Phân tích kịch bản theo sự tăng giá bán điện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định dự án nhiệt điện vân phong 1 (Trang 49 - 52)

4.2. Tính tốn ngân lưu và phân tích kết quả

4.3.4. Phân tích kịch bản theo sự tăng giá bán điện

Để đánh giá tác động của việc tăng giá điện tới tính khả thi về mặt tài chính của dự án, luận văn sẽ căn cứ vào quyết định số 24/2011/QĐ-TTg về việc điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường trong đó EVN có quyền tăng giá điện 5% cho mỗi lần điều chỉnh và khoảng cách mỗi lần tăng giá là 3 tháng như vậy trong một năm EVN có quyền tăng tới 20% giá bán điện. Riêng năm 2012, EVN đã tăng giá hai lần vào tháng 7 và tháng 12. Như vậy luận văn sẽ xây dựng kịch bản tăng giá điện như sau:

Kịch bản 1: Giá điện được điều chỉnh theo lạm phát của Mỹ như mơ hình cơ sở. Kịch bản 2: Giá điện được tính bằng VNĐ và điều chỉnh tăng giá 5%.

Kịch bản 3: Giá điện được tính bằng VNĐ và điều chỉnh tăng 10%. Kết quả phân tích được trình bày trong bảng như sau:

Bảng 4.9:Kết quả phân tích độ nhạy theo kịch bản

Kịch bản điều chỉnh tăng giá điện

1 2 3

NPV dự án (triệu USD) -742,00 -742,00 1384,98 NPV chủ sở hữu (triệu USD) -649,71 -649,71 1066,87

Kết quả phân tích kịch bản cho thấy, dự án chỉ khả thi về mặt tài chính trên quan điểm tổng đầu tư và chủ sở hữu khi giá điện tính theo VNĐ được điều chỉnh tăng 10% một năm.

Luận văn sử dụng chương trình Crystall ball để ước tính xác xuất NPV của dự án và chủ sở hữu dương bằng cách thay đổi các thông số gây ảnh hưởng tới tính khả thi về mặt tài chính của dự án như giá bán điện, giá mua than, tỉ lệ lạm phát của Mỹ, hệ số sử dụng. Các giả định về các thơng số được trình bày ở Phụ lục 8.

Hình 4.2: Kết quả chạy mô phỏng theo NPV của dự án và chủ sở hữu

Thống kê Giá trị dự báo Số lần thử 10.000 Trung bình -24,91 Trung vị -35,97 Yếu vị --- Độ lệch chuẩn 336,99 Phương sai 113.564 Độ lệch 0,1639 Độ nhọn 2,74 Hệ số biến thiên -13,53 Nhỏ nhất -957,49 Lớn nhất 1.118,66 Khoảng 2.076,14

Sai số chuẩn trung bình 3,37

Thống kê Giá trị dự báo Số lần thử 10.000 Trung bình -28,90 Trung vị -37,95 Yếu vị --- Độ lệch chuẩn 292,15 Phương sai 85348,88 Độ lệch 0,1541 Độ nhọn 2,73 Hệ số biến thiên -10,11 Nhỏ nhất -840,06 Lớn nhất 951,35 Khoảng 1791,41 Sai số chuẩn trung bình 2,92

Từ kết quả mô phỏng cho thấy, xác xuất để NPV của dự án dương bằng 45,88% và của chủ sở hữu bằng 45,05%. Với xác xuất này, thật khó để các nhà đầu tư dám mạo hiểm vào dự án nhiệt điện Vân Phong 1.

Sau khi phân tích tài chính và phân tích độ nhạy, kết quả cho thấy dự án rất khó có khả năng khả thi về mặt tài chính. Ngun nhân khiến dự án khơng khả thi về tài chính là do chi phí đầu tư, giá nhiên liệu và giá bán điện. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là chủ đầu tư vẫn thực hiện dự án. Như vậy ngồi bản thân dự án, chủ đầu tư phải có một mức lợi nhuận nào khác.

Xét về yếu tố chi phí đầu tư, dự án có chi phí đầu tư cao hơn so với các dự án khác như đối với nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1, hay nhiệt điện Yên Thế có cùng cơng nghệ sử dụng than phun. Kết quả ước tính suất đầu tư của một USD/kw được trình bày trong bảng 5.1 như sau:

Bảng 4.10:Suất đầu tư (USD/kw) Nhà nháy điện Nhiệt điện

Vân Phong 1

Nhiệt điện Yên Thế

Nhiệt điện Sông Hậu Suất đầu tư (USD/kw) 1610,74 1338,18 1219,82

Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên Nguyễn Công Thông (2010), Phạm Văn Đạt (2011)

Như vậy, dự án nhiệt điện Vân Phong 1 có suất đầu tư cao hơn 272 USD/kwh đối với dự án nhiệt điện Yên Thế, vào cao hơn 390 USD/kwh đối với dự án nhiệt điện Sông Hậu. Trong khi đó, chủ đầu tư Sumitomo cũng đồng thời là tổng thầu EPC. Vì vậy, Chủ đầu tư sẽ được hưởng lợi từ tư vấn thiết kế, cung cấp máy móc thiết bị và thi cơng xây dựng cơng trình với giá trị cao cho dự án.

Xét về yếu tố giá điện, giá bán điện của dự án được đàm phán thông qua hợp đồng BOT giữa chủ đầu tư và EVN dưới sự bảo lãnh của chính phủ. Từ phân tích độ nhạy cho thấy, giá điện bằng 7,25 cent/kwh thì dự án mới khả thi về mặt kinh tế, với mức giá này cộng với các chi phí truyền tải, phân phối, quản lý điều hành sẽ bằng 8,72 cent/kwh tương đương 1816 vnđ/kwh. Như vậy khả năng để dự án chủ đầu tư đàm phán với mức giá 7,25 cent/kwh là hoàn tồn có khả năng xảy ra, trong tình trạng nước ta đang thiếu hụt với nguồn cung điện rất lớn.

Vi vậy, chủ đầu tư vẫn thực hiện dự án mặc dù dự án không khả thi về mặt kinh tế và tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định dự án nhiệt điện vân phong 1 (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)