5. Kết cấu luận văn
2.2. Phân tích mơi trường bên ngoài
2.2.2.5 Sản phẩm thay thế
Vì sản phẩm của cơng ty là nguồn vốn nên khơng thể có sản phẩm thay thế, do đó luận văn khơng phân tích yếu tố này.
Tóm tắt : Sau khi phân tích mơi trường bên ngồi, tác giả ta đã tìm ra một số cơ
hội và nguy cơ đối với công ty như sau :
Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá cao so với mức tăng trưởng bình quân của thế giới. Mặc dù do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới nên tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có giảm sút nhưng vẫn hứa hẹn một mức tăng trưởng cao sau suy thoái. Tốc độ tăng trưởng tăng của Việt Nam là cơ hội cho cơng ty vì sẽ tạo được niềm tin đối với các tổ chức tài chính, tín dụng trên thế giới trong việc cung cấp nguồn vốn vay. Đồng thời, tăng trưởng kinh tế cũng tạo nhu cầu cao trong việc thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong nước, từ đó tạo cơ hội tìm kiếm khách hàng cho cơng ty.
Mặc dù có những bước tăng trưởng nhưng các chỉ số về kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội vẫn còn thấp so với nhiều nước trên thế giới. Hệ thống kết cấu hạ tầng Việt Nam còn thiếu và do đầu tư dàn trải nên chưa đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng làm giảm năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Từ đó cho thấy nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cao và đây chính là cơ hội của công ty.
Việt Nam cũng đã trở thành thành viên chính thức của WTO và một số tổ chức trong khu vực cũng như quốc tế nên có quan hệ ngày càng mở rộng với các nước trên thế giới, tạo điều kiện tăng cường đầu tư của các nước, các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp nước ngồi. Đây là cơ hội cho cơng ty thu hút được nguồn vốn từ các tổ chức tài chính nước ngoài.
Hiện nay, dân số Việt Nam đã hơn 88 triệu người, trong đó khu vực nơng thơn chiếm hơn 68% tổng dân số và q trình đơ thị hóa vẫn đang diễn ra với tốc độ cao. Riêng tại Thành phố HCM, với mật độ dân số trung bình là 3.589 người/km2, lại là trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch của cả nước nên chắc
chắn nhiều dự án lớn, nhiều cơng trình quan trọng sẽ được khởi cơng xây dựng nhằm đảm bảo cho thành phố được phát triển ổn định, bền vững. Đây là cơ hội rất tốt cho công ty trong việc mở rộng đầu tư.
Mặc dù việc huy động vốn từ các tổ chức tài chính nước ngồi hiện nay khó khăn hơn trước đây do tình hình kinh tế thế giới khó khăn, khủng hoảng tài chính thế giới, Việt Nam bị hạ tín nhiệm vì vụ việc Vinashin... nhưng được sự chỉ đạo trực tiếp và hỗ trợ của UBND TPHCM, sự ủng hộ của Chính phủ, Bộ Tài chính, HFIC vẫn tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi của các tổ chức tài chính như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)…
Trong cơ cấu cạnh tranh ngành, theo phân tích các đối thủ cạnh tranh hiện tại, ta nhận thấy các quỹ đầu tư địa phương vẫn chưa phát triển mạnh, cịn hệ thống các ngân hàng lại khơng phù hợp với những dự án có thời gian hồn vốn dài. Đây là cơ hội cho công ty mở rộng địa bàn hoạt động.
Cũng trong phân tích các đối thủ cạnh tranh hiện tại, thực trạng cầu của ngành mở ra nhiều cơ hội để cơng ty có thể phát triển và mở rộng hoạt động.
Các tổ chức tài chính tín dụng cung ứng nguồn vốn cho HFIC rất đa dạng từ các tổ chức của các quốc gia và thế giới nên sức ép về nhà cung ứng là không đáng kể. Đây là cơ hội tốt để cơng ty có thể huy động nguồn vốn để phát triển.
Với mức lạm phát một con số, Việt Nam là một trong những nước hấp dẫn đầu tư nước ngoài. Đây là điều đáng mừng đối với quốc gia tuy nhiên cơng ty có nguy cơ phải cạnh tranh với các tổ chức đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng, thu nhập bình quân đầu người cũng tăng dần theo từng năm. Tuy nhiên, với thu nhập bình quân đầu người vượt ngưỡng quy định của WB, Việt Nam sẽ khơng cịn đủ điều kiện tiếp cận các
nguồn vay ưu đãi. Do đó, cơng ty cũng có nguy cơ khó tiếp cận với các nguồn vốn có lãi suất ưu đãi.
Lãi suất huy động vốn tại các ngân hàng thương mại mặc dù tăng cao trong những năm gần đây nhưng hiện nay có xu hướng giảm. Đối với HFIC, lãi suất ưu đãi là một lợi thế nhưng các dự án được xét cho vay phải thỏa mãn một số điều kiện ràng buộc. Nếu lãi suất ưu đãi khơng có sự chênh lệch lớn so với lãi suất tín dụng dễ tạo điều kiện cho khách hàng tìm đến các ngân hàng thương mại mà không phải chịu các điều kiện ràng buộc. Do đó, lãi suất tín dụng thấp có khả năng làm mất lợi thế của cơng ty và đây là nguy cơ mà công ty phải quan tâm.
Trong hoàn cảnh nhu cầu cơ sở hạ tầng tại Việt Nam ngày càng tăng nhanh mà ngân sách của Chính phủ và các nhà tài trợ có giới hạn, hình thức hợp tác cơng tư (PPP) có khả năng như một địn bẩy đối với các nguồn lực tài chính và chun mơn từ khu vực tư nhân nhằm cải thiện chất lượng và mở rộng độ bao phủ của các dịch vụ cơ sở hạ tầng tại Việt Nam hiện nay. Đây cũng là nguy cơ trong cạnh tranh mà công ty cần phải quan tâm.
Các Quỹ đầu tư nước ngoài như VinaCapital, Dragon Capital,…cũng đang chuẩn bị để tham gia đầu tư vào các dự án hạ tầng tại Việt Nam. Việc gia nhập ngành của các tổ chức đầu tư tài chính nước ngồi sẽ gặp rất nhiều thuận lợi do được nhà nước Việt Nam tạo điều kiện. Ngồi ra, họ cịn có các ưu thế về chi phí do có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tài chính và nền tài chính vững mạnh. Đây chính là những nguy cơ mà công ty phải đối mặt.
Khách hàng của công ty thường gặp phải một số khó khăn khi nhận được khoản vay do doanh nghiệp khó hồn chỉnh cơ sở pháp lý của dự án. Ngồi ra, doanh nghiệp cịn không xây dựng được một báo cáo khả thi về dự án và thường báo cáo tài chính của doanh nghiệp khơng phản ánh đầy đủ tình hình tài chính
của doanh nghiệp.
Từ các cơ hội và nguy cơ được phân tích, tác giả xây dựng ma trận EFE để đánh giá các tác động của mơi trường bên ngồi đến hoạt động của cơng ty.
Cách xây dựng ma trận EFE :
Sau khi phân tích mơi trường bên ngồi, tác giả liệt kê 20 yếu tố bên ngồi có ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của công ty và gửi phiếu phỏng vấn chuyên gia (phụ lục 3). Số phiếu được phát là 29 và thu về đủ 29 phiếu. Tác giả tổng hợp điểm quan trọng được cho bởi các chuyên gia và tổng hợp lại. Sau đó tác giả đã chọn 10 yếu tố bên ngồi có điểm quan trọng trung bình cao nhất theo ý kiến chuyên gia. Với 10 yếu tố bên ngồi, tác giả tính tỷ trọng của từng yếu tố so với 10 yếu tố được chọn để ghi vào cột mức độ quan trọng.
Tác giả lập phiếu phỏng vấn chuyên gia (phụ lục 4) với 10 yếu tố bên ngoài đã được chọn ở trên và gửi đến các chuyên gia để đo lường mức độ phản ứng của cơng ty với các yếu tố bên ngồi. Số phiếu được phát là 60 và thu về đủ 60 phiếu. Sau đó tác giả tổng hợp lại, tính điểm trung bình và làm trịn đưa vào cột phân loại.
Số điểm quan trọng được tính bằng cách lấy điểm mức độ quan trọng nhân với điểm phân loại.
Bảng 2.8 : Ma trận EFE
Các yếu tố bên ngoài Mức độ quan trọng
Phân loại
Số điểm quan trọng 1. Nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ
thuật, hạ tầng xã hội cao
2. Tốc độ tăng trưởng GDP tăng và ổn định
3. Việt Nam có quan hệ tốt với các tổ chức tài chính khu vực và quốc tế 4. Nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của
nhà nước
5. Cơ cấu cạnh tranh ngành thuận lợi 6. Khách hàng khó đáp ứng yêu cầu để
nhận được khoản vay
7. Hình thức hợp tác công tư (PPP) được nhà nước ủng hộ
8. Sự xâm nhập của các tổ chức tài chính nước ngồi
9. Thu nhập bình quân đầu người tăng 10. Lãi suất tín dụng thấp 0,116 0,110 0,109 0,102 0,097 0,102 0,099 0,092 0,090 0,083 3 3 3 3 4 2 3 3 3 2 0,348 0,330 0,327 0,306 0,388 0,204 0,297 0,276 0,270 0,166 Tổng điểm 1 2,912
Nhận xét : Tổng số điểm quan trọng là 2,912 cao hơn mức trung bình 2,5 cho thấy khả năng phản ứng của công ty đối với các cơ hội và đe dọa từ mơi trường bên ngồi là khá tốt.