Lợi ích kinh tế của dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định dự án nhiệt điện vân phong 1 (Trang 25 - 26)

Dự án có cơng suất rất lớn bằng 6% tổng công suất năm 2011 cung cấp một sản lượng điện rất lớn cho nền kinh tế nên sản lượng điện của dự án không thay thế điện nhập khẩu mà phục vụ cho nhu cầu tăng thêm của nền kinh tế. Vì vậy, giá điện kinh tế của dự án phải dựa trên mức mức sẵn lòng chi trả (WTP) cho 1 kwh hay mức giá cầu của nền kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay, giá điện kinh tế vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chi tiết, ngoại trừ nghiên cứu của NHTG tính giá điện kinh tế của dự án nhiệt điện Phú Mỹ 2 bằng 7,5cent/kwh vào năm 2002 (NHTG, 2002, tr. 26).

Luận văn ước tính mức WTP của nền kinh tế bằng bình quân trọng số mức WTP của mỗi khu vực tiêu thụ điện. Mỗi khu vực có một mức WTP cho 1 kwh điện khác nhau nên mức WTP của mỗi khu vực bằng giá điện bình quân vào giờ cao điểm và giờ thấp điểm theo như quy định thông tư 17/2012 của BCT. Nếu mức WTP của mỗi khu vực bằng mức giá điện quy định vào giờ cao điểm thì chỉ có một số bộ phận trong nền kinh tế mới có đủ khả năng chi trả. Ngược lại, nếu WTP bằng với mức giá điện vào giờ thấp điểm phải tính thêm những chi phí phát sinh do thay đổi giờ sản xuất, sinh hoạt thì giá điện vào giờ thấp điểm cũng tương đương giá điện giờ bình thường. Vì vậy, luận văn ước tính WTP của mỗi khu vực dựa trên mức giá điện bình quân giờ cao điểm và giờ bình thường. Kết quả ước tính mức WTP trong Bảng 3.1.

Bảng 3.1: Mức sẵn lòng chi trả WTP của nền kinh tế

Khu vực Công nghiệp Nông nghiệp Dịch vụ Sinh hoạt Khác

Cơ cấu 52,67% 1,12% 4,61% 37,78% 3,82%

Giá điện bình quân 1792 1.388,50 2.806,50 1.730,00 1.444,00

WTP (VNĐ/kwh) 1800,05

WTP (USD/kwh) 0,086

Các chi phí truyền tải, phân phối và điều hành được ước tính bằng 0,0147 usd/kwh ( Phụ lục

4, Bảng 4.1). Như vậy, giá điện kinh tế tại dự án bằng WTP trừ chi phí truyền tải, phân phối,

điều hành bằng 7,17cent/kwh.

Lợi ích kinh tế của dự án sẽ bằng giá điện kinh tế nhân với sản lượng điện thương phẩm của sau khi trừ đi tổn thất do truyền tải và phân phối. EVN(2012) tỉ lệ tổn thất điện năng của Việt Nam 9,5% năm 2011. So với các nước, Việt Nam có thể lệ tổn thất điện ở mức trung bình trong khu vực và trên thế giới, như trong hình 3.1. Vì vậy luận văn giả định tỷ lệ tổn thất điện của Việt Nam sẽ giảm đều trong 10 năm tới đến tỷ lệ 6% và giữ nguyên không đổi những năm cịn lại của dự án.

Hình 3.1: Tỷ lệ tổn thất trên lưới điện năm 2010

Nguồn: NHTG (2013)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định dự án nhiệt điện vân phong 1 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)