơn bão toàn cầu trong năm 2013”.

Tuy nhiên, trong bối cảnh suy thối kinh tế tồn cầu và sự tăng trưởng chậm tại một số khu vực trên thế giới, nền kinh tế Việt Nam có triển vọng là một trong các quốc gia có sức mạnh về kinh tế. nhiều chuyên gia kinh tế trên thế giới nhận định rằng dòng vốn đầu tư vẫn đang đổ vào Châu Á, trong đó có Việt Nam.

Như vậy, tuy suy thối tồn cầu mang đến những nguy cơ cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhưng Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội để thu hút nguồn vốn với điều kiện chúng ta phải tạo được niềm tin nơi nhà đầu tư bằng hành lang pháp lý ổn định, môi trường đầu tư tốt và nền tảng kinh tế phát triển.

Riêng đối với công ty HFIC, mặc dù việc huy động vốn từ các tổ chức tài chính nước ngồi hiện nay khó khăn hơn trước đây do tình hình kinh tế thế giới khó khăn, khủng hoảng tài chính thế giới, Việt Nam bị hạ tín nhiệm vì vụ việc Vinashin... nhưng được sự chỉ đạo trực tiếp và hỗ trợ của UBND TPHCM, sự ủng hộ của Chính phủ, Bộ Tài chính, HFIC vẫn tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi của các tổ chức tài chính như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)…

2.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh hiện tại

 Cơ cấu cạnh tranh ngành

Các quỹ đầu tư phát triển địa phương trong cả nước

Cho đến nay (tháng 8/2012), trên phạm vi cả nước đã có 30 Quỹ được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định 138/2007/NĐ-CP. Tổng số dư nguồn vốn hoạt động đến tháng 8 năm 2012 đạt trên 15.000 tỷ đồng.

Bảng 2.5 : Bảng tổng hợp vốn điều lệ các quỹ Các quỹ đầu tư địa phương Vốn điều lệ

Quỹ Đầu tư phát triển TP Hà Nội 10.000 tỷ đồng Cơng ty đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM 5.000 tỷ đồng Quỹ Đầu Tư Phát Triển Bình Dương 1.000 tỷ đồng Quỹ đầu tư và phát triển tỉnh Ninh Bình 500 tỷ đồng Quỹ Đầu tư và Phát triển Đồng Nai 400 tỷ đồng Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang 200 tỷ đồng Quỹ đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng 100 tỷ đồng 23 quỹ đầu tư địa phương khác 100 – 200 tỷ đồng

Nguồn : Tổng hợp từ nhiều nguồn (Các quỹ đầu tư địa phương)

Tính hiệu quả của mơ hình Quỹ đầu tư phát triển chỉ nằm ở một số địa phương như thành phố HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, Hà Nội và Đà Nẳng. Theo đánh giá của WB, các quỹ ở các địa phương trên đủ điều kiện tham gia dự án Quỹ đầu tư phát triển địa phương trong đó có Quỹ đầu tư phát triển Bình Dương và Đồng Nai đã có tiểu dự án được vay vốn từ dự án này.

Mặt khác, theo Điều 28 của Nghị định 138/2007/NĐ-CP, tổng mức vốn huy động tối đa bằng 6 lần vốn chủ sở hữu của Quỹ đầu tư phát triển địa phương tại cùng thời điểm. Do đó, vốn chủ sở hữu sẽ có ảnh hưởng đến việc huy động

vốn.

Hiện nay, HFIC là công ty đầu tư tài chính nhà nước đầu tiên trong cả nước nên có nhiều lợi thế so với các Quỹ đầu tư phát triển các địa phương. Mặt khác, với vốn điều lệ vượt trội nên giới hạn huy động vốn cũng cao hơn hẳn các địa phương khác. Với quy mô, tốc độ phát triển nhanh và bền vững trong phạm vi tồn quốc, cơng ty được Bộ Tài chính đánh giá là lá cờ đầu trong hệ thống các Quỹ đầu tư phát triển Tỉnh (thành phố).

Hệ thống ngân hàng thương mại

Đối với những dự án đầu tư về cơ sở hạ tầng như thế này ln địi hỏi nguồn vốn lớn và rẻ. Tuy nhiên, đích đến của các Ngân hàng thương mại thường khơng nhắm đến những dự án có khả năng thu hồi vốn lâu và ít nhiều có khả năng lỗ như vậy. Việc huy động được nguồn vốn rẻ, lại ở kỳ hạn dài là điều không đơn giản với các ngân hàng hiện nay.

Đơn vị khác

Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)

Bảng 2.6 : Tóm tắt kết quả tài chính cơng ty SCIC

Chi tiết Đơn vị 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Doanh thu Tỷ đồng 1.272 2.195 2.962 2.809 3.773 3.897

Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 1.021 1.315 1.697 2.282 2.929 3.960

Tổng tài sản Tỷ đồng 14.092 40.588 46.311 52.603 53.333 62.386

Tổng vốn chủ sở hữu Tỷ đồng 11.074 13.386 19.232 21.714 24.593 27.703

Nguồn : www.scic.vn

 Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp

 Đầu tư vào những ngành, lĩnh vực quan trọng cần có sự tham gia của nhà nước

 Góp vốn liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần với các doanh nghiệp khác

 Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường chứng khốn thơng qua mua bán cổ phiếu, trái phiếu và các cơng cụ tài chính khác

Ngày 18/1/2013, Cơng ty Đầu tư SCIC (SIC) chính thức khai trương tại Hà Nội. Đây là công ty TNHH một thành viên do Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) là chủ sở hữu, hợp nhất báo cáo tài chính với SCIC, được SCIC cấp vốn điều lệ để hoạt động, được phân cấp trong quá trình đầu tư.

Với vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng và được bổ sung trong quá trình hoạt động theo tiến độ trong 3 năm, năm đầu cấp tối đa 500 tỷ đồng, SIC có hai chức năng chính là đầu tư tài chính (thực hiện đầu tư mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, mua bán sáp nhập) và đầu tư dự án.

Điểm mạnh :

 Có nguồn vốn lớn

 Có sự hỗ trợ mạnh từ chính phủ với hội đồng thành viên là các cán bộ cấp cao của chính phủ

Điểm yếu :

 Do lĩnh vực hoạt động rộng nên không tập trung trong việc cho vay và đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật

Thực trạng cầu của ngành

Bên lề diễn đàn đầu tư Việt Nam lần 2 vào tháng 3-2007, ông Don Lam, giám đốc điều hành VinaCapital đã nhận định : “Trong 15 năm tới, Việt Nam cần đầu tư khoảng 140 tỷ USD cho phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó khả năng

của ngân sách Nhà nước và nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức dự kiến chỉ đáp ứng được khoảng 50%”.

Riêng Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật lớn nhất của cả nước (trong giai đoạn 2006-2010) chiếm 20% GDP, 30% tổng thu ngân sách nhà nước, 40% kim ngạch xuất khẩu, 35% số dự án đầu tư nước ngồi... Do đó để đảm bảo tốc độ tăng trưởng bình quân 11-12%/năm, mỗi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty đầu tư tài chính nhà nước tp HCM giai đoạn 2014 2020 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)