5. Kết cấu luận văn
2.2. Phân tích mơi trường bên ngoài
2.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Cơ cấu cạnh tranh ngành
Các quỹ đầu tư phát triển địa phương trong cả nước
Cho đến nay (tháng 8/2012), trên phạm vi cả nước đã có 30 Quỹ được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định 138/2007/NĐ-CP. Tổng số dư nguồn vốn hoạt động đến tháng 8 năm 2012 đạt trên 15.000 tỷ đồng.
Bảng 2.5 : Bảng tổng hợp vốn điều lệ các quỹ Các quỹ đầu tư địa phương Vốn điều lệ
Quỹ Đầu tư phát triển TP Hà Nội 10.000 tỷ đồng Công ty đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM 5.000 tỷ đồng Quỹ Đầu Tư Phát Triển Bình Dương 1.000 tỷ đồng Quỹ đầu tư và phát triển tỉnh Ninh Bình 500 tỷ đồng Quỹ Đầu tư và Phát triển Đồng Nai 400 tỷ đồng Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang 200 tỷ đồng Quỹ đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng 100 tỷ đồng 23 quỹ đầu tư địa phương khác 100 – 200 tỷ đồng
Nguồn : Tổng hợp từ nhiều nguồn (Các quỹ đầu tư địa phương)
Tính hiệu quả của mơ hình Quỹ đầu tư phát triển chỉ nằm ở một số địa phương như thành phố HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, Hà Nội và Đà Nẳng. Theo đánh giá của WB, các quỹ ở các địa phương trên đủ điều kiện tham gia dự án Quỹ đầu tư phát triển địa phương trong đó có Quỹ đầu tư phát triển Bình Dương và Đồng Nai đã có tiểu dự án được vay vốn từ dự án này.
Mặt khác, theo Điều 28 của Nghị định 138/2007/NĐ-CP, tổng mức vốn huy động tối đa bằng 6 lần vốn chủ sở hữu của Quỹ đầu tư phát triển địa phương tại cùng thời điểm. Do đó, vốn chủ sở hữu sẽ có ảnh hưởng đến việc huy động
vốn.
Hiện nay, HFIC là cơng ty đầu tư tài chính nhà nước đầu tiên trong cả nước nên có nhiều lợi thế so với các Quỹ đầu tư phát triển các địa phương. Mặt khác, với vốn điều lệ vượt trội nên giới hạn huy động vốn cũng cao hơn hẳn các địa phương khác. Với quy mô, tốc độ phát triển nhanh và bền vững trong phạm vi tồn quốc, cơng ty được Bộ Tài chính đánh giá là lá cờ đầu trong hệ thống các Quỹ đầu tư phát triển Tỉnh (thành phố).
Hệ thống ngân hàng thương mại
Đối với những dự án đầu tư về cơ sở hạ tầng như thế này ln địi hỏi nguồn vốn lớn và rẻ. Tuy nhiên, đích đến của các Ngân hàng thương mại thường khơng nhắm đến những dự án có khả năng thu hồi vốn lâu và ít nhiều có khả năng lỗ như vậy. Việc huy động được nguồn vốn rẻ, lại ở kỳ hạn dài là điều không đơn giản với các ngân hàng hiện nay.
Đơn vị khác
Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)
Bảng 2.6 : Tóm tắt kết quả tài chính cơng ty SCIC
Chi tiết Đơn vị 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Doanh thu Tỷ đồng 1.272 2.195 2.962 2.809 3.773 3.897
Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 1.021 1.315 1.697 2.282 2.929 3.960
Tổng tài sản Tỷ đồng 14.092 40.588 46.311 52.603 53.333 62.386
Tổng vốn chủ sở hữu Tỷ đồng 11.074 13.386 19.232 21.714 24.593 27.703
Nguồn : www.scic.vn
Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp
Đầu tư vào những ngành, lĩnh vực quan trọng cần có sự tham gia của nhà nước
Góp vốn liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần với các doanh nghiệp khác
Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường chứng khốn thơng qua mua bán cổ phiếu, trái phiếu và các cơng cụ tài chính khác
Ngày 18/1/2013, Cơng ty Đầu tư SCIC (SIC) chính thức khai trương tại Hà Nội. Đây là công ty TNHH một thành viên do Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) là chủ sở hữu, hợp nhất báo cáo tài chính với SCIC, được SCIC cấp vốn điều lệ để hoạt động, được phân cấp trong quá trình đầu tư.
Với vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng và được bổ sung trong quá trình hoạt động theo tiến độ trong 3 năm, năm đầu cấp tối đa 500 tỷ đồng, SIC có hai chức năng chính là đầu tư tài chính (thực hiện đầu tư mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, mua bán sáp nhập) và đầu tư dự án.
Điểm mạnh :
Có nguồn vốn lớn
Có sự hỗ trợ mạnh từ chính phủ với hội đồng thành viên là các cán bộ cấp cao của chính phủ
Điểm yếu :
Do lĩnh vực hoạt động rộng nên không tập trung trong việc cho vay và đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật
Thực trạng cầu của ngành
Bên lề diễn đàn đầu tư Việt Nam lần 2 vào tháng 3-2007, ông Don Lam, giám đốc điều hành VinaCapital đã nhận định : “Trong 15 năm tới, Việt Nam cần đầu tư khoảng 140 tỷ USD cho phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó khả năng
của ngân sách Nhà nước và nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức dự kiến chỉ đáp ứng được khoảng 50%”.
Riêng Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật lớn nhất của cả nước (trong giai đoạn 2006-2010) chiếm 20% GDP, 30% tổng thu ngân sách nhà nước, 40% kim ngạch xuất khẩu, 35% số dự án đầu tư nước ngồi... Do đó để đảm bảo tốc độ tăng trưởng bình quân 11-12%/năm, mỗi năm Thành phố cần khoảng 50.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
Như vậy trong cơ cấu cạnh tranh ngành, ta nhận thấy các quỹ đầu tư địa phương vẫn chưa phát triển mạnh, còn hệ thống các ngân hàng lại không phù hợp với những dự án có thời gian hồn vốn dài.
Tóm lại : Trong giai đoạn 2014-2018, với cơ cấu cạnh tranh ngành đã phân tích, đối với cơng ty là một cơ hội lớn để phát triển còn thực trạng cầu của ngành cũng tạo một cơ hội rất lớn để công ty mở rộng hoạt động và chiếm lĩnh thị trường.