Nhà cung cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty đầu tư tài chính nhà nước tp HCM giai đoạn 2014 2020 (Trang 47 - 49)

5. Kết cấu luận văn

2.2. Phân tích mơi trường bên ngoài

2.2.2.3 Nhà cung cấp

 Vay các tổ chức tài chính nước ngồi theo các hình thức : Vay ưu đãi nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) hoặc vay trực tiếp nước ngồi có hoặc khơng có bảo lãnh của Chính phủ.

Vay ưu đãi nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) : HFIC đã thu hút được nguồn tài trợ từ các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng thế giới (WB). Hiện nay, HFIC đang chuẩn bị tiếp nhận gói hỗ trợ tín dụng của AFD dành cho HFIC. Ngoài ra, HFIC cũng đã được cam kết được tài trợ trong khoản tín dụng của WB dành cho các Quỹ đầu tư địa phương.

Bảng 2.7 : Giải ngân vốn ODA của Việt Nam qua các thời kỳ

Đvt : Triệu USD

Thời kỳ Giải ngân Bình quân / năm

1993-1995 1.875 625,00 1996-2000 6.142 1.228,40 2001-2005 7.887 1.577,40 2006-2009 10.319 2.597,75 2010-2012 10.791 3.597,00 Nguồn : Tổng hợp

Việc giải ngân vốn ODA của Việt Nam qua các thời kỳ theo xu hướng tăng dần (Bảng 2.7). Đối với HFIC, nguồn vốn vay ưu đãi ODA chiếm tỷ trọng lớn nên đây cũng là một cơ hội về nguồn vốn cho cơng ty.

Cịn đối với nguồn vay trực tiếp nước ngồi có bảo lãnh của Chính phủ thơng qua sự bảo lãnh của Bộ Tài chính , HFIC đã vay trực tiếp từ Ng ân hàng Clayon và Ngân hàng Société Générale để cho vay lại dự án xây dựng Cầu Phú Mỹ. Ngoài ra, HFIC và các Ngân hàng nêu trên cũng đã ký kết Hợp đồng Tín dụng Người mua Hermes và Hợp đồng Vay thương mại tài trợ cho Dự án bằng các ngoại tệ USD, EUR và AUD trong thời gian là 13 năm.

Nguồn vốn trực tiếp nước ngoài của HFIC cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể và góp phần vào việc tăng nguồn lực tài chính tại cơng ty.

 Vay các tổ chức tài chính tín dụng trong nước : HFIC có quan hệ tín dụng với hầu hết các Ngân hàng lớn trên địa bàn TP. HCM như Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank... để tài trợ cho các dự án đầu tư trọng điểm của thành phố như cầu đường, hệ thống xe bus, y tế, giáo dục...

Nhờ mối quan hệ tốt với các đối tác trong nước nên HFIC cũng thơng qua đó để tìm các nguồn vốn cung ứng cho các dự án của thành phố.

 Nhận hợp vốn cho vay : HFIC đã và đang làm đầu mối tổ chức hợp vốn với 16 tổ chức tài chính, tài trợ cho 57 dự án khác nhau. Trong các dự án đã thực hiện, với vai trò là đầu mối hợp vốn, lượng vốn do HFIC tham gia hợp vốn chiếm bình quân khoảng 20% - 30%. Điều này đồng nghĩa với việc thơng qua vai trị của HFIC, Thành Phố đã thành công trong việc thu hút thêm 70% - 80% vốn từ các tổ chức tín dụng mà thực chất là từ nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác và công chúng trong nước để đầu tư.

Một số tổ chức tài chính tín dụng cung ứng nguồn vốn cho HFIC

 Ngân hàng thế giới (WB)

 Ngân Hàng Phát triển Châu Á (ADB)

 Ngân hàng SOCIÉTÉ GÉNÉRALE

 Ngân hàng CREDIT AGRICOLE

 Ngân Hàng Hợp Tác Quốc Tế Nhật Bản (JBIC)

 Ngân hàng Tái thiết Đức – KfW

 Chi nhánh Sở Giao Dịch 2, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV-CNSGD2)

Tóm lại: Các tổ chức tài chính tín dụng cung ứng nguồn vốn cho HFIC rất đa dạng từ các tổ chức của các quốc gia và thế giới nên sức ép về nhà cung ứng là không đáng kể. Đây là cơ hội tốt để cơng ty có thể huy động nguồn vốn để phát triển. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo nguồn vốn được cung ứng dồi dào, HFIC cần thực hiện mở rộng quan hệ hợp tác, trong đó chú trọng hợp tác chiến lược với các tổ chức tài chính tín dụng hoặc những đối tác tiềm năng khác để nâng cao và sử dụng hiệu quả năng lực cạnh tranh của các bên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty đầu tư tài chính nhà nước tp HCM giai đoạn 2014 2020 (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)