Tổng quan về tình hình ứng dụng ERPtại các doanh nghiệpViệt Nam:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức công tác kế toán cho các doanh nghiệp việt nam trong điều kiện sử dụng phần mềm ERP (Trang 43 - 49)

2. Chương 2: Tình hình ứng dụng ERP và tổ chức cơng tác kếtốn cho các doanh

2.1. Giới thiệu chung về tình hình ứng dụng ERPtại Việt Nam

2.1.6. Tổng quan về tình hình ứng dụng ERPtại các doanh nghiệpViệt Nam:

Nam:

ERP của Việt Nam đi sau khoảng 10-15 năm so với thị trường Châu Âu và Mỹ. Vào thời gian đầu, hầu hết các dự án triển khai đều chỉ tập trung vào các chức năng tài chính kế tốn và một vài phân hệ kho vận như vật tư, mua hàng và rất ít khi triển khai phân hệ sản xuất. Tương tự như thị trường Mỹ cách đây 10-15 năm, số lượng chuyên viên tư vấn cĩ khả năng triển khai những dự án ERP quy mơ lớn vẫn cịn rất ít. Hầu hết các dự án triển khai gần đây đều phải cĩ sự trợ giúp từ các chuyên gia tư vấn của nước ngồi. Phần lớn các chuyên gia tư vấn triển khai tại Việt Nam được quy tụ tại các cơng ty FPT, Pythis, Lạc Việt, AZ. Những chuyên gia tư vấn triển khai này được đào tạo chính quy và cĩ một số kinh nghiệm nhất định sẽ là nhân tố quyết định cho sự thành cơng của các dự án ERP sắp tới.

Việc triển khai ERP tại các cơng ty của Việc Nam mới bắt đầu được chú ý nhiều từ năm 2003. Theo tạp chí PC World Việt Nam và một số nguồn khác, các

cơng ty triển khai sớm các dự án ERP ở Việt Nam cĩ thể kể đến Bảo Minh, Thép Miền Nam, VinaTex, Bibica, Savimex và Vinamilk đã quyết định chọn phần mềm và chỉ định cơng ty tư vấn giúp họ triển khai ERP. Thật ra, ERP khơng mới đối với Việt Nam. Nhiều nhà cung cấp các chương trình ERP cỡ trung bình như Navision, Solomon, Sun System đã cĩ mặt từ lâu và gia tăng ổn định trong 10 năm qua. Những nhà phát triển phần mềm trong nước cũng năng động gĩp phần vào thị trường nhiều năm qua bắt đầu bằng những phần mềm tự viết. Tiêu biểu cho các cơng ty này là AZ Software, Diginet, FPT, Lạc Việt, Pythis… Những doanh nghiệp triển khai ERP của Oracle chính như Vietnam Airline, Zamil Steel, VietSovPetro đã bắt đầu dự án của mình từ 4 năm trước. Dự án triển khai SAP đầu tiên ở Việt Nam tại Bảo Minh bắt đầu vào năm 2003.

Năm 2005, số lượng nhà cung cấp ERP tại Việt Nam gia tăng với sự tham

gia của cả nhà cung cấp trong và ngồi nước ERP nước ngồi như sản phẩm Dynamics Navision của Microsoft, sản phẩm của SAP, Oracle, Solomon. Những nhà phát triển phần mềm trong nước gĩp phần vào thị trường bằng những phần mềm kế tốn tự viết. Một số cơng ty đã bắt đầu đưa ra những giải pháp ERP nội địa như AZ, Diginet, Lạc Việt, Pythis...

Năm 2006, thị trường ERP Việt Nam phát triển mạnh ở các doanh

nghiệp vừa và nhỏ. Đối với phân khúc này, các dự án triển khai sử dụng chủ yếu là phần mềm của Oracle như: Prime Group, cơng ty TNHH Minh Hiếu, cơng ty cơ khí Sơn Hà Oracle được xem là nhà cung cấp chiếm nhiều ưu thế trong năm 2006. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2007, nhiều nhà cung cấp giải pháp ERP đã đầu tư mạnh mẽ hơn vào thị trường Việt Nam.

Năm 2008, số hợp đồng, mở rộng nâng cấp khơng ngừng gia tăng là do thị

trường ERP phát triển mạnh trong giai đoạn 2006 – 2007 nên đây là lúc doanh nghiệp triển khai ERP ở giai đoạn đĩ cảm nhận được hiệu quả mà ERP mang lại, đặc biệt là những lợi ích mà cơng ty cĩ được so với các đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp lớn đã dành nhiều ngân sách hàng triệu USD, doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng dành ngân sách tương xứng cho việc triển khai ERP.

Nhiều nhà triển khai cho biết mảng dịch vụ ERP của họ vẫn tăng trưởng đáng kể so với năm 2007 như: FPT, HPT, Gimasys... Tuy nhiên, cũng trong năm 2008, tình hình kinh tế khĩ khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính kéo theo sự sụt giảm của thị trường ERP trong nước. Một số nhà cung cấp giải pháp ERP trong nước đã phải ngưng hoạt động do khơng đủ sức cạnh tranh với các cơng ty nước ngồi. Hãng SAPliên tiếp cơng bố hàng loạt đối tác mới ở Việt Nam với những chiến lược dài hạn và nhiều kế hoạch đầu tư. Các nhà cung cấp giải pháp ERP ngoại khác như: Oracle, Microsoft đều đưa ra rất nhiều gĩi giải pháp nhỏ, phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Giá của các giải pháp này cũng phù hợp: 30.000-50 000 USD (dưới 1 tỷ VNĐ). Yếu tố về giá cả là một trong những thách thức mà ERP nội phải đối mặt trong năm 2008 để cĩ thể cạnh tranh với ERP ngoại trong thời kỳ khủng hoảng tài chính.

Trong những tháng đầu năm 2009, các nhà cung cấp giải pháp ERP tìm được rất ít dự án, hợp đồng và bị áp lực về chi phí. Về phía doanh nghiệp dự kiến triển khai trong năm 2009 đứng trước 2 sự lựa chọn: tạm ngừng để triển khai vào thời điểm khác hoặc khơng triển khai. Tuy nhiên, từ tháng 9/2009, thị trường ERP ở Việt Nam cĩ nhiều dấu hiệu tích cực trở lại. Theo thống kê năm 2009, tỷ lệ các cơng ty bất động sản trang bị ERP chiếm cao hơn so với các lĩnh vực ngành nghề khác. Điển hình như dự án của tập đồn NOVA với trị giá gần 2 triệu USD, dự án của cơng ty Phát triển Nhà Thủ Đức trị giá gần 1 triệu USD, dự án của tập đồn REE trị giá khoảng 500 ngàn USD, dự án của tập đồn Sonadezi khoảng hơn 400 ngàn USD. Bên cạnh đĩ nhiều tập đồn, cơng ty cũng đầu tư ERP mạnh mẽ như tập đồn Tân Hiệp Phát với dự án gần 3 triệu USD, cơng ty Cho thuê Tài chính II (ALCII), tập đồn Concordia, Phạm Nguyên, Gtel, Dawaco, Nguyên Bình, Diana, Transimex, World Auto, Dệt Thành Cơng …

Đặc biệt, vào cuối năm 2009, đáng chú ý nhất là dự án triển khai ERP cĩ quy mơ và giá trị lớn nhất Việt Nam của Petrolimex với trị giá gần 13 triệu USD. Kế hoạch triển khai dự án là 2 năm, đến ngày 1/1/2012 sẽ chính thức vận hành. Dự kiến 5 phân hệ sẽ được triển khai là: MM(Material Management),SD(Sales

&Distributions), FI(Financial), CO (Controlling) và Oil & Gas - phân hệ chuyên cho ngành xăng dầu.

Năm 2010, nhiều dự án của năm 2009 đã được nghiệm thu như dự án ERP

của cơng ty Tân Hiệp Phát, cơng ty Thép Việt - Pomina. Bên cạnh đĩ, hàng loạt các dự án mới cũng được ký kết như: dự án triển khai SAP của cơng ty tư vấn xây dựng Sino Pacific (SPCC) dự kiến sẽ hồn thành trong 6 tháng với mức đầu tư ban đầu hơn 20 tỷ đồng, cơng ty cổ phần thực phẩm Sữa TH* (TH* Milk) đã ký kết với IBM và CSC khởi động dự án 5 triệu USD để triển khai SAP ERP.

Mặc dù năm 2011 được cho là năm mà tình hình kinh tế cĩ nhiều khĩ khăn nhất trong vịng 3 năm gần đây nhưng các đơn vị cung cấp và đối tác triển khai ERP tại Việt Nam đều khẳng định khơng cĩ dự án triển khai ERP nào bị trì hỗn vì lý do tài chính, chỉ cĩ quyết định triển khai nhanh hay chậm. Cũng theo các đơn vị cung cấp và triển khai ERP, nhĩm khách hàng chiếm số đơng trong năm 2011 và dự kiến vẫn chiếm đa số năm 2012 là các doanh nghiệp thuộc khối sản xuất và ngân hàng. Đối với nhĩm ngân hàng, cĩ thể thấy rõ qua xu hướng sát nhập để tăng thêm sức mạnh. Cịn nhiều ngân hàng hiện tại mới triển khai core-banking (phần mềm ngân hàng lõi) cho hoạt động nghiệp vụ mà chưa triển khai ERP hay các phần mềm hỗ trợ quản lý khác (tài chính – kế tốn, CRM, Data warehouse..).Ngoại trừ nhĩm sản xuất hàng tiêu dùng vẫn duy trì sự tăng trưởng tương đối ổn định trong giai đoạn suy thối kinh tế, cịn lại các doanh nghiệp sản xuất nĩi chung gặp khĩ khăn trong quản lý chi phí, tăng sức cạnh tranh.

Một điểm khác biệt trong việc triển khai các dự án ERP là xu hướng “customise” (tùy chỉnh) giảm. Những năm trước đây, các đối tác cung cấp giải pháp ERP nước ngồi như SAP, Oracle thường gặp khĩ khăn khi khách hàng khĩ thích nghi với quy trình mới. Nhiều doanh nghiệp chọn sản phẩm “may đo” theo quy trình hiện cĩ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này hiện đã được cải thiện.Nguyên nhân là do nhận thức của người dùng đã thay đổi. Quy trình và kinh nghiệm tích lũy trong giải pháp ERP lúc này trở nên cần thiết trong ứng dụng bởi chính doanh nghiệp muốn thay đổi quy trình hoạt động.

Các đối tượng triển khai ERP cũng cĩ sự mở rộng, nếu như trước đây chỉ tập trung vào các doanh nghiệp lớn, tổng cơng ty thì nay, nhiều doanh nghiệp tư nhân cĩ quy mơ nhỏ (chỉ từ 5-15 người dùng) cũng triển khai ERP với chi phí chỉ khoảng hơn 200 triệu đồng (tương đương 1.000 USD).Đại diện của SAP Việt Nam cho biết, cĩ đến 65% số lượng các khách hàng hay doanh số của SAP dựa trên các khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Nếu làm một cuộc thống kê sơ bộ năm 2011, những cái tên nhà triển khai đạt được hợp đồng nhiều nhất phải kể đến Cơng ty cổ phần Hệ thống thơng tin FPT (FPT IS), Cơng ty cổ phần Tư vấn Quản trị Doanh nghiệp Tinh Vân (Tinhvan Consulting) và Cơng ty Giải pháp Phần mềm Phúc Hưng Thịnh (SS4U).

FPT FIS đã triển khai hệ thống quản trị nguồn lực cho Tập đồn Tân Đại Thành, Ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank), Trung Nguyên và Thế giới số Trần Anh.Trong khi đĩ, Tinh Vân Consulting cũng khá thành cơng khi ký kết hợp đồng cung cấp giải pháp phần mềm quản lý tổng thể nguồn nhân lực HiStaff cho Tổng cơng ty Bia - Rượu – Nước giải khát Sài Gịn (SABECO) và HabuBank.Tương tự, Cơng ty phần mềm Phúc Hưng Thịnh (SS4U) cũng triển khai giải pháp ERP cho doanh nghiệp trong lĩnh vực dược phẩm là Agimexpharm và thủy sản là Anvifish.Cũng trong tháng 7/2011, Cơng ty phần mềm CSC và IBM đã ký kết hợp đồng triển khai giải pháp ERP được cung cấp bởi SAP cho Tập đồn Hồng Anh Gia Lai. Dự án này được Hồng Anh Gia Lai triển khai trên bốn lĩnh vực kinh doanh chính là bất động sản, cao su, khống sản và thủy điện với số tiền đầu tư là 100 tỉ đồng. Thời gian triển khai dự án là hơn 1 năm và dự kiến sẽ hồn thành vào cuối năm 2012.

Năm 2012 thật sự là một năm nĩng bỏng của nền kinh tế đất nước. Thị

trường ERP 2012 bị tác động sâu sắc trên ba phương diện:

 Chính sách “thắt lưng buộc bụng tối đa” của các cơ quan và doanh nghiệp trong thời kỳ khủng hoảng

 Tâm lý trì hỗn đợi chờ “tái cấu trúc”  Nguồn vốn ngày càng khan hiếm

Điều này khiến thị trường ERP năm 2012 khá im ắng. Ngồi dự án đang rất được chờ đợi là Vinamilk với tổng dự án đầu tư cĩ thể gấp đơi Petrolimex thì các dự án khác vẫn đang nằm chờ. FPT ký được Nhựa Đại Đồng Tiến sau khi cơng ty này đập bỏ một hệ thống đã dùng từ nhiều năm. Dự án Nhựa Long Thành đình đám với việc bỏ ra 500.000USD để mua licence trong nháy mắt mà khơng cần phải đắn đo suy nghĩ. Cho đến nay vẫn chưa tìm được đối tác chính thống. Người thì khun dùng hàng ngoại, trong khi đĩ hàng nội vẫn nhiều đối tác đủ sức làm. Viễn Thơng A sau khi Nhật Bản mua gần 40% cổ phần thì việc đầu tiên là nghĩ ngay đến 1 hệ thống ERP trong sạch, minh bạch và mạnh mẽ. Nhưng sau một thời gian tưởng chừng như Electra đã nắm chắc phần thắng khi chỉ là đối tác duy nhất vào vịng đàm phán hợp đồng thì bị hụt hững khi chủ đầu tư cắt khoản chi phí để chi một ít nâng cấp ERP hiện tại xài đỡ.

ERP 2012 cũng là năm bản lề cho việc phát triển các giải pháp ERP dành cho các doanh nghiệp cỡ vừa và nhỏ. Nhu cầu ERP của các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ vẫn rất lớn trong năm 2012. Các nhà phân phối nước ngồi rất muốn tham gia vào thị trường dịch vụ cĩ mức tăng trưởng 25-35% này. ERP khối sản xuất và phân phối đồ uống rất nhiều tiềm năng trong năm 2012 do lĩnh vực này luơn thu hút được dịng tiền lớn. Năm 2012 cũng sẽ đánh dấu sự tham gia vào ERP mạnh mẽ của khối các doanh nghiệp/tổ chức hay tập đồn đa quốc gia cĩ cơ sở tại Việt Nam (MNC). Khối MNC tiếp tục tăng về số lượng đơn vị và nhu cầu ERP trong năm 2012. Nhận định rằng mảng thị trường MNC là tâm điểm cạnh tranh của thị trường ERP 2012 đối với các đơn vị tư vấn triển khai ERP ở trong nước. Tuy nhiên, chỉ cĩ những đơn vị trong nước cĩ uy tín, nhiều kinh nghiệm, cĩ nguồn lực chuyên nghiệp mới cĩ thể đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của khách hàng MNC. Đĩn đầu xu hướng này, các nhà cung cấp ERP tại Việt Nam đang hướng đến đưa ra thị trường những giải pháp dành cho các doanh nghiệp nhỏ, triển khai nhanh trong vài tuần, hay chỉ phải trả tiền thuê sử dụng hàng tháng. Các doanh nghiệp khơng phải lo vận hành mà tồn bộ việc vận hành và quản lý sẽ được lo bởi nhà cung cấp hay các đối tác cùa nhà cung cấp.

ERP 2012 cịn chứng kiến cuộc tranh đua hấp dẫn về việc nắm bắt cơng nghệ ERP điện tốn đám mây giữa SAP và Oracle, Microsoft cũng như giữa các đơn vị tư vấn, triển khai ERP trong nước.

Mặc dù năm 2013 các nhà kinh tế nhận định nền kinh tế sẽ cịn khĩ khăn và đã cĩ khơng ít ý kiến cho rằng trong lúc khĩ khăn này thì một số doanh nghiệp sẽ quyết định ngưng các nguồn vốn đầu tư cho cơng nghệ thơng tin. Song, thực tế đã cĩ nhiều doanh nghiệp lại cho rằng, đây chính là cơng cụ giúp họ cạnh tranh, tìm kiếm khách hàng mới, gia tăng doanh thu, giảm thiểu rủi ro và chi phí, tận dụng được tối đa nguồn lực để vượt qua giai đoạn khĩ khăn nên vẫn quyết tâm đầu tư cho cơng nghệ thơng tin.

Do đĩ, nhiều doanh nghiệp sẽ đầu tư ERP để cải thiện hoạt động và nâng cao hiệu quả. Bởi giải pháp quản trị nguồn lực khơng chỉ giúp doanh nghiệp quản lý tốt hơn khi đang phát triển, mà cịn giúp tối ưu hĩa nguồn lực, giảm chi tiêu nên sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh trong lúc khĩ khăn.

ERP năm 2013 hứa hẹn nhiều thử thách hơn đối với các “ơng lớn” cơng nghệ thơng tin cũng như đặt ra các bài tốn đầu tư hĩc búa hơn cho cơ quan, doanh nghiệp. Cĩ lẽ cịn quá sớm để nĩi về sự thành cơng hay thất bại của các dự án ERP tại Việt Nam năm 2013. Điều cĩ thể khẳng định đượcđĩ là: hành trình ứng dụng ERP tại Việt Nam đã khởi động và ngày càng sơi nổi, nhộn nhịp hơn.

Mục đích việc phân tích các đặc điểm ứng dụng ERP tại Việt Nam nhằm xác định những yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức cơng tác kế tốn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Từ đĩ, luận văn sẽ xây dựng bảng câu hỏi khảo sát thực tế cho các doanh nghiệp ứng dụng ERP tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức công tác kế toán cho các doanh nghiệp việt nam trong điều kiện sử dụng phần mềm ERP (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)